Quy mô đào tạo của trường Cao đẳng nghề Việt –Đức Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học thực hành nghề tại trường cao đẳng nghề việt – đức vĩnh phúc luận văn ths giáo dục 60 14 05 (Trang 45 - 52)

TT Năm học 2009 2010 2011 2012 2013

I. Tổng số học sinh 2554 3763 2330 2726 3100 II. Số HS tuyển đƣợc hệ TCN nghiên cứu 108 177 298 382 507

1 Điện công nghiệp 25 35 79 128 162

2 Hàn 18 35 78 85 120

3 May thời trang 15 35 50 70 104

Trong 3 năm gần đây quy mô đào tạo chung của nhà trường tăng nhanh về số lượng học sinh. 04 nghề mà tác giả nghiên cứu cũng theo chiều hướng tăng lên về số lượng. Đào tạo chính quy ở các cấp trình độ CĐN và TCN ổn định tăng phù hợp với nhu cầu đào tạo của nhà trường, duy trì sự ổn định trong công tác đào tạo của nhà trưởng phát triển khá tốt.

2.1.4. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc được xây dựng theo chương trình khung do Bộ Lao động -Thương binh Xã hội ban hành. Các chương trình dạy nghề và giáo trình của nhà trường phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của nhà trường đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động.

Hiện nay, nhà trường đã thực hiện biên soạn xong đầy đủ 12/12 bộ chương trình các nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề, 10/10 bộ chương trình các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề. Chương trình đào tạo các nghề thuộc trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề đã biên soạn bao gồm cả phần đề cương chi tiết. Điều này giúp cho các giáo viên của nhà trường thuận lợi trong giảng dạy và có được sự thống nhất về nội dung, khi được phân công giảng dạy cùng một modul/môn học của một nghề.

Hàng năm nhà trường đều tổ chức tổng kết đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo, chương trình chi tiết mơn học và có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, cũng như cập nhật nội dung mới đối với từng môn học/modul đào tạo.

2.1.5. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

Tính đến ngày 30.10.2013, tổng số cán bộ - viên chức của Nhà trường là: 220 cán bộ, giảng viên, nhân viên. Trong đó: Nam: 123, Nữ :97, giáo viên: 159.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề và dạy văn hóa là 159 người (chiếm 72.3%), trong đó giáo viên da ̣y nghề là 118 người chiếm 53.64%, giáo viên tham gia trực tiếp giảng dạy tại các khoa nghề là 96 người; 22 giáo viên nghề được điều động

đến các phòng chức năng liên quan làm nhiệm vụ khác nhưng vẫn tham gia giảng dạy theo quy định của Nhà nước; 22 giáo viên dạy văn hóa; 9 giáo viên ngoại ngữ; 10 giáo viên dạy Chính trị và giáo dục quốc phịng.

- Trình độ đào tạo: Hiện nay CBQL và GV nhà trường có trình độ cao. Trình độ thạc sỹ: 88 người (chiếm 40%), trình độ đại học: 81 người (chiếm 36,8%), trình độ cao đẳng: 07 người (chiếm 3,2%), trình độ khác: 44 người (chiếm 20%, chủ yếu là nhân viên phục vụ)

- 100% giáo viên đạt yêu cầu về NVSP (Bậc 1,2 và Sư phạm dạy nghề). Cơ cấu đội ngũ giáo viên của Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc được thể hiện tại bảng 2.3 và biểu đồ 2.1 như sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu độ đội ngũ giáo viên của Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức

TT Đơn vị Tổng số Tổng số nữ Trình độ đào tạo Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trình độ khác

1 Ban giám hiệu 5 0 3 2 0 0

2 Phịng Hành chính - Tổ chức 33 16 1 2 2 28

3 Phòng Đào tạo 8 5 4 2 0 2

4 Phịng Tài chính - Kế toán 6 6 0 3 0 3

5

Phòng Thanh tra - Khảo thí và

Kiểm định chất lượng 5 2 4 1 0 0

6 Phịng Cơng tác HSSV 8 1 0 4 0 4

7 Phòng Quản lý Thiết bị - Vật tư 5 2 1 2 1 1

8

Phòng Nghiên cứu khoa học - Hợp

tác quốc tế 4 2 3 1 0 0

9 Khoa Điện 22 12 20 8 0 0

10 Khoa Điện tử 15 6 8 1 0 0

11 Khoa Cơ khí chế tạo 22 4 8 8 2 4

12 Khoa Động lực 14 0 11 3 0 0

13 Khoa Công nghệ thông tin 12 3 4 7 1 0

14 Khoa Xây dựng - Kinh tế 12 5 8 4 0 1

15

Khoa Chính trị - Pháp luật, Giáo

dục Quốc phòng - Thể chất 10 6 4 6 0 0

16 Khoa Khoa học cơ bản 22 18 7 14 1 0

17 Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ 10 8 1 8 1 0

18

Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật

công nghệ và Xuất khẩu lao động 8 2 1 4 0 3

Tổng 220 97 88 81 7 44

Thạc sĩ 40% Đại học 37% Cao đẳng 3% Trình độ khác 20%

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu độ đội ngũ giáo viên của Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức

2.1.6. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và sinh hoạt được củng cố đa dạng, đồng bộ và ngày càng theo hướng chuẩn hoá. Trong thời gian qua bằng nguồn vốn của Nhà nước, nguồn từ ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh và của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, từ các dự án tài trợ,... nhà trường đã đầu tư xây mới và hồn thiện các cơng trình, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác đào tạo.

Bảng 2.4 dưới đây cho thấy khu học lý thuyết với tổng điện tích 7640m2 đủ điều kiện đáp ứng những lớp phải tổ chức học lý thuyết theo giai đoạn học thực hành. Khu học thực hành có tổng diện tích là 4579 m2

cho việc thực hành theo từng ngành nghề. Căn cứ theo Căn cứ Quyết đi ̣nh số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH và việc xây dựng chương trình của nhà trường theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bô ̣ LĐTBXH, qui định về cơ sở vật chất phù hợp với đào tạo nghề và thời gian giảng dạy TH tay nghề là 70% tổng thời lượng của chương trình. Với quy mơ về số lượng HSSV học tại trường là 3.100 HSSV, có học TH , nhu cầu tới thiểu diện tích khu học TH theo qui định là 4m2/HSSV, thì số diện tích khu học TH cần là: 3.100 HSSV x 70% x 4m2/HSSV): 2 ca/ngày = 4340 m2. Diện tích học TH hiện có là 4.579 m2

đủ đáp ứng được việc học TH cho các lớp chính quy hệ Cao đẳng nghề và Trung cấp

nghề. Các lớp nghề Sơ cấp nghề, liên thông, bồi dưỡng kỹ năng nâng bậc thợ, đại học liên thơng được bố trí thời khố biểu vào ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật.

Bảng 2.4. Các cơng trình xây dựng CSVC tại trường CĐN Việt - Đức Vĩnh Phúc

STT Hạng mục D.tích (m2) Năm sử dụng Giá trị (triệu đ) 1 Tổng diện tích đất 33.813

2 Nhà học lý thuyết khu hiệu bộ 4 tầng (nhà A) 4.420 02/2005 5.778 3 Nhà lớp học lý thuyết 4 tầng (nhà B+C) 3.220 12/2010 12.421 4 Xưởng thực hành số 1 (2 tầng) 934 12/2005 1.556 5 Xưởng thực hành số 2 (2 tầng) 833 5/2006 1.780 6 Xưởng thực hành số 3 (2 tầng) 880 11/2007 1.960 7 Nhà thư viện (2 tầng) 1.110 12/2007 2.125 8 Nhà Ký túc xá (3 tầng) 1.850 7/2008 3.932 9 Nhà hội trường 722 7/2008 2.732 10 Nhà xưởng TH CN ô tô 1.932 5/2008 7.780 11 Nhà thể chất 1.350 3/2010 6.150 12 Nhà ăn (2 tầng) 1.320 6/2010 4.250

13 Nhà làm việc chuyên gia (3 tầng) 1.066 12/2010 4.900

2.1.7. Phương hướng phát triển nhà trường trong giai đoạn 2013-2015

Xây dựng trường trở thành một trường Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động trong và ngoài nước, nhằm thoả mãn nhu cầu học nghề gắn với việc làm của người dân và phát triển của cộng đồng. Thực hiện nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN, hội nhập khu vực và quốc tế. Góp phần nhỏ bé vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Phấn đấu trở thành Trường Cao đẳng nghề trọng điểm của vùng kinh tế Bắc bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đa cấp, đa ngành. Phát triển và đồng hành cùng các doanh nghiệp thông qua các chương trình đào tạo nguồn nhân lực theo hướng nghề nghiệp ứng dụng, đạt chuẩn quốc tế. Mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, từ nay đến năm 2015, nhà trường tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu:

- Tiếp tục duy trì tốc độ phát triển quy mô đào tạo, trên cơ sở đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Đổi mới mục tiêu phương pháp giảng dạy, phát triển đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học.

- Tập trung việc phát triển và hoàn thiện hệ thống CSVC, trường lớp (Tại cơ sở 1 và cơ sở 2); Đây được coi là yếu tố quyết định cho sự phát triển, nâng cấp của nhà Trường.

Mở rộng quan hệ quốc tế, xây dựng một số trung tâm đào tạo liên doanh với nước ngoài trong nhà trường.

Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc là một cơ sở đào tạo nghề trọng điểm của vùng kinh tế Bắc bộ, sẽ góp phần nâng cao vị thế nhà trường trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Đó cũng là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với nhà trường, địi hỏi cơng tác quản lý đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo phải có một bước chuyển biến mạnh mẽ mới đáp ứng được nhiệm vụ của nhà trường trong tình hình mới.

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học thực hành nghề tại trƣờng Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.

Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc đào tạo 12 nghề hệ cao đẳng, 10 nghề hệ trung cấp, 10 nghề hệ sơ cấp. Tác giả chỉ nghiên cứu 4 nghề chính thuộc hệ trung cấp nghề là: Điện công nghiệp, Hàn, May thời trang, Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính. Trong những năm vừa qua công tác dạy học thực hành, cũng như công tác quản lý dạy học thực hành được tổ chức triển khai như sau:

2.2.1. Chuẩn đầu ra

Mục tiêu đào tạo chung đối với các nghề ở trình độ trung cấp nghề đó là: Nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các cơng việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng

dụng kỹ thuật, cơng nghệ vào cơng việc, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên ở trình đội cao hơn.

Cụ thể về kỹ năng thực hành thuộc chuẩn đầu ra thuộc 4 nghề mà tác giả nghiên cứu (thể hiện ở phụ lục 5).

Ví dụ kỹ năng thực hành nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính: Sau khi hồn thành chương trình đào tạo nghề, tốt nghiệp học sinh có thể: + Lắp đặt hệ thống máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi; + Lắp ráp, cài đặt, cấu hình hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm; + Chẩn đoán, sửa chữa máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi; + Chẩn đoán và xử lý các sự cố phần mềm máy tính;

+ Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng máy tính; + Xây dựng, quản trị và bảo dưỡng mạng LAN;

+ Khả năng tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất của một phân xưởng, một tổ kỹ thuật, một cửa hàng lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng, quản lý mạng cục bộ;

+ Kèm cặp và hướng dẫn được các nhân viên ở trình độ nghề thấp hơn. Một sinh viên được đào tạo sau khi ra trường có khả năng làm được và hiểu biết được những gì đã học. Theo phân tích của tác giả so với yêu cầu thực tế thì: Các nội dung trong kỹ năng thực hành thuộc chuẩn đầu ra nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tương đối đầy đủ nhưng một số nội dung chưa cụ thể với tên từng loại thiết bị như: kỹ năng thực hành chuẩn đốn, sửa chữa máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi và kỹ năng chuẩn đoán và xử lý các sự cố phần mềm máy tính. Vì trong thời gian đào tạo để chuẩn đốn và xử lý được sự cố này giáo viên phải truyền thụ cho học sinh một lượng kiến thức và kỹ năng vô cùng lớn, tốn nhiều thời gian công sức. Mà thời gian đào tạo hệ bổ túc văn hóa + nghề trong 3 năm học sinh vừa phải học văn hóa khoảng 1200 giờ, 2550 giờ hệ trung cấp nghề thì kỹ năng này học sinh chưa thể đạt chuẩn đầu ra về kỹ năng thực hành.

Tác giả đã tổ chức thăm dò ý kiến bằng phiếu hỏi:

Số phiếu phát ra xin ý kiến là 110 phiếu, số phiếu hợp lệ thu được là 110 phiếu (0 phiếu không hợp lệ)

Qua khảo sát, tác giả đã thu được kết quả thực trạng đánh giá về xây dựng chuẩn đầu ra nghề hiện hành trong bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học thực hành nghề tại trường cao đẳng nghề việt – đức vĩnh phúc luận văn ths giáo dục 60 14 05 (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)