3.3. Các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng nghề
3.3.2. Chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành
nghề trong nhà trường gắn với mục tiêu nâng cao năng lực thực hiện của người học
3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Theo kết quả điều tra thực trạng chương trình và kế hoạch dạy học thực hành nghề và thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo tại Chương 2 thì mục tiêu, nội dung chương trình chưa gắn với năng lực của người học, thời gian thực hành chưa đảm bảo, vì thế cần phải chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội
dung chương trình dạy học thực hành nghề trong nhà trường nhằm khắc phục các yếu kém trên. Chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dụng chương trình dạy học thực hành được coi là yếu tố cơ bản của quản lý dạy học. Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành chính là hướng tới hình thành và phát triển nhân cách con người, nhân cách nghề nghiệp, thích hợp với nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn học tập của học sinh. Ba thành tố cơ bản của mục tiêu đào tạo là: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Đây cũng được coi là cái đích cuối cùng cần đạt ở người học sau quá trình quản lý dạy học thực hành kỹ thuật – nghề nghiệp.
3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
+ Về mục tiêu dạy học thực hành nghề
- Mục tiêu bài học phải cụ thể vì vậy phải biết cách xác định mục tiêu hướng vào năng lực thực hiện của người học và định mục tiêu phải “xác đáng” (khả thi, phù hợp với đối tượng và yêu cầu…).
- Mục tiêu phải cụ thể tới từng bài học, giờ học. Mục tiêu bài học phân định theo các bậc nhận thức, bậc kỹ năng và chú trọng vào hướng phát triển và có độ tin cậy cao.
- Giáo viên phải thực hiện đầy đủ mục tiêu của từng bài học trong hồ sơ mơn học của mình bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể phải mô tả được những điểm chính: Làm gì và làm như thế nào? Điều kiện thực hiện? Trong thời gian bao lâu? Mức độ nào?
- Việc xây dựng mục tiêu bài học phải có sự quản lý của Khoa, tổ mơn để tiện cho việc kiểm tra, dự giờ. Ngoài ra, mục tiêu của từng bài học được thông báo cho học sinh, dựa vào đó học sinh có thể tự đối chiếu việc học tập của mình để điều chỉnh kịp thời cách chiếm lĩnh tri thức, nhờ đó mà kết quả học tập sẽ cải thiện hơn.
- Để thực hiện được mục tiêu nâng cao “Năng lực thực hiện” cần yêu cầu người giáo viên phải lựa chọn phương pháp giảng dạy tích cực hơn và vai trị cũng được yêu cầu năng động hơn, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức của mình; tức là coi phương pháp dạy học như công cụ để thực hiện
được mục tiêu đã nêu ra. Đối với các môn học thực hành, để rèn luyện kỹ năng tái tạo và sáng tạo đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy khác hẳn với rèn luyện kỹ năng bắt chước.
+ Về nội dung, chương trình dạy học thực hành
- Nội dung dạy học thực hành bao gồm một hệ thống những đơn vị tri thức, kỹ năng có liên quan đến ngành, nghề đào tạo. Nội dung dạy học phải phù hợp với mục tiêu học thực hành.
- Nội dung chương trình nhằm thỏa mãn yêu cầu của sản xuất, tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, yêu cầu của công tác quản lý thống nhất.
- Nội dung chương trình phải bám sát, cụ thể hóa những u cầu đã nêu trong các tài liệu để đưa ra hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp thích hợp cho từng ngành nghề. Các tài liệu bao gồm: Mục tiêu đào tạo, đặc điểm ngành nghề, dự báo phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong khoảng từ 5 – 10 năm tới những kinh nghiệp đào tạo trong nước và ngoài nước. + Tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành
Xây dựng và ban hành qui định thực hiện việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành. Những qui định này phải được phổ biến và học tập quán triệt đầy đủ tới các khoa, tổ bộ môn và giáo viên.
Khoa, tổ bộ mơn tiến hành hướng dẫn cụ thể hố các nội dung đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành tới từng giáo viên từ việc lập kế hoạch, xây dựng đề cương chi tiết, xác định mục tiêu, nội dung từng bài, từng môn học/modul đào tạo.
- Thực hiện tinh giảm về thời gian thực hiện đối với chương trình: Cắt giảm bớt nội dung thừa không cần thiết, không phù hợp với năng lực GV, điều kiện nhà trường, yêu cầu xã hội, mức độ phù hợp giữa lý thuyết và TH theo hướng tập trung nâng cao kỹ năng thực hành của học sinh và phù hợp với thực tiễn sản xuất.
Hiệu trưởng chỉ đạo phòng đào tạo giám sát kiểm tra việc triển khai, thực hiện nội dung dạy học thực hành đối với giáo viên, tổ bộ môn, khoa.
- Kiểm tra và đánh giá tính sát thực phải được thực hiện thường xuyên, có so sánh, đối chiếu sự phù hợp giữ mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành với thực tế quá trình triển khai thực hiện mục tiêu nội dung chương trình này vào giảng dạy ở khoa, bộ môn và ở từng giáo viên.
- Hiệu trưởng chỉ đạo việc tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm ở cấp bộ môn khoa và nhà trường để đánh giá tính phù hợp, tính khả thi của mục tiêu nội dung chương trình dạy học thực hành. Qua đó, Hiệu trưởng tiến hành tìm hiểu các ngun nhân dẫn đến những sai lệch trong q trình cụ thể hóa số mục tiêu nội dung chương trình dạy học thực hành ở khoa, bộ môn là do yêu cầu của mục tiêu quá cao qua quá thấp so với thực tế, nội dung chương trình có phù hợp hay không tỷ lệ thời lượng kiến thức giữa lý thuyết với thực hành có cân đối hay khơng, do việc tổ chức thực hiện hay do nhận thức của giáo viên cũng như của học viên chưa đầy đủ.
- Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu sẽ ban hành các quy định về việc điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình cho phù hợp. Cán bộ quản lý các phịng, khoa, bộ mơn phải tổ chức đánh giá định kỳ về kết quả thực hiện mục tiêu nội dung chương trình theo học kỳ hay năm học, sau một thời gian thực hiện cụ thể như một hoặc vài năm, hội đồng phân tích tiến hành làm việc trở lại nhằm xác định những thay đổi trong sơ đồ phân tích ngành nghề đào tạo để có kiến nghị nhằm cập nhật hóa nội dung dạy học thực hành cho phù hợp với sự thay đổi của thông tin kỹ thuật cũng như của hoạt động nghề nghiệp đang diễn ra trong thực tiễn.
3.3.2.3. Điều kiện thực hiện
- Cán bộ, giáo viên phải có nhận thức đúng đắn, nắm bắt đầy đủ các yêu cầu về việc đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành và nghiêm túc chấp hành.
- Việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành cần được tiến hành phù hợp với điều kiện nhân lực, vật lực thực tế của nhà trường.