3.3. Các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng nghề
3.3.5. Chỉ đạo sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường trong dạy
học thực hành nghề
3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Theo kết quả điều tra thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật trong dạy học thực hành nghề và thực trạng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật trong dạy học thực hành nghề tại Chương 2 thì cơ sở vật chất nhà trường chưa được đầu tư hiện đại, vì thế cần phải chỉ đạo sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường trong dạy học thực hành nghề. Đảm bảo điều kiện tốt nhất để giáo viên, học sinh có đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện phục vụ việc dạy - học thực hành. Đồng thời tạo động lực, sự hứng thú cho học sinh tích cực học tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Khuyến khích giáo viên sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại, để đem lại hiệu quả trong công tác nâng cao kỹ năng thực hành nghề cho học sinh.
3.3.5.2. Nội dung và cách thực hiện
+ Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
- Hàng năm, trên cơ sở các trang thiết bị phục vụ dạy học hiện có, đánh giá thực trạng, phân tích khả năng sử dụng của từng loại, từ đó có kế hoạch trang bị theo mục tiêu đào tạo.
- Từng bước hồn thiện các phịng thực hành, thực tập đảm bảo tính hiện đại, chính quy đủ ánh sáng, đủ số lượng, đảm bảo phù hợp với yêu cầu trong nội dung chương trình đào tạo để học sinh thực hành.
- Thường xuyên khảo sát, cập nhật thông tin về các trang thiết bị phiên bản mới ngoài sản xuất để đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học đáp ứng kịp thời với sự thay của nội dung chương trình đào tạo. Khuyến khích giáo viên xây dựng, thiết kế đồ dùng dạy học tự làm.
+ Tổ chức, chỉ đạo việc sử dụng thiết bị dạy học
- Tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ quản lý phòng thực hành, giáo viên tham gia các lớp tập huấn, buồi dưỡng nghiệp vụ, nhất là những kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ dạy học.
- Sắp xếp cho giáo viên dạy thực hành thường xuyên đi thực tế sản xuất để nâng cao kỹ năng tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm, cập nhật sử dụng các thiết bị công nghệ dạy học mới.
- Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với lao động sáng tạo của giáo viên qua quá trình tự học, tự bồi dưỡng trong việc sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học.
+ Thực hiện tốt việc bảo quản cơ sở vật chất, phương tiện
- Xây dựng nội quy, quy định cụ thể đối với người quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, thực tập. Có hệ thống sổ sách theo dõi về khấu hao thiết bị (tài sản cố định), dụng cụ, tiêu tốn vật tư.... nhằm quản lý một cách nề nếp, có hiệu quả.
- Tổ chức cho các cán bộ, giáo viên, học sinh nâng cao nhận thức về sử dụng, bảo quản, giữ gìn cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy. Từ đó cùng nhau
xây dựng phong trào bảo quản tài sản và trang thiết bị, tài liệu giảng dạy và học tập.
- Xây dựng quy trình bảo quản, bảo dưỡng từng loại tài sản, trang thiết bị, máy móc, phương tiện, đồ dùng, phục vụ dạy học.
- Ban hành quy định về khen thưởng khi bảo quản tốt, xử phạt đền bù khi bị hỏng. Nếu cá nhân hay tập thể làm hư hỏng thất thốt thì tuỳ theo mức độ mà sửa chữa hay bồi thường, xử phạt nặng những hành vi có tình làm hỏng tài sản.
3.3.5.3. Điều kiện thực hiện
- Nhà trường cần đảm bảo nguồn lực về tài chính, để phục vụ cơng tác đầu tư mới, bổ sung tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học.
- Cán bộ, giáo viên và học sinh phải có nhận thức đúng đắn về vai trị của cơ sở vật chất, thiết bị trong hoạt động dạy học thực hành.
- Tăng cường quản lý CSVC, tài liệu giảng dạy và học tập là một vấn đề rộng lớn. Vì vậy căn cứ vào thực trạng và điều kiện thực tế cần xem xét, tập trung giải quyết những vấn đề chính, nhưng phải coi trọng cả đầu tư, sử dụng và bảo quản, không nên xem nhẹ nội dung nào.