Chương trình và kế hoạch dạy học thực hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học thực hành nghề tại trường cao đẳng nghề việt – đức vĩnh phúc luận văn ths giáo dục 60 14 05 (Trang 52 - 55)

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng nghề

2.2.2. Chương trình và kế hoạch dạy học thực hành

Chương trình đào tạo các nghề mà nhà trường thực hiện, được xây dựng trên cơ sở các qui định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề do Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội ban hành tại Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 và Thông tư số

21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 07 năm 2011. Theo quy định này, nội dung kiến thức bắt buộc chiếm tỷ lệ 70%, được phân phối thành nội dung kiến thức môn học chung và các môn học/modul đào tạo nghề; 30% nội dung kiến thức các môn học/modul chun mơn nghề cịn lại do nhà trường lựa chọn trên cơ sở danh mục môn học/modul chuyên môn nghề gợi ý, để phù hợp với đặc điểm của nhà trường và yêu cầu doanh nghiệp địa phương.

Thời gian đào tạo của khóa học cho 01 nghề là 02 năm với thời gian thực học tối thiểu là 2550 giờ. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 giờ;

- Thời gian học các môn học, modul đào tạo nghề: 2340 giờ;

Thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô-đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 70% - 80 % tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô-đun đào tạo nghề; thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn chiếm 20% - 30% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô-đun đào tạo nghề. Phân bổ thời gian giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học, mô-đun đào tạo nghề: Lý thuyết chiếm 15% - 30%, thực hành chiếm 70% - 85%.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nói chung và lập kế hoạch dạy học thực hành nói riêng là khâu có tính tiền đề, định hướng cho tồn bộ q trình dạy học của giáo viên và là cơ sở cho việc quản lý giáo viên.

Hàng năm vào đầu năm học, nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ năm học và kế hoạch đào tạo tồn khóa, xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động các phịng, khoa, tổ bộ mơn làm cơ sở định hướng cho công tác của từng giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân. Ngoài ra những giáo viên giảng dạy thực hành còn phải xây dựng kế hoạch cơ sở vật chất, kỹ thuật, vật tư phục vụ thực hành, thực tập theo định mức và khối lượng giảng dạy.

Tác giả đã tổ chức thăm dò ý kiến bằng phiếu hỏi:

Tổng số người được hỏi là: 310 người (cán bộ quản lý, giáo viên: 110; học sinh: 200);

Số phiếu phát ra xin ý kiến là 310 phiếu, số phiếu hợp lệ thu được là 310 phiếu (0 phiếu không hợp lệ)

Qua khảo sát, tác giả đã thu được kết quả thực chương trình và kế hoạch dạy học thực hành như sau:

Bảng 2.6 dưới đây cho thấy, nội dung 4 (đạt 2.9 điểm) và nội dung 5 (đạt 2.7 điểm) được học sinh, giáo viên và CBQL đánh giá chưa thực sự tốt, hai nội dung này có liên quan chặt chẽ với nhau nếu thời lượng thực hành khơng đảm bảo thì bài thực hành cũng khơng đa dạng. Tiếp đó là nội dung 1, với vị trí thứ 1 trong thứ bậc của CBQL được đánh giá là ít quan tâm, trong khi đó với GV và HS thì thứ bậc đánh giá ở vị trí thứ 2 và 3 vậy có sự đối lập gì giữa CBQL và GV, tuy nhiên với đánh giá là điểm trung bình thì khơng chênh lệnh nhiều về ý kiến đánh giá. Tác giả phỏng vấn đội ngũ CBQL, giáo viên về vấn đề này được biết tất cả các chương trình xây dựng dựa trên chương trình khung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đồng thời bám sát chuấn đầu ra của nhà trường đã được làm theo quy trình chặt chẽ và khoa học, tuy nhiên thời lượng thực hành chưa đảm bảo nên chương trình truyền tải có thể bị tinh giản. Giáo viên cũng có ý kiến tương tự.

Bảng 2.6: Đánh giá chương trình và kế hoạch dạy học thực hành

T T Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Điểm trung bình Thứ bậc

Học sinh Giáo viên CBQL

Điểm trung bình Thứ bậc Điểm trung bình Thứ bậc Điểm trung bình Thứ bậc 1 Chương trình dạy thực hành bám sát chuẩn 3.5 3 3.6 2 3.8 1 3.5 2 2 Nội dung thực hành phù hợp 3.8 2 3.8 1 3.6 2 3.8 1 3 Kế hoạch thực hiện hợp lý, khoa học 4.0 1 3.6 2 3.4 3 3.8 1

4 Thời lượng thực hành đảm bảo 3.0 4 2.7 5 2.4 5 2.9 3 5 Đa dạng hóa bài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học thực hành nghề tại trường cao đẳng nghề việt – đức vĩnh phúc luận văn ths giáo dục 60 14 05 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)