5. Kết cấu của khóa luận
1.3. Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
1.3.2. Đặc điểm dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển ngồi các đặc điểm của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế nói chung cịn có một số đặc điểm riêng của nó:
Thứ nhất, vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn, phương tiện trong vận tải đường biển là các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một thời gian trên cùng một tuyến đường; thời gian tàu nằm chờ tại các cảng thông qua một cảng biển rất lớn, ví dụ như cảng Rotterdam ( Hà Lan); 322 triệu tấn hàng/ năm; cảng Hồng Kông : 18,6 triệu TEU/năm; Singapore: 16,4 triệu TEU/năm; Busan: 9,3 triệu TEU/năm ( năm 2002). Ơng Nguyễn Đình Việt, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, năm 2019, sản lượng hàng hóa thơng qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt 654,6 triệu tấn( không bao gồm sản lượng hàng
hóa q cảnh khơng bốc dỡ), tăng 14% so với năm 2018; Khối lượng hàng container ước đạt 19,35 triệu TEU, tăng 6%. Mặc dù chịu tác động lớn từ dịch COVID -19, song tổng khối lượng hàng hóa thơng qua cảng biển Việt Nam năm 2021 vẫn đạt hơn 703 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Đặc biệt khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải tăng trưởng hiếm có, tăng tới 54% ( đạt gần 5 triệu tấn) so với năm 2020. Các mặt hàng chủ yếu vận tải trên các tuyến đi: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu.
Thứ hai, vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp và hiệu quả với các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp như: than đá, quặng, ngũ cốc, phát phát và dầu mỏ.
Thứ ba, chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp. Các tuyến đường hàng hải hầu hết là những tuyến đường giao thơng tự nhiên khơng địi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì , bảo quản, trừ việc xây dựng các kênh đào và hải cảng.
Thứ tư, giá thành vận tải biển rất thấp. Giá thành vận tải đường biển xếp vào loại thấp nhất trong tất cả các phương thức vận tải do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong ngành vận tải đường biển rất cao. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn.
Thứ năm, đối với vận tải đường biển, tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp, chi phí cao hơn vận tải đường sơng một ít.
Thứ sáu, vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, điều kiện hàng hải. Các tàu biển thường gặp rất nhiều rủi ro hàng hải như mắc cạn, đắm, đâm va nhau, đâm phải đá ngầm, mất tích,… Theo thống kê, của các cơng ty bảo hiểm, trung bình hàng tháng trên thế giới có khoảng 300 tàu biển bị các tai nạn trên biển, trong đó có nhiều trường hợp tổn thất tồn bộ.
Thứ bảy, tốc độ của các loại tàu biển tương đối thấp. Tốc độ của các tàu biển chỉ khoảng 14 -20 hải lý/ giờ. Tốc độ này là thấp so với tốc độ máy bay, tàu hỏa. Về mặt kỹ thuật, người ta có thể đóng tàu biển có tốc độ cao hơn nhiều. Tuy nhiên, đối với các tàu chở hàng, người ta phải duy trì một tốc độ kinh tế nhằm giảm giá thành vận tải.
1.3.3. Vai trị của dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Đứng trước xu thế toàn cầu hiện nay, dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia với nhau. Vì vậy, nó được xem như loại hình vận tải có nhiều đóng góp quan trọng trong q trình phát triển kinh tế quốc tế. Ở tại Việt Nam, dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển có thể coi là một trong những ngành “ chủ lực”.
Dưới đây là những vai trò cụ thể đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, xã hội, kinh tế, chính trị và đối ngoại – đối nội:
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: vai trò của dịch vụ giao nhận bằng đường biển cũng như dịch vụ giao nhận hàng hóa nói chung là: tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thơng nhanh chóng, an tồn, tiết kiệm mà khơng cần có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận hàng. Giúp giảm bớt giá thành cho hàng hóa xuất nhập khẩu và giảm bớt các chi phí khơng cần thiết như: Chi phí xây dựng khi cảng, bến bãi nhờ vào việc sử dụng kho cảng, bến bãi của người giao nhận, chi phí đào tạo nhân cơng.
Bên cạnh đó dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển còn giúp vận chuyển cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nguyên liệu đầu vào là những hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, siêu trường, siêu trọng với khối lượng lớn và chi phí tối ưu nhất mà những phương thức giao nhận khác không vận chuyển được.
Đối với xã hội: Mở ra nhiều cơ hội việc làm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tìm việc của nhiều người trong thời gian vừa qua. Dịch vụ giao nhận hàng hóa càng phát triển theo đó là sự phát triển của ngành phụ trợ kèm theo như: Kho bãi, hải quan,… Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển cũng là đầu mối vận tải quan trọng, nơi tập trung, kết nối tất cả các phương tiện vận tải như: đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không và đường ống. Việc phát triển của các dịch vụ phụ trợ và các loại dịch vụ khác sẽ tạo được nhiều cơ hội việc làm cho người dân từ đó giúp người dân cải thiện được đời sống của chính mình.
Đối với kinh tế: Giao nhận hàng hóa bằng đường biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và vận chuyển hàng hóa đi bn bán với khu vực khác. Thay vì chỉ sản xuất hàng hóa và đem ra tiêu thụ tại thị trường trong nước thì nhờ dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước đem hàng hóa ra tiêu thụ ở thị trường nước ngoài cũng như nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngồi về để sản xuất. Từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, mở ra thị trường lớn cho lĩnh vực kinh doanh trong nước. Bên cạnh đó, nó cịn tạo điều kiện hình thành và phát triển thêm những ngành nghề mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân khố mỗi quốc gia nhờ thu chi phí khi tàu hàng đi vào phạm vi lãnh hải của nước đó.
Đối với lĩnh vực đối ngoại – đối nội: Góp phần mở ra con đường giao thương thuận lợi với các nước trên thế giới nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường và mối quan hệ tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia. Riêng với đối nội, vận tải nội địa cũng góp phần quan trọng trong phương thức vận tải hàng hóa của nước ta.
1.3.4. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Sơ đồ 2.2: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Tìm kiếm khách hàng
Bộ phận kinh doanh tìm kiếm và liên hệ với khách hàng, tiếp nhận các yêu cầu từ khách hàng, thỏa thuận về giá cả, mặt hàng nhập khẩu… Bước đầu tiên tìm kiếm khách hàng là rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu cũng như lợi nhuận của phịng giao nhận. Chính vì thế mà tiêu chí được đặt ra cho các nhân viên sales là nên tìm kiếm những khách hàng tiềm năng lâu dài và nguồn hàng ổn định, cần hạn chế những khách hàng nhỏ lẻ chỉ mang tính thời vụ mà không mang lại lợi nhuận cao.
Hàng chỉ định : Người nhập khẩu thuê tàu và trả tiền cước (đối với term E,F và đặc biệt là term FOB). Vì vậy khơng thể chào giá cước mà chỉ có thể chào giá dịch vụ thơng quan hải quan và dịch vụ trucking.
Hàng thường: Đối với loại hàng này người xuất khẩu sẽ phải tự book tàu và trả cước ( đối với term C và D). Tại đây, có thể chào giá cước với dịch vụ đầy đủ và thu được lợi nhuận cao nhất
Tìm kiếm khách hàng
Ký kết hơp đồng
Nhận và kiểm tra chứng từ
Chuẩn bị chứng từ và lập tờ khai hải quan
nhập khẩu Trả tờ khai hải quan
Nhận hàng hóa tại cảng Giao hàng cho khách
hàng
Quyết toán và bàn giao chứng từ cho khách hàng
Sale Agent: Đây gần như là công việc của Sale manager, ngoài chào dịch vụ cước và dịch vụ cho các cơng ty xuất nhập khẩu mà cịn trực tiếp sales làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài.
Khách hàng liên hệ với phòng giao nhận- nhân viên sales, và ký kết hợp đồng giao nhận hàng hóa nhập khẩu.
Bước 2: Ký kết hợp đồng.
Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận về nghĩa vụ và quyền lợi giữa 2 bên, 1 bên là người có nghĩa vụ thực hiện, tổ chức, làm dịch vụ liên quan đến lưu thơng hàng hóa và được hưởng các quyền như nhận thù lao, được giữ lại hàng nếu bên khách hàng vẫn chưa thanh tốn phí làm dịch vụ… Cịn bên là khách hàng người có nghĩa vụ thanh tốn thù lao dịch vụ, cung cấp thơng tin… được hưởng quyền kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng. sau đó chuyển qua bộ phận chứng từ, trước khi tàu cập cảng để nhận những thông tin cần thiết cho việc nhận hàng: Những thông tin về tàu, bản kê khai hàng hóa cũng như vận đơn và bộ chứng từ hàng hóa. Bộ phận chứng từ cũng sẽ nhận thông báo hàng đến về lô hàng từ đại lý hãng tàu để có thể lên hãng tàu lấy lệnh giao hàng D/O.
Bước 3: Nhận và kiểm tra chứng từ.
Sau khi nhận được bộ chứng từ đầy đủ, nhân viên chứng từ phải kiếm tra xem lơ hàng có nằm trong doanh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có giấy phép hay khơng. Kiểm tra thật kỹ thông tin chứng từ: Sales contract, Commercial Invoice, Packing list, Bill of Lading, Arrival Notice, C/O ( giấy chứng nhận xuất xứ), nếu có: cần kiểm tra kỹ nếu có C/O ưu đãi đặc biệt như mẫu D, E… vì có liên quan trực tiếp đến ưu đãi thuế. Giấy giới thiệu của công ty chủ hàng, kiểm tra chéo số liệu giữa các chứng từ, nếu bộ chứng từ thiếu hoặc chưa hợp lệ, nhân viên chứng từ phải báo lại phòng kinh doanh để liên lạc đề nghị khách hàng bổ sung chỉnh sửa đến khi chính xác và đầy đủ. Tra cứu mã HS, làm biên bản giao hàng.
Bước 4: Chuẩn bị chứng từ và lập tờ khai hải quan nhập khẩu
Bộ chứng từ tờ khai hải quan thơng thường gồm có:
+ Tờ khai hải quan: 2 bản chính (1 bản chính cho người nhập khẩu, 1 bản chính giao cho hải quan lưu)
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa: 1 bản chính + Hóa đơn thương mại: 1 bản chính
+ Phiếu đóng gói: 1 bản chính + Giấy giới thiệu của công ty: 1 bản
+ Vận đơn: 1 bản sao có đóng dấu cũng hãng tàu
+ Giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa (nếu có): 1 bản gốc Sau khi chuẩn bị chứng từ sẽ mở tờ khai hải quan online như sau:
Nhân viên phịng chứng từ tại cơng ty sẽ tiến hành mở tờ khai, khai báo hải quan qua mạng bằng hệ thống ECUS VNACCS để lấy số liệu tiếp nhận, số tờ khai và kết qua phân luồng hàng hóa. Việc phân luồng sẽ phụ thuộc vào 108 tiêu chí, kết quả phân luồng được hệ thống đưa ra rơi vào một trong 3 luồng: xanh, vàng, đỏ tương ứng với mã loại hình kiểm tra 1,2,3:
Luồng xanh – 1: Hàng hóa được chấp nhận thơng quan trên cơ sở các thông tin khai báo trên hệ thống máy tính. Hàng hóa được phân vào luồng xanh thường là hàng hóa khơng chịu thuế hoặc nếu chịu thuế sẽ được miễn giảm theo quy định của pháp luật. Khi được phân vào luồng xanh, hàng hóa sẽ được miễn kiểm tra chứng từ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Luồng vàng – 2: Hàng hóa được phân vào luồng vàng thường là những hàng hóa chịu thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp phải nộp bộ chứng từ cho hải quan kiểm tra,
nếu khơng có sai sót, sẽ được thơng quan. Nhưng nếu trong q trình kiểm tra phát hiện có sai sót, hàng hóa sẽ bị phân vào luồng đỏ và bị kiểm tra thực tế hàng hóa. Luồng đỏ - 3: Hàng hóa bị phân vào luồng đỏ sẽ phải chịu kiểm tra chứng từ và kiểm tra thực tế với mức độ 5%, 10% hoặc 100% lô hàng. Nếu khơng có gì sai sót trong khai báo, hải quan kiểm hóa sẽ đóng dấu lên tờ khai vào ô xác nhận thông quan. Trong trường hợp phát hiện sai sót trong khai báo, hàng hóa sẽ bị tạm giữ để điều tra và doanh nghiệp sẽ bị xử lý phạt tiền hoặc trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ sai phạm.
Trong trường hợp bị kiểm hóa, nhân viên hiện trường sẽ xem bản phân cơng kiểm hóa để liên lạc với hải quan kiểm hóa. Nhân viên hiện trường sẽ dựa vào lệnh giao hàng để xác định vị trí container, đăng ký chuyển bãi kiểm hóa và mua seal cho container. Sau đó, xuống bãi làm “giấy cắt seal”, đồng thời liên lạc với hải quan để thực hiện kiểm tra hàng hóa theo mức độ mà hải quan yêu cầu. Sau khi tiến hành kiểm hóa xong, nhân viên hiện trường và nhân viên hải quan sẽ đóng dấu vào tờ khai ra khóa cửa container, bấm lại seal
Bước 5: Trả tờ khai hải quan
Sau khi hàng hóa đã được thơng quan, nhân viên hiện trường sẽ đến bộ phận trả tờ khai, mua tem để dán vào tờ khai, nộp thuế nếu hàng hóa chịu thuế và nhận lại tờ khai hải quan sau khi ký nhận.
Hải quan sẽ trả lại bộ hồ sơ chứng từ gồm: Tờ khai hải quan (đã thông quan), phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ (nếu hàng hóa rơi vào luồng vàng và luồng đỏ) và phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa (nếu hàng hóa rơi vào luồng đỏ).
Bước 6: Nhận hàng hóa tại cảng
Với hàng nguyên container, nhân viên hiện trường sẽ mang tờ khai đã thông quan ( hoặc kiểm hóa hàng hóa thành cơng) cùng với phiếu giao nhận container xuất trình cho hải quan cổng. Cán bộ hải quan cổng xác nhận, ký tên, đóng dấu và giữ lại phiếu giao nhận container màu xanh, đóng dấu, ký tên, xác nhận và trả các phiếu giao nhận còn lại cùng tờ khai cho nhân viên giao nhận. Phiếu giao nhận container được đưa còn lại cùng tờ khai cho nhân viên giao nhận. Phiếu giao nhận container được đưa cho tài xế để xuất trình khi chở hàng ra khỏi cổng theo đúng thủ tục. Với hàng lẻ container, nhân viên giao nhận phải xuất trình phiếu xuất kho và tờ khai cho hải quan cổng. Cán bộ hải quan cổng ký tên, đóng dấu vào phiếu xuất kho và
trả lại một bản cho nhân viên giao nhận, sau đó nhân viên giao nhận giao lại cho người vận tải để đem hàng ra khỏi cổng theo đúng thủ tục.
Lưu ý đến lệnh giao hàng (D/O) xem cịn hạn hay khơng, nếu hết hạn thì đem lệnh đến hãng tàu để xin gia hạn bằng cách đóng dấu gia hạn của hãng tàu lên D/O, đồng thời phải đóng phí gia hạn mức thu trung bình là 10 USD/ngày/20’ và 15 USD/ngày/40’. Nhân viên giao nhận tiến hành lấy giấy mượn container rỗng (vì thường mỗi hãng tàu có chỗ hạ container rỗng khác nhau). Đem D/O đến phòng điều độ để đổi lấy “phiếu vận chuyển container” gồm 4 liên, màu khác nhau nhưng có giá trị như nhau. Đồng thời thông báo cho nhân viên phòng điều độ biết số xe nào sẽ vận chuyển container nào để nhân viên điều độ ghi cụ thể từng số xe ứng với từng container trên “giấy nhận chuyển container” (mỗi container sẽ có 1 giấy vận chuyển riêng). Nhân viên phòng điều độ giữ 1 bản màu trắng. Cùng lúc đó, nhân viên giao nhận ghi số container ứng với số xe tài xế tự điều động gắp container lên