Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc quản lý hoạt động chăm sóc sức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh trẻ em tại trường mầm non hoàng anh quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 61)

2.5.1 .Thực trạng quản lý hoạt động khám sức khỏe định kỳ

2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc quản lý hoạt động chăm sóc sức

phịng bệnh cho trẻ ở trƣờng Mầm non Hồng Anh

2.6.1. Các yếu tố khách quan

- Về di truyền: Sự ảnh hƣởng của yếu tố di truyền đến sự phát triển cơ thể của trẻ là hết sức rõ ràng. Kích thƣớc cơ thể trẻ và tỷ lệ phát triển liên quan đến kích thƣớc và tỷ lệ tƣơng ứng của cha mẹ trẻ. Các gien tác động đến sự phát triển bằng cách kiểm soát việc sản xuất các hormone của cơ thể đặc biệt là hormone tăng trƣởng cần thiết cho sự phát triển cơ thể ngay từ lúc mới sinh.

- Về mơi trƣờng tự nhiên: Khi đứa trẻ lọt lịng mẹ, rời khỏi cái nôi trẻ bắt đầu di chuyển ra xung quanh, khám phá thế giới, tiếp xúc với vi trùng, vi rút, kí sinh trùng. Tình trạng nhiễm khuẩn cịn phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái, vệ sinh gia đình cũng nhƣ trƣờng học nhƣ thiếu nƣớc sạch, hố xí khơng hợp vệ sinh, hệ thống cống rãnh mất vệ sinh và các đặc điểm dịch tễ học ở địa phƣơng nhất là các đợt dịch bệnh xảy ra tại địa phƣơng liên quan đến trẻ em nhƣ sởi, quai bị, nhiễm khuẩn đƣờng tiêu hóa. Do đặc điểm tâm sinh lý trẻ đang trên đà hoàn thiện và phát triển nên sức đề kháng còn yếu, trẻ dễ bị nhiễm bệnh do các yêu tố môi trƣờng hơn so với ngƣời trƣởng thành.

- Về thể chế, chính sách: Trong khoảng thời gian từ 1987 – 1991, do sự chuyển đổi cơ chế từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trƣờng có định hƣớng, các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo ở các hợp tác xã nông nghiệp, khối cơ quan xí nghiệp bị thu hẹp lại, nhiều nơi tan rã, tình hình các cơ sở giáo dục mầm non gặp rất nhiều khó khăn: số trẻ ra lớp giảm, cơ sở vật chất không đƣợc đầu tƣ sửa chữa, đội ngũ giáo viên ngồi biên chế chiếm tỷ lệ cao (70-80%) và khơng có cơ chế về chế độ chính sách cho đội ngũ này, đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, một số nơi giáo viên bỏ nghề hàng loạt. Trƣớc những thách thức, khó khăn nhƣ vậy, rất nhiều các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, nhà nƣớc liên quan đến trẻ em và sự phát triển giáo dục mầm non ra đời.

Năm 1990, Chính phủ Việt Nam phê chuẩn công ƣớc Liên hiệp quốc về quyền trẻ em và Bộ Giáo dục ban hành Quyết định 55 quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trẻ - trƣờng mẫu giáo. Những năm tiếp theo 1991 – 1992, Quốc hội

khóa VIII đề ra Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Đến năm 1998, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 4 quyết định ban hành Luật Giáo dục. Trong Luật Giáo dục đã khẳng định “Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của cả nƣớc và của toàn dân” và “Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Đây là cơ sở pháp lý giúp cho giáo dục mầm non ổn định phát triển.

Ngày 1 tháng 1 năm 2005, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hiệu lực đã qui định: Trẻ em có quyền đƣợc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Trẻ em dƣới sáu tuổi đƣợc chăm sóc sức khỏe ban đầu, đƣợc khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

- Về sự phối hợp: Cùng với sự phát triển của bậc học, sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc thì các cấp ủy Đảng, chính quyền, y tế địa phƣơng và nhân dân ngày càng hiểu đầy đủ về vị trí của bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, và vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời. Bên cạnh đó, cấp ủy Đảng ln có những chỉ đạo kịp thời trong cơng tác chăm sóc sức khỏe và phịng dịch tại địa phƣơng đặc biệt là trong trƣờng học, ngành y tế tổ chức tập huấn các kiến thức về vệ sinh phịng dịch, chăm sóc trẻ, vệ sinh mơi trƣờng.., phụ huynh chủ động liên hệ, trao đổi, đƣa ra những kiến nghị với giáo viên và nhà trƣờng nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc ni dƣỡng trẻ tại đơn vị đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, mở ra những điều kiện thuận lợi cho giáo dục mầm non phát triển.

- Về nhận thức của cha mẹ trẻ: Với sự phát triển nhƣ vũ bão của nền khoa học công nghệ, cha mẹ trẻ càng có điều kiện tiếp cận với các tri thức mới về chăm sóc sức khỏe và phịng bệnh cho trẻ, cũng nhƣ các hoạt động tiếp cận trong cộng đồng của ngành y tế thì cha mẹ trẻ đã áp dụng các kiến thức khoa học vào chăm sóc và phịng bệnh trẻ, ln tạo ra môi trƣờng lành mạnh về mặt tinh thần, vật chất giúp trẻ phát triển toàn diện.

2.6.2. Các yếu tố chủ quan

- Về môi trƣờng xã hội: Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 0-6 tuổi, điều quan trọng nhất là cần đƣợc ni dƣỡng và chăm sóc sức khỏe tốt. Sức khỏe của trẻ em chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố trong đó điều kiện dinh dƣỡng, trình độ văn hóa, hiểu biết của cha mẹ cũng nhƣ những ngƣời chăm sóc trẻ về cách ni trẻ có ảnh hƣởng rất lớn.

- Về tập quán, lối sống, tinh thần …

- Về tình hình đơn vị: hiện nay trƣờng đƣợc cải tạo và xây mới với 12 phòng học và 8 phòng chức năng đáp ứng nhu cầu tập của trẻ em tại địa phƣơng, và thực hiện thí điểm lớp 6-12 tháng trong năm học 2016-2017. Nên hiện tại sân chơi cho trẻ khơng có; cây xanh và vƣờn rau không cịn; bụi do cơng trình hoạt động rất nhiều; các hố ga động nƣớc gây mùi hôi và muỗi nhiều; hệ thống nƣớc thƣờng xuyên bị cúp do cơng trình sử dụng đã ảnh hƣởng đến sức khỏe của trẻ và ngƣời chăm sóc trẻ, một số phụ huynh khơng hài lịng nên đã cho trẻ chuyển trƣờng, ảnh hƣởng đến sỉ số học sinh của đơn vị.

- Về nhận thức của ngƣời cán bộ quản lý: Tạo nên uy tín cho nhà trƣờng thông qua hiệu quả chăm sóc và ni dƣỡng trẻ là một minh chứng, chính vì thế ngƣời cán bộ quản lý ln thực hiện đúng các nội dung chăm sóc ni dƣỡng trẻ mà Bộ, Sở, Phòng đã qui định đồng thời tìm ra các hình thức, phƣơng pháp thực hiện sao cho đạt hiệu quả ngày càng cao nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nƣớc và cha mẹ trẻ tin tƣởng giao cho.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh trẻ em tại trường mầm non hoàng anh quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)