Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh trẻ em tại trường mầm non hoàng anh quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 38)

10. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh

trẻ tại trường mầm non.

Theo hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Công văn số: 4618/BGDĐT-GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 8 tháng 9 năm 2015, về việc hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2015-2016;

Công văn số: 2724/KH-GDĐT-MN của Sở GD-ĐT thành phố Hồ Chí Minh ngày 31 tháng 8 năm 2015, Kế hoạch năm học 2015-2016 ngành giáo dục mầm non;

Công văn số 726/BYT-DP ngày 30/01/2015 của Bộ Y tế về tăng cƣờng cơng tác phịng, chống dịch bệnh ho gà; Công điện số 129/CĐ-BYT ngày 12/02/2015 của Bộ Y tế;

Công văn số 1039/UBND-VX ngày 02/3/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cƣờng cơng tác phịng, chống dịch bệnh ho gà và bệnh sởi trên địa bàn thành phố;

Công văn số 699/GDĐT-HSSV ngày 17 tháng 3 năm 2015 về việc tăng cƣờng cơng tác phịng chống dịch bệnh ho gà, bệnh sởi trong trƣờng học;

Văn bản số 577/UBND, ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Ban chỉ đạo phịng chống dịch quận Bình Tân về báo cáo kết quả cơng tác phịng chống dịch bệnh trên địa bàn quận từ ngày 01/01/2015 đến 30/11/2015;

Nhà trƣờng xây dựng kế hoạch năm học 2015-2016, phần cơng tác chăm sóc sức khỏe và ni dƣỡng cho trẻ.

1.3.2.1. Quản lý hoạt động khám sức khỏe định kỳ

Quản lý hoạt động khám sức khỏe định kỳ bao gồm những nội dung sau: - Ký kết hợp đồng khám sức khỏe cho trẻ với đơn vị có chức năng khám sức khỏe hàng năm; Thông báo đến tập thể sƣ phạm và cha mẹ trẻ về ngày khám sức khỏe cho trẻ tại trƣờng và vận động cha mẹ trẻ cho trẻ đi học đầy đủ trong ngày khám sức khỏe; Tổng hợp kết quả khám sức khỏe của trẻ, thông báo đến phụ huynh kết quả khám; Theo dõi kết quả điều trị chuyên khoa của phụ huynh cho trẻ sau khi thông báo kết quả chức khám sức khỏe đầu năm, nhằm giúp trẻ đƣợc khỏe mạnh thông qua hoạt động tƣ vấn: Lƣu hồ sơ khám sức khỏe của trẻ.

1.3.2.2. Quản lý hoạt động theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng

Quản lý hoạt động theo dõi thể lực và tình trạng dinh dƣỡng bao gồm những nội dung sau:

- Trang bị dụng cụ cân, đo trẻ cho nhóm lớp, y tế; Bổ sung biểu đồ cho trẻ mới, kiểm tra biểu đồ của trẻ đang học. Hƣớng dẫn cách chấm biểu đồ (khi có thay đổi); Lƣu hồ sơ báo cáo cân, đo và báo cáo trẻ suy dinh dƣỡng, dƣ cân – béo phì của nhóm, lớp; Báo cáo tình hình khám sức khỏe, thể lực, suy dinh dƣỡng, dƣ cân – béo phì về cấp trên. (tháng, q); Qui định ngày cân đo cho nhóm, lớp; Khi có trẻ bị suy dinh dƣỡng, dƣ cân – béo phì nhà trƣờng thực hiện chế độ ăn và vận động dành riêng cho từng nhóm; Thực hiện cơng tác tƣ vấn cho cha mẹ trẻ trong việc phối hợp với nhà trƣờng giúp cải thiện thể lực cho trẻ.

1.3.2.3. Quản lý hoạt động tiêm chủng và phòng dịch

Quản lý hoạt động tiêm chủng và phòng dịch bao gồm những nội dung sau: - Kiểm tra lịch tiêm chủng của trẻ và thông báo đến phụ huynh ngày tiêm chủng tại địa phƣơng để phụ huynh đƣa trẻ đi tiêm chủng. Đồng thời cập nhật lịch tiêm chủng của trẻ vào biểu đồ.

- Vận động phụ huynh đồng ý tiêm chủng cho trẻ khi có chiến dịch tiêm chủng để phòng ngừa dịch bệnh lây lan.

- Cập nhật hồ sơ trẻ nghỉ bệnh, liên hệ với phụ huynh khi trẻ nghỉ học nhiều ngày mà khơng có lí do để nắm tình hình sức khỏe của trẻ để phịng dịch bệnh tại

đơn vị.

- Khi có thơng báo từ cha mẹ trẻ hoặc y tế, có trẻ học tại trƣờng bị bệnh truyền nhiễm thì nhóm lớp có trẻ học thực hiện vệ sinh phòng dịch theo hƣớng dẫn của y tế. Đồng thời thông báo đến tập thể sƣ phạm nhà trƣờng biết để có biện pháp phịng ngừa.

- Theo dõi trẻ bị bệnh truyền nhiễm và đề nghị phụ huynh cho trẻ nghỉ đúng số ngày cần cách li (tùy bệnh).

- Xây dựng kế hoạch mua sắm các dụng cụ y tế và thuốc thiết yếu để phục vụ cho cơng tác xử trí ban đầu một số bệnh và tai nạn thƣờng gặp ở trẻ và phòng dịch.

- Thƣờng xuyên kiểm tra tủ thuốc (vệ sinh, hạn dùng của thuốc, nhu cầu sử dụng..) để chấn chỉnh, bổ sung kịp thời.

1.3.2.4. Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ

Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ bao gồm những nội dung sau: - Kiểm tra các hoạt động chăm sóc bữa ăn và giấc ngủ cho trẻ. - Kiểm tra vệ sinh môi trƣờng lớp, bộ phận (bếp, phục vụ). - Kiểm tra thao tác vệ sinh của cô và trẻ.

- Kiểm tra hoạt động tổ chức vận động cho trẻ thừa cân - béo phì và thực hiện chế độ ăn dành cho trẻ.

- Tổ chức học tập qui chế những đều giáo viên và nhân viên không đƣợc làm để nâng cao nhận thức và thực hiện đúng qui chế của ngành.

- Tổ chức cho tập thể sƣ phạm học vệ sinh an toàn thực phẩm và sơ cấp cứu theo qui định.

- Thực hiện ký kết hợp đồng với các công ty cung cấp nƣớc uống, thực phẩm: sữa, thực phẩm..

- Sử dụng nguồn nƣớc thủy cục trong sinh hoạt tại trƣờng.

- Cử nhân viên y tế tham gia các lớp bồi dƣỡng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ do Trung tâm y tế dự phòng quận triển khai, trung tâm Dinh dƣỡng, bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2….

- Tƣ vấn cho phụ huynh cách chăm sóc trẻ bệnh tại nhà.

- Kiểm tra lịch thăm khám của nhân viên y tế trong việc chăm sóc trẻ.

tại đơn vị và tổ chức diễn tập phịng cháy (khơng báo trƣớc).

- Sửa chữa cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu tại đơn vị: Gia cố hàng rào, nâng chiều cao ban công, hệ thống nhà vệ sinh, quạt, điện….

- Kiểm tra hoạt động ngồi trời của nhóm, lớp.

- Kiểm tra hoạt động của nhóm lớp, nắm tình hình của trẻ sau giờ đón và trong ngày trẻ ở tại trƣờng (lƣu ý các trƣờng hợp trẻ về sớm) để biết nguyên nhân và xử lý các tình huống xảy ra.

- Kiểm tra hồ sơ nhân viên y tế cập nhật tình hình trẻ bệnh và thăm khám cho trẻ khi đi học hàng ngày cho đến khi sức khỏe trẻ phục hồi.

- Kiểm tra sổ tƣ vấn của giáo viên về sức khỏe của trẻ khi trẻ bệnh, các biện pháp giúp trẻ khỏe mạnh sau khi bệnh và phòng suy dinh dƣỡng, dƣ cân - béo phì….

1.3.2.5. Quản lý hoạt động tuyên truyền, tư vấn và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phịng bệnh cho trẻ

Quản lý hoạt động tuyên truyền, tƣ vấn và bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phịng bệnh cho trẻ bao gồm những nội dung sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe

và phòng bệnh cho trẻ cho các bậc cha mẹ bằng nhiều hình thức thiết thực và hiệu quả nhằm giúp trẻ phát triển tồn diện, thơng qua hoạt động kiểm tra kế hoạch truyền thông tại đơn vị, và các nội dung phát sinh theo yêu cầu mới.

- Kiểm tra hồ sơ tƣ vấn của giáo viên và nhân viên y tế để đánh giá hiệu quả trong cơng tác chăm sóc sức khỏe và phịng bệnh cho trẻ.

- Theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: Giáo viên mầm non phải yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. Chấp hành các quy định của ngành, qui định của trƣờng. Thực hiện các nhiệm vụ đƣợc phân công. Không vi phạm các qui định về các hành vi nhà giáo không đƣợc làm. Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thƣơng yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo. Có kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non….[5]

+ Kiến thức về chăm sóc sức khỏe lứa tuổi mầm non: Hiểu biết về an tồn, phịng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thƣờng gặp ở trẻ. Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trƣờng và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Hiểu biết về

dinh dƣỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dƣỡng cho trẻ. Có kiến thức về một số bệnh thƣờng gặp ở trẻ, cách phịng bệnh và xử trí ban đầu.

+ Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ: Biết tổ chức mơi trƣờng nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ. Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ. Biết hƣớng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ. Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thƣờng gặp đối với trẻ.

+ Kỹ năng quản lý lớp học: Đảm bảo an toàn cho trẻ. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với mục đích chăm sóc, giáo dục trẻ. Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp. Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục.

+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn. Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ. Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẽ.

Từ những yêu cầu trên, nhà trƣờng tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên thông qua phim, tài liệu, chuyên đề, báo cáo …..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh trẻ em tại trường mầm non hoàng anh quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 38)