10. Cấu trúc của luận văn
1.2. Một số khái niệm sử dụng để nghiên cứu đề tài
1.2.2. Kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống
* Khái niệm kỹ năng sống
Có nhiều quan niệm khác về kỹ năng sống:
- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trƣớc các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo UNICEF, KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lƣu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức hình thành thái độ kĩ năng sống.
- Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (Unesco), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là:
+ Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tƣ duy nhƣ: tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức đƣợc hậu quả.
+ Học làm người (Learning to be) gồm kĩ năng cá nhân nhƣ: ứng phó
với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin...
+ Học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kỹ
năng xã hội nhƣ: giao tiếp thƣơng lƣợng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thơng:
+ Học để làm (Learning to do) gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ nhƣ: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm. [2, 41]
Phân tích và quan niệm trên cho thấy: Quan niệm của WHO nhấn mạnh đến khả năng của cá nhân có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết thích nghi tích cực khi tƣơng tác với ngƣời khác với mơi trƣờng của mình. Quan niệm này mang tính chất khái quát nhƣng chƣa thể hiện rõ các kỹ năng cụ thể, mặc dù khi phân tích sâu thì thấy tƣơng đối gần với nội hàm KNS theo quan niệm của UNESCO. Quan niệm của UNESCO là quan niệm nhiệm vụ. Còn quan niệm của UNICEF nhấn mạnh kỹ năng khơng hình thành, tồn tại một cách độc lập mà hình thành, tồn tại trong mối tƣơng tác mật thiết có sự cân bằng
với kiến thức và thái độ.
Kỹ năng mà một ngƣời có đƣợc phần lớn cũng nhờ có đƣợc kiến thức (ví dụ: muốn có kỹ năng thƣơng lƣợng phải biết nội dung thƣơng lƣợng) việc đề cập thái độ cũng là một góc nhìn hữu ích vì thái độ có tác động mạnh mẽ đến kĩ năng (ví dụ: thái độ kì thị khó làm cho một ngƣời thực hiện tốt kỹ năng biết thể hiện sự tôn trọng với ngƣời khác)
Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con ngƣời. Bản chất của KNS là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi ngƣời, khả năng ứng xử phù hợp với nhứng ngƣời khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trƣớc các tình huống của cuộc sống.
KNS là những kỹ năng tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trƣớc cuộc sống có nhiều thách thức nhƣng cũng nhiều cơ hội trong thực tại... Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có đƣợc khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống
KNS là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con ngƣời. KNS bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tƣ duy trong não bộ của con ngƣời. KNS có thể hình thành một cách tự nhiên, thơng qua giáo dục hoặc rèn luyện của con ngƣời.
KNS không phải tự nhiên có đƣợc mà phải hình thành dần trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành KNS diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.
KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội, KNS mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. KNS mang tính xã hội vì KNS phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hƣởng của truyền thống
và văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc.
* Giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung, mục tiêu quan trọng của phong trào “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực". Tuy nhiên, hiện nay, theo đánh giá của nhiều giáo viên: “Lỗ hỏng của nhiều học sinh hiện nay là thiếu kĩ năng sống. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vô cùng bức thiết khơng chỉ của nhà trƣờng mà của tồn xã hội.”
Giáo dục KNS cho HS phải bảo đảm các yếu tố: giúp HS ý thức đƣợc giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp HS hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hố, hiểu biết và chấp hành pháp luật...
Tuy nhiên, giáo dục KNS để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ từ các bài giảng. KNS là cái có sau những trải nghiệm thực tế nên việc lồng ghép này sẽ không dừng lại ở mức giảng dạy lý thuyết mà sẽ cụ thể hố thành từng trƣờng hợp, hồn cảnh và u cầu học sinh xử lý.
Giáo dục KNS tích cực trong xã hội hiện đại là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp ngƣời học có cả kiến thức, giá trị , thái độ và kỹ năng thích hợp.
Vì vậy giáo dục KNS cho học sinh đƣợc biểu hiện là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp các em có thể tải những gì mình biết (nhận thức) những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ giúp học sinh biết phải làm gì và làm nhƣ thế nào (hành vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Trong chƣơng trình giáo dục kỹ năng sống, khơng có khái niệm “vâng lời”, chỉ có khái niệm “lắng nghe”, “đồng cảm”, “chia sẻ”.
Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tƣ duy tích cực, hình thành thói quen tốt thơng qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ khơng đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”. Cơng dân tồn cầu là ngƣời biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có
làm điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó, chứ khơng tạo ra lớp công dân chỉ “biết nghe lời”.
Đây là sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kỹ năng sống với các môn học truyền thống nhƣ Đạo đức và Giáo dục cơng dân.
Chƣơng trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học đƣợc Bộ GD&ĐT triển khai vào năm học 2010 - 2011. Đây là môn học mở, tùy điều kiện từng trƣờng để áp dụng linh hoạt, vì khơng quy định tiết học, giờ học cụ thể nên tùy thuộc vào điều kiện, năng lực giáo viên.
1.2.3. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học
Luật Giáo dục của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Mục 2 - Điều 26 quy định: Giáo dục phổ thông bao gồm: Giáo dục tiểu học, Giáo dục trung học cơ sở, Giáo dục trung học phổ thông.[16]
- Giáo dục tiểu học đƣợc thực hiện trong năm năm học, từ lớp Một đến lớp Năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;
- Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục Tiểu học đƣợc coi là bậc học nền tảng: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.” Luật Giáo dục - Điều 27. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học.[16, 16]
- Điều 28 - Điều lệ trƣờng Tiểu học: Trƣờng tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thơng của hệ thống giáo dục quốc dân, có tƣ cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của trƣờng tiểu học:
+ Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lƣợng theo mục tiêu, chƣơng trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trƣờng, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt
động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chƣơng trình giáo dục tiểu học theo sự phân cơng của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và cơng nhận hồn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh trong nhà trƣờng và trẻ em trong địa bàn trƣờng đƣợc phân công phụ trách.
+ Xây dựng, phát triển nhà trƣờng theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phƣơng.
+ Thực hiện kiểm định chất lƣợng giáo dục.
+ Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
+ Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
+ Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ: [17, 3]
- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong quy định này đƣợc hiểu là hoạt động giáo dục giúp cho ngƣời học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hồn thiện nhân cách và định hƣớng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các kỹ năng sống.
- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống không phải là hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa. Theo quy định của Thơng tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hoạt
động giáo dục ngồi giờ chính khóa đƣợc hiểu là hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu ngƣời học khơng thuộc chƣơng trình, kế hoạch giáo dục do các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt.
- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho ngƣời học; có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý ngƣời học, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Quản lý hoạt động GDKNS là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lƣợng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao GDKNS trong nhà trƣờng.
Quản lý hoạt động GDKNS chính là những cơng việc của nhà trƣờng mà ngƣời cán bộ quản lý trƣờng học thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, thực hiện cơng tác GDKNS. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hƣớng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động GDKNS trong nhà trƣờng nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình giáo dục và dạy KNS cho học sinh.
Từ đó có thể nói: “Quản lý hoạt động GDKNS trong nhà trƣờng đƣợc hiểu nhƣ là một hệ thống những tác động sƣ phạm hợp lý và có hƣớng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lƣợng xã hội trong và ngoài trƣờng nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động GDKNS của nhà trƣờng, hƣớng vào việc hồn thành có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh đã đề ra”.
Nói cách khác, quản lí hoạt động GDKNS cho HS chính là quản lí kế hoạch, nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức tổ chức; quản lý công tác kiểm tra đánh giá, sự phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nhằm thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ GD kỹ năng sống ở học sinh.
1.3. Giáo dục kỹ năng sống trong trƣờng tiểu học
* Mục tiêu
- Mục tiêu về nhận thức:
+ Củng cố, bổ sung và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện những tri thức đã đƣợc học trên lớp, mở
rộng nhãn quan với thế giới xung quanh, với cộng đồng xã hội.
+ Vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề do đời sống thực tiễn đặt ra, tạo cơ hội kiểm nghiệm những tri thức đó, làm cho nó đi vào tiềm thức của học sinh một cách chắc chắn và lâu bền, kích thích sự phát triển tƣ duy của các em.
+ Giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá của đất nƣớc...Từ đó tăng thêm sự hiểu biết của các em về Bác Hồ, về Đảng, và các tổ chức chính trị, xã hội khác.
- Mục tiêu về thái độ
+ Tạo cho học sinh hứng thú và ham muốn đƣợc hoạt động.
+ Từng bƣớc hình thành cho học sinh lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm truyền thống của trƣờng, của quê hƣơng mình; mong muốn vƣơn lên thành con ngoan, trị giỏi, đội viên tích cực để trở thành những cơng dân có ích cho đất nƣớc sau này.
+ Bồi dƣỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng với bạn bè, với thầy cô, với những ngƣời lớn khác, với quê hƣơng đất nƣớc.
+ Bồi dƣỡng tính tích cực, tính năng động, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trƣờng, của lớp vì lợi ích chung, vì sự tiến bộ của bản thân.
+ Góp phần giáo dục cho học sinh tình đồn kết hữu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế, với các dân tộc khác trên thế giới.
- Mục tiêu về kỹ năng.
+ Rèn cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hố. + Rèn cho học sinh các kỹ năng tự quản các hoạt động tập thể.
+ Rèn luyện cho học sinh biết cách tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các yêu cầu xã hội, kỹ năng sống hoà nhập và nhiều kỹ năng khác nữa.
* Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh - Năm 2011 [7, 79-91] các tác giả đã dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dục KNS ở Việt Nam những năm qua, đã đề xuất nội dung giáo dục KNS cho HS trong các nhà trƣờng phổ thơng nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, bao gồm các KNS cơ bản, cần thiết sau:
- Kỹ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là khả năng hiểu biết, đánh giá đƣợc bản thân mình về tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu...
- Kỹ năng đồng cảm, chia sẻ: Đồng cảm và chia sẻ là sự cảm thơng, thƣơng xót, là sự cho đi hay giúp đỡ ngƣời khác cả về vật chất lẫn tinh thần bằng tất cả khả năng của mình giúp học vƣợt qua những khó khăn, hoạn nạn mà khơng mong muốn đƣợc đền đáp, trả ơn.
- Kỹ năng tƣ duy tích cực: Tƣ duy tích cực là những ý nghĩ lành mạnh, tích cực ln đề cập đến niềm vui sƣớng, hạnh phúc và sự thành công trong mọi hành động, mọi tình huống.