Nguyên tắc xây dựng các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học sông lô, quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 79)

10. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Biện pháp chính là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Để đạt đƣợc mục tiêu quản lý, các biện pháp phải đƣợc thực hiện một cách đồng bộ. Các biện pháp phải đƣợc bổ sung hỗ trợ cho nhau, không đƣợc coi nhẹ biện pháp nào, quy trình thực hiện phải liên hồn.

Đảm bảo tính đồng bộ trong các biện pháp quản lý hoạt động GD KNS là hệ thống các biện pháp phải tác động vào các khâu, các yếu tố của hoạt động giáo dục học sinh. Phải coi trọng hoạt động GD KNS cho HS theo hƣớng tiếp cận từ dạy học, công tác chủ nhiệm của GV đến hoạt động ngoài giờ lên lớp của Đội TNTP. Bên cạnh đó phải đảm bảo phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng cũng nhƣ đảm bảo các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất, tài chính nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình giáo dục, giúp nhà trƣờng thực hiện và đạt đƣợc mục tiêu giáo dục.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Mỗi đơn vị nhà trƣờng có một đặc thù riêng biệt, có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, thuận lợi, khó khăn khơng giống nhau. Đối tƣợng học sinh ở các độ tuổi trong từng lớp học khác nhau, mỗi vùng miền cũng vậy có những khác biệt riêng về sự nhanh nhạy trong nhận thức, sự tự tin, cách biểu lộ cảm xúc...Chính vì thế, việc đề xuất các biện pháp cần chú trọng đến tình hình, điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Các biện pháp đề ra phải bảo đảm yếu tố phù họp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh nói chung cũng nhƣ những đặc điểm riêng của học sinh mỗi trƣờng, đồng thời phải phù hợp với các điều

kiện về nguồn lực hiện có của nhà trƣờng, của địa phƣơng nhƣ: nhân lực, CSVC, kinh phí, thời gian và khơng gian thực hiện, các rào cản, phong tục tập quán. Nguyên tắc này đòi hỏi phải nắm bắt thông tin một cách chính xác, nhanh chóng, cụ thể, tránh xa vời, viển vơng.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Trong công tác quản lý, biện pháp quản lý đƣợc đề xuất phải đảm bảo tính khả thi tức là biện pháp đó phù hợp với tình hình thực tế, năng lực thực hiện và khả năng có thể có của nguồn lực.

Ngƣời quản lý phải xây dựng biện pháp theo quy trình khoa học, dựa vào phân tích vấn đề, xác định nguyên nhân, đánh giá các tác động của nhiều yếu tố theo phƣơng pháp luận khoa học, dựa vào các số liệu thực tế và các dự báo tin cậy. Việc thăm dò kiểm chứng mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp là căn cứ khách quan để đánh giá tầm quan trọng và hiệu quả áp dụng vào thực tiễn quản lý. Trên cơ sở này, ngƣời quản lý mới áp dụng biện pháp cho việc thực hiện nhiệm vụ đề ra của đơn vị. Ngoài ra biện pháp cần phải linh hoạt, phù hợp với những thay đổi thông thƣờng trong môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học sông lô, quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)