10. Cấu trúc của luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ
1.5.3. Trình độ của đội ngũ giáo viên
Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ GV dạy ở trƣờng tiểu học đều có trình độ tốt nghiệp từ trung học sƣ phạm trở lên. Đa số GV có trình độ cao đẳng, đại học. GV đều đƣợc đào tạo kiến thức về tâm lý GD, nghiệp vụ sƣ phạm, đƣợc tiếp xúc làm quen với các hoạt động GD trong nhà trƣờng.
Với yêu cầu của xã hội, trong thời kỳ đổi mới CNH, HĐH đất nƣớc, đội ngũ GV ln tích cực trau dồi kiến thức và nghiệp vụ sƣ phạm, học tập về công nghệ thông tin, biết khai thác tài nguyên phục vụ dạy học trên internet và sách báo, yêu nghề mến trẻ, yên tâm với công việc, gắn bó với lớp, với trƣờng. Tuy nhiên, trong đội ngũ các nhà giáo khơng ít các thầy cơ mới chỉ chú ý đến “dạy chữ” và chƣa quan tâm đến việc “dạy ngƣời”. Điều này đƣợc thể hiện trong các bài giảng cịn thiếu tính thực tiễn, cứng nhắc trong việc xử lý tình huống sƣ phạm, thiếu sự quan tâm uốn nắn hành vi của học sinh, ngại trong việc tham gia các hoạt động chung của nhà trƣờng mà nhất là hoạt động giáo dục đạo đức, nếp sống cho HS. Vì thế các nhà quản lý GD nói chung, ban giám hiệu nhà trƣờng nói riêng cần phải có kế hoạch, chƣơng trình và các
yêu cầu trong công tác GD tƣ tƣởng, trình độ nhận thức của GV về nghề nghiệp, nhất là về GD KNS cho HS, việc “Dạy chữ, dạy ngƣời” là những yêu cầu cần phải đƣợc thực hiện liên tục và xuyên suốt, mọi nơi, mọi lúc trong tƣ tƣởng của mỗi ngƣời thầy. Chỉ khi nào đội ngũ cán bộ, GV nhận thấy rõ vai trị, trách nhiệm của mình đối với việc dạy học và GD học sinh thì cơng tác giáo dục GD KNS mới đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.
1.5.4. Nhận thức của các lực lượng tham gia quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Nhận thức của các lực lƣợng tham gia quản lý hoạt động giáo dục KNS là một trong những điều kiện quan trọng chi phối hoạt động quản lý giáo dục KNS. Nhận thức của các lực lƣợng tham gia quản lý và giáo dục KNS cho HS tiểu học đƣợc đánh giá bởi các vấn đề sau: Nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết phải giáo dục KNS cho HS tiểu học; Hiểu thế nào là kỹ năng sống? Ý nghĩa, vai trò của giáo dục KNS cho HS tiểu học trong giai đoạn hiện nay, nhất là trƣớc sự phát triển và hội nhập của đất nƣớc; Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa ban giám hiệu, Đội TNTP HCM, GVCN; Vai trị, trách nhiệm của gia đình, của các tổ chức xã hội và mối quan hệ giữa nhà trƣờng - gia đình - các tổ chức xã hội trong việc giáo dục KNS cho HS tiểu học.
Tuy nhiên trình độ nhận thức của các lực lƣợng tham gia quản lý và giáo dục KNS cho HS khơng đồng đều, do đó sự tham gia của các lực lƣợng trong các hoạt động GD sẽ khác nhau. Vì vậy địi hỏi nhà quản lý tổ chức các hoạt động cần có sự tuyên truyền vận động, hƣớng dẫn, động viên khuyến khích kịp thời tới các lực lƣợng tham gia quản lý GD thì cơng tác giáo dục KNS cho HS mới đƣợc nâng tầm và đạt hiệu quả nhƣ mục tiêu giáo dục đề ra.
1.5.5. Văn hóa nhà trường
Giáo dục gắn liền với lịch sử loài ngƣời. Đối với nhân loại, giáo dục là phƣơng thức bảo tồn và bảo vệ kho tàng tri thức văn hoá xã hội. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và một nền giáo dục lâu đời, trải qua
các thời kỳ lịch sử, cộng đồng ngƣời Việt đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức, tƣ tƣởng văn hóa Việt Nam. Nền tảng văn hóa ấy đã tạo nên bản sắc về nhân cách con ngƣời Việt nam.
Cũng nhƣ sự tồn tại của giáo dục, văn hoá xuất hiện từ khi có lồi ngƣời, có xã hội. Văn hố tồn tại khách quan và tác động vào con ngƣời sống trong nó. Nếu mơi trƣờng tự nhiên là cái nơi đầu tiên nuôi sống con ngƣời, để lồi ngƣời hình thành và sinh tồn thì văn hóa là cái nơi thứ hai giúp con ngƣời trở thành “ngƣời” theo đúng nghĩa, hoàn thiện con ngƣời, hƣớng con ngƣời khát vọng vƣơn tới chân - thiện - mỹ.
Trong một tổ chức nói chung cũng nhƣ một nhà trƣờng, văn hóa ln tồn tại trong mọi hoạt động của tổ chức đó. Vấn đề là con ngƣời có ý thức đƣợc sự tồn tại của nó để quản lý và sử dụng sức mạnh của nó hay khơng. Bản thân văn hóa rất đa dạng và phức tạp. Do đó, khi có những tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều quan niệm về văn hóa, nhƣng tựu trung lại, các nhà nghiên cứu đều có một nghĩa chung căn bản: văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con ngƣời, làm cho con ngƣời và cuộc sống con ngƣời trở nên tốt đẹp hơn. Với cách tiếp cận cơ bản nhƣ vậy, tác giả xin đƣợc đƣa ra khái niệm văn hóa nhà trƣờng nhƣ sau: Văn hóa nhà trƣờng là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản đƣợc các thành viên trong nhà trƣờng cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của nhà trƣờng đó. Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì văn hóa nhà trƣờng gồm phần nổi có thể nhìn thấy nhƣ: khơng gian cảnh quan nhà trƣờng, lôgô, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp, ngôn ngữ xƣng hô giao tiếp giữa thầy và thầy, thầy và trò, trò và trò, phong cách ứng xử hàng ngày, phong cách làm việc, phong cách ra quyết định, phong cách truyền thơng, nghi thức tập thể và phần chìm khơng quan sát đƣợc nhƣ: niềm tin, cảm xúc, thái độ...
Về góc độ tổ chức, văn hóa nhà trƣờng đƣợc coi nhƣ một mẫu thức cơ bản, tạo ra một môi trƣờng quản lý ổn định giúp cho nhà trƣờng thích nghi với mơi trƣờng bên ngồi, tạo ra sự hồ hợp mơi trƣờng bên trong. Một tổ
chức có nền văn hóa mạnh sẽ hội tụ đƣợc cái tốt, cái đẹp cho xã hội. Văn hóa nhà trƣờng sẽ giúp cho nhà trƣờng thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lịng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện.
Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trƣờng, văn hóa nhà trƣờng thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thƣơng yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. Thầy cơ giáo là ngƣời trực tiếp tham gia hoạt động dạy học. Và hơn ai hết, chính nhân cách nhà giáo sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới nhân cách học trị. Vì vậy, chúng ta rất cần những thầy cơ giáo ngồi kiến thức chuyên môn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.
Đối với HS, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trị điều chỉnh hành vi. Khi đƣợc giáo dục trong một mơi trƣờng văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học trị khơng những hình thành đƣợc những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hƣớng thiện và sống có lý tƣởng. Đồng thời, văn hóa nhà trƣờng còn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con ngƣời có văn hóa thì trong con ngƣời đó ln hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thƣơng yêu con ngƣời, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà các em chƣa từng trải nhƣng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hịa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hồn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng ngƣời và cuộc sống xung quanh.
1.5.6. Các điều kiện cơ sở vật chất
Song song với việc tạo dựng “môi trƣờng sƣ phạm thân thiện” nhà trƣờng còn cần đến cơ sở vật chất đầy đủ, cảnh quan nhà trƣờng “xanh - sạch - đẹp”, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu giáo dục rèn luyện phát triển nhân cách học sinh.
CSVC và các thiết bị trƣờng học là điều kiện, là phƣơng tiện thiết yếu để tổ chức q trình GD. Nhà trƣờng có đủ diện tích mặt bằng theo quy định, có quang cảnh mơi trƣờng sạch sẽ, phòng học xây dựng đúng quy cách, có trang thiết bị kĩ thuật đồng bộ để phục vụ cho việc dạy và học ở tất cả các mơn học, thƣ viện có đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, có sân chơi, bãi tập, vƣờn trƣờng...đó là một trƣờng học có đầy đủ CSVC. Cùng với các hoạt động động GD khác, giáo dục KNS phải có đủ điều kiện tổ chức và phƣơng tiện tốt để tổ chức các hoạt động. Thiết bị tối thiểu để tổ chức các hoạt động là: hệ thống âm thanh, phƣơng tiện nghe nhìn, đàn, dụng cụ thể thao và kinh phí hoạt động. Nhà trƣờng cần đảm bảo các điều kiện vật chất để tập thể giáo viên và học sinh hoàn thành các nhiệm vụ của mình với chất lƣợng cao.
Kỹ năng sống, quản lý hoạt động giáo dục KNS là một vấn đề không mới đối với lý luận và thực tiễn cuộc sống, thực tiễn giáo dục. Vì vậy nắm chắc cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu là kim chỉ nam cho việc tìm tịi, sáng tạo đi đúng hƣớng và mang lại những giá trị thiết thực.
Công tác quản lý của nhà trƣờng ln đóng vai trị chủ đạo trong việc thực hiện hoạt động giáo dục KNS. Muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục KNS trong nhà trƣờng thì ngƣời hiệu trƣởng phải quản lý tốt các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng theo hƣớng tiếp cận KNS, phù hợp với đặc điểm tình hình. Ngƣời quản lý cần nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức GD KNS cho tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, làm tốt công tác kiểm tra đánh giá; thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng. trong quá trình trang bị kiến thức về KNS cần căn cứ vào các đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách của học sinh tiểu học để có phƣơng pháp giáo dục phù hợp.
Trong chƣơng 1, chúng tơi đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về GD KNS, đề cập đến một số khái niệm công cụ cơ bản nhƣ: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng; Khái niệm kỹ năng sống, giáo dục KNS, quản lý hoạt động GD KNS. Đặc biệt tác giả đã nghiên cứu những nội dung của quản lý hoạt động giáo dục KNS, các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học. Qua đó cho thấy việc quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học khi thực hiện cần bám sát mục tiêu GD phổ thơng, mục tiêu giáo dục tiểu học. Qua đó sẽ là cơ sở cho nghiên cứu thực trạng ở Chƣơng 2 và đƣa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục kĩ năng sống ở trƣờng tiểu học Sông Lô, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh và các trƣờng tiểu học khác trên toàn quận.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC SÔNG LÔ, QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
Quận Phú Nhuận là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận nằm về hƣớng Tây Bắc, cách trung tâm thành phố 4,7 km theo đƣờng chim bay, đƣợc xem là quận cửa ngõ ra vào phía Bắc của khu trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trƣớc năm 1975, Phú Nhuận mang đặc thù vùng đất dân cƣ, khơng có cơ sở sản xuất lớn, chỉ có một số ít cơ sở tiểu thủ cơng nghiệp các ngành nghề mộc gia dụng, mỹ nghệ, dệt, gị hàn... với quy mơ gia đình. Về thƣơng mại, dịch vụ có chợ Phú Nhuận và các cửa hàng tạp hóa, ăn uống, may mặc... trên các trục đƣờng Trƣơng Minh Ký, Võ Di Nguy. Thời kỳ này, Phú Nhuận khơng có trƣờng trung học công lập và mạng lƣới bậc học mẫu giáo mầm non; khơng có tụ điểm phúc lợi cơng ích văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí.
Sau ngày giải phóng Thành phố, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị, nhất là củng cố bộ máy hành chính nhà nƣớc, đủ sức giải quyết nhiều vấn đề cực kỳ phức tạp về chính trị xã hội thời hậu chiến ngay tại địa phƣơng, Đảng bộ và chính quyền Phú Nhuận sớm có chủ trƣơng vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất, khôi phục kinh tế. Giai đoạn này, tốc độ tăng trƣởng kinh tế trên lĩnh vực sản xuất tăng bình quân 10%/năm, tập trung vào các ngành hàng dệt may, mỹ nghệ, cơ khí, chế biến lƣơng thực... Về thƣơng mại, dịch vụ, quận hình thành mạng lƣới thƣơng nghiệp quốc doanh, hợp tác xã với chức năng chủ yếu là phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu cho dân. Các cửa hàng chuyên doanh vật liệu xây dựng, chất đốt, thực phẩm, công nghệ
phẩm... đƣợc thành lập từ quận tới phƣờng, đáp ứng phần nào nhu cầu cuộc sống nhân dân.
Về sự nghiệp giáo dục, quận tổ chức tiếp quản, nhanh chóng cơng lập hóa các trƣờng tƣ thục, coi trọng việc xây dựng, sửa chữa trƣờng lớp. Đặc biệt, Đảng bộ, chính quyền quận đã dành những ngơi nhà dạng vi la, biệt thự làm nơi nuôi dạy các cháu từ 6 tháng đến 5 tuổi. Phú Nhuận là một trong một số ít địa phƣơng sớm hình thành mạng lƣới nhà trẻ, mẫu giáo từ những năm 1975 - 1977.
Ngành Y tế với trên dƣới 20 cán bộ tiếp quản bệnh viện Cơ đốc, nhà bảo sanh và một số cơ sở y tế nhỏ để hoạt động. Trong hai năm tiếp theo, 1976, 1977, ngành phải phát triển lên tới trên 250 cán bộ nhân viên y tế mới đáp ứng nổi yêu cầu nhiệm vụ.
Trên lĩnh vực văn hóa, thơng tin, thể dục thể thao, lao động, thƣơng binh xã hội, quận sớm hình thành tổ chức và không ngừng củng cố bộ máy các cơ quan chuyên môn, phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, đáp ứng yêu cầu cuộc sống của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng đặt ra sau ngày giải phóng. Kỷ niệm lần thứ 53 Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, vào ngày 19/08/1998, quận thành lập Nhà Văn hóa làm cơ sở phúc lợi công ích văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí cho ngƣời dân.
Tổng kết 11 năm thực hiện chƣơng trình Xóa đói giảm nghèo và việc làm, tính đến tháng 11/2003 quận khơng cịn hộ nghèo theo tiêu chí Thành phố giai đoạn 1992 - 2003 (thu nhập 3 triệu đồng/ngƣời/năm trở xuống). Hiện có 1171 hộ nghèo theo tiêu chí mới (thu nhập 4 triệu đồng/ngƣời/năm trở xuống), chiếm tỷ lệ 2,97%/tổng số hộ sẽ đƣợc bảo lƣu, trợ vốn trong giai đoạn 2004 - 2005. Tổng vốn XĐGN của quận hiện có 463 tỷ đồng. Để đạt đƣợc những thành tựu kể trên, trong 30 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phú Nhuận đã trải qua khơng biết bao nhiêu khó khăn gian khổ, thậm chí có lúc phải trả giá rất nghiệt ngã cho tính nóng vội, chủ quan, duy ý chí, cho những ấu trĩ, tả khuynh trên bƣớc đƣờng khắc phục đói nghèo, lạc hậu để
vƣơn lên. Cùng với các thành tựu, những ký ức khơng vui đó sẽ là những bài