Giai đoạn từ tháng 10/2007 đến nay

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp cho vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 39)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng thị trường chứng khốn Việt Nam

2.1.1.4 Giai đoạn từ tháng 10/2007 đến nay

Kết thúc năm 2007, một năm sau khi gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam nĩi chung và TTCK VN nĩi riêng đã cĩ nhiều thàng cơng đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2007 đạt mức cao nhất trong vịng 11 năm trở lại đây với 8,48%, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc 11,3% và Ấn Độ khoảng 9%). Giá trị vốn hố của TTCK trong năm 2007 đạt mức tăng trưởng vượt bậc chiếm 43,7% GDP, một con số khơng nhỏ so với thị trường cịn non trẻ như Việt Nam.

Đầu năm 2008 nhằm lường trước những tác hại xấu cĩ thể xảy ra cho nền kính tế, Chính phủ đã thực thi hàng loạt các biện pháp hạn chế sự tăng trưởng nĩng. Đầu tiên là Chỉ thị 03 do Ngân hàng nhà nước ban hành và sau này đựơc thay thế bằng Quyết định 03 vào ngày 1/2/2008 nhằm diều chỉnh về việc cho vay đầu tư chứng khốn. Theo đĩ, các tổ chức tín dụng chỉ đựơc phép cho vay đầu tư kinh doanh chứng khốn dưới mức 20% vốn điều lệ Đồng thời duy trì hệ số an tồn vốn tối thiểu là 250%. Tiếp theo là chính sách Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị tín phiếu lên đến 20.300 tỷ đồng vào ngày 17/03/2008. Đây là quyết định của NHNN để rút bớt lượng tiền lưu hành nhằm kiềm chế lạm phát.

Ngồi ra, tình hình kinh tế thế giới trong quý I năm 2008 diễn ra vơ cùng phức tạp. Nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ vẫn chưa cĩ dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn. Thêm vào đĩ là sự gia tăng liên tục của dầu thơ, biến động thất thường của giá vàng, giá lương thực … đã làm nền kinh tế nhiều nước lâm vào khĩ khăn. Chúng ta cùng nhìn lại TTCK VN năm 2008:

- Trong quý 1, VN-Index cĩ 9 phiên giảm điểm liên tục từ ngày 14/03/2008 đến ngày 26/3/2008 cùng với khối lượng giao dịch cũng giảm làm VN - Index mất 21,6% điểm so với ngày 14/3/2008. Trong khi cả quý 1 VN - Index mất 43,9% so với đầu năm (921,07 ngày 2/1/2008). Đáy của quý 1 là 496,64 điểm vào ngày 25/3/2008

- Trong quý 2 cả giá trị giao dịch và khối lượng giao dịch đều giảm và là quý cĩ tính thanh khoản kém nhất trong năm (bình quân mỗi phiên giao dịch với khối lượng 5.942.920 cổ phiếu). Cũng trong quý này VN - Index cĩ 25 phiên giảm điểm liên tục từ 05/05/2008 đến 11/06/2008 với 28,9% điểm bị mất so với ngày 05/05/2008 trong khi cuối quý giảm 23,5% so với đầu quý. Đáy của quý 2 là 366,02 điểm vào ngày 20/6/2008.

Hình 2.1: Biểu đồ VN-Index và khối lượng giao dịch tăng trong tuần đầu tháng 4/2008, giảm dần sau đĩ.

Nguồn: http://www.ssi.com.vn

Tuần cuối tháng 4: Khối lượng và giá trị giao dịch lại sụt giảm mạnh, với chỉ hơn 6 triệu đơn vị được giao dịch mỗi ngày tương ứng với 265 tỷ đồng/ ngày trên HOSE. Trên sàn Hà Nội, 2 giá trị tương ứng là 3,6 triệu CP/ Ngày và 148,8 tỷ đồng/ngày. Cùng với xu thế sụt giảm của giá trị giao dịch, VN-Index cũng tiếp tục đi xuống. Tính đến ngày 29/4, VN-Index vẫn ở ngưỡng sát 500 điểm, đĩng cửa ở mức 522,36 điểm. Tương tự, HASTC-Index đĩng cửa ngày 29/4 mức 169,11 điểm, tiến rất sát mức đáy ngày 25/3 là 166,57 điểm.

- Quý 3, VN - Index cĩ tính thanh khoản cao nhất trong năm với khối lượng giao dịch bình quân ngày là 17.486.971 cổ phiếu. Trong quý 3, VN-Index thiết lập đỉnh sau 10 phiên tăng điểm liên tục với mức giá đĩng cửa 561,85 vào ngày 27/8/2008. Đáy của VN-Index trong quý 3 ở mức giá đĩng cửa 409,61 điểm vào ngày 1/7/2008. Trong 10 phiên tăng điểm liên tục đã giúp VN-Index tăng 18,08% so với ngày 5/8/2008.

- Quý 4, VN-Index lại tiếp tục xu hướng giảm điểm với đáy là 286,85 vào ngày 10/12/2008 và đây cũng là mức đáy của năm 2008. Đáy của quý này giảm

29,97% so với đáy của quý 3 và giảm 21,63% so với đáy của quý 2. VN-Index đĩng cửa vào ngày 31/12/2008 là 315,62 điểm giảm 73,04% so với đỉnh của VN- Index (giá đĩng cửa ngày 12/3/2007 với 1170,67 điểm) và giảm 65,73% so với ngày đầu năm 2008

Hình 2.2: Biểu đồ Chỉ số VN-index và tổng khối lượng giao dịch hằng ngày trong giai đoạn từ 01/05/2008 đến 31/12/2008

Nguồn: http://www.ssi.com.vn

Tiếp tục sức giảm từ tháng 9/2008, trong quý I/2009 VN-Index rơi qua mốc 300 điểm và chạm đáy ở 235,5 điểm vào cuối tuần tháng 02/2009 (ngày 24/02). Tuy nhiên bước sang cuối quý cĩ những chuyển biến tích cực về mức điểm cũng như khối lượng giao dịch cụ thể: VN-Index tăng 19% so với đáy 235,5 điểm, khối lượng giao dịch tháng 03/2009 tăng gấp 2,4 lần so với tháng 2 và 3,3 lần so với tháng 1. Trong quý I/2009 bối cảnh kinh tế thế giới đang cĩ những chuyển biến tích cực trong nỗ lực thốt khỏi cuộc khủng hoảng tài chính, và bản thân nền kinh tế của Việt Nam đang cĩ các chuyển biên tích cực hơn so với quý 4/2008. Mặc dù vậy, khi mà các biện pháp tài khĩa mà Chính phủ đang và sẽ sử dụng cịn cần nhiều thời gian hon nữa để phát huy hiệu quả. Thị trường tài chính nĩi chung, thị

trường chứng khốn nĩi riêng sẽ từng bước được củng cố sau khi đã thốt ra khỏi thời điểm tồi tệ nhất

Hình 2.3: Biểu đồ chỉ số VN – Index sàn TP. Hồ Chí Minh

Nguồn: http://www.fpts.com.vn

Hình 2.4: Biểu đồ chỉ số HASTC – Index Hà Nội

Nguồn: http://www.fpts.com.vn

Diễn biến trên thị trương chứng khốn trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới tiến độ cổ phần hĩa của các doanh nghiệp nhà nước. Nếu như

trước đây các nhà đầu tư tích cực tìm kiếm lịch IPO để tham gia đấu giá cổ phiếu thì hiện nay rất ít người quan tâm. Cĩ nhiều nguyên nhân dẫn đến sự “vắng lặng” của các đợt IPO trong thời gian gần đây trong đĩ quan trọng nhất là sự sụt giảm mạnh mẽ của thị trường chứng khốn những quan ngại về vấn đề lạm phát, tình trạng cung vượt cầu. Nếu khơng cĩ những giải pháp đột phá thì cĩ thể chương trình cổ phần hĩa các doanh nghiệp nhà nước tới năm 2010, một trong những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO sẽ khĩ thành hiện thực.

Như vậy, trên đây là sự phân tích khái quát thực trạng của TTCK VN qua 4 giai đoạn, mục đích của việc chọn 4 giai đoạn này là để chúng ta cĩ thể thấy rõ hơn những vấn đề của thị trường. Trong 4 giai đoạn này, thị trường ở mỗi giai đoạn là một xu hướng và xen kẽ nhau, cĩ những lúc thị trường liên tục đi lên liên tục và cĩ những lúc ngược lại. Thị trường khơng cĩ chu kì ngắn hạn (vài tháng) là tăng hoặc giảm. Như vậy cĩ thể nhìn nhận rằng TTCK VN phát triển khơng ổn định và cĩ nhiều biến động.

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp cho vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)