3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn không chuyên tại trường THPT
3.2.5. Đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá và xếp loại kết quả học tập các
môn không chuyên
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Đánh giá kết quả dạy học như thế nào, thì cách thức dạy và học sẽ thay đổi phù hợp theo. Đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá và xếp loại kết quả học tập các mơn khơng chun chính là để điều chỉnh các hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS trong q trình quản lý HĐDH các mơn khơng chuyên.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện
Đánh giá chất lượng giáo dục, phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục toàn diện, tức là phải đánh giá đầy đủ kết quả giáo dục của HS trên các mặt giáo dục văn hoá, giáo dục đạo đức, thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động hướng nghiệp.
Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động kiểm tra đánh giá HĐDH nói chung và ở các mơn khơng chun nói riêng cần đảm bảo 3 yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo tính giá trị: Đúng mục tiêu và nội dung. - Đảm bảo độ tin cậy: Sự đo lường chính xác. - Đảm bảo tính khả thi.
Chỉ đạo các tổ chức trong trường xây dựng tiêu chí quản lý, đánh giá và tự đánh giá về kết quả HĐDH các môn không chuyên.
+ Tiêu chí về việc xây dựng kế hoạch và tính khả thi kế hoạch cơng tác của các tổ chuyên môn và các tổ chức trong nhà trường.
+ Tiêu chí về hoạt động chun mơn của GV.
trường.
+ Tiêu chí về chất lượng học tập và hoạt động tự học của HS.
+ Tiêu chí về các hoạt động xã hội hóa giáo dục; phối kết hợp Nhà trường - Gia đình - Xã hội.
Đề kiểm tra đánh giá HĐDH nói chung và ở các mơn khơng chun nói riêng có hiệu quả cần thực hiện qua 4 khâu:
- Xác định mục đích, u cầu, nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá. - Xác định tiêu chí kiểm tra, đánh giá.
- Tiến hành, kiểm tra đánh giá.
- Phân tích kết quả, nhận xét, kết luận.
Do tính chất đặc thù của các mơn khơng chuyên, nên chuẩn đánh giá cũng cần có những yêu cầu khác biệt giữa hai loại môn học trong THPT chuyên.
Hiệu trưởng trường THPT chuyên tập trung chỉ đạo việc đánh giá HS theo hướng kết hợp giữa GV đánh giá HS với HS đánh giá lẫn nhau và HS tự đánh giá mình. Việc đánh giá HS gồm kiểm tra kiến thức cơ bản, phần sáng tạo của từng HS; kết hợp đánh giá qua việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng với đánh giá năng khiếu. 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng thành lập một ban kiểm tra chuyên môn nội bộ và phối hợp với cấp ủy, Ban Thanh tra nhân dân, Cơng đồn, Đồn TNCS kiểm tra hoạt động các tổ chuyên môn và GV. Công tác kiểm tra được đặt trọng tâm ở một số hoạt động sau: Hoạt động dạy học; Thực hiện quy chế chuyên mơn..... Cơng tác kiểm tra được thực hiện có định kỳ, đột xuất hoặc báo trước ngắn ngày.
Hiệu trưởng kiểm tra định kỳ, đột xuất hoặc có báo trước một số đợt kiểm tra khác như: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn thể, hoạt động chuyên môn... chủ yếu là thông qua tổ trưởng chuyên môn tổng hợp và báo cáo.