2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn không chuyên tại trường THPT
2.3.3. Thực trạng phương pháp giảng dạy của GV theo loại môn học
- Ở các môn chuyên
Phương pháp dạy học cho HS nhà trường cũng chưa khác biệt nhiều so với dạy đại trà. Bài giảng của một bộ phận GV thường ít sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để mơ tà, trình bày các nội dung bài giảng, ít sử dụng thí nghiệm đã làm hạn chế cơ hội để HS độc lập giải quyết vấn đề. Sự khuyến khích phát triển các kỹ năng học tập chưa đề cao đúng mức phương pháp tự học của HS.
Phần hướng dẫn HS tự nghiên cứu khoa học còn hạn chế, mới xuất hiện ở một vài môn chuyên. HS chủ yếu học nhiều, đọc nhiều, luyện nhiều đề chuẩn bị cho các kỳ thi kiểm tra định kì, thi HSG.
- Ở các mơn khơng chun
Nhìn chung, đa số GV cịn nặng về truyền đạt thơng tin, phổ biến kinh nghiệm, luyện kỹ năng cho HS. Việc mỗi GV là ngưòi tổ chức các hoạt động hỗ trợ, động viên HS tự tìm tịi, khám phá tri thức cịn ít, chưa trở thành thói quen. Phương pháp dạy học đó chưa phát huy được tính tự giác, độc lập và sáng tạo của HS.
Phần lớn các GV còn ngại vận dụng những phương pháp dạy học mới (thảo luận, hoạt động theo nhóm, nhập cuộc, nhập vai..) là những phương pháp dạy học rất có hiệu quả trong đào tạo, nhưng địi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức.
Để đánh giá thực trạng về phương pháp dạy học của GV dạy các môn học chuyên và môn không chuyên tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tác giả đã tiến hành khảo sát 856 HS của trường. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8. Tổng hợp đánh giá của HS về phương pháp dạy học của GV qua môn học
TT Phƣơng pháp dạy học Môn Số ý kiến Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Chưa tốt 1 Gây hứng thú, phát huy sự chủ động, sáng tạo của HS Chuyên 856 813 26 17 2.93 1 K.chuyên 856 693 120 43 2.76 7 2
Cải tiến phương pháp và sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học
Chuyên 856 762 68 26 2.86 3
K.chuyên 856 676 155 25 2.76 6
3 Dành thời gian rèn luyện kỹ năng và hướng dẫn HS tự học.
Chuyên 856 796 43 17 2.91 2 K.chuyên 856 599 197 60 2.63 8
4 Tổ chức hội thảo về phương pháp học tập Chuyên 856 719 86 51 2.78 4 K.chuyên 856 0 0 0 0.00 10 5 Thực hành thí nghiệm có hiệu quả trong học tập Chuyên 856 717 86 53 2.78 5 K.chuyên 856 580 231 45 2.63 9
Ghi chú: Mức độ: Tốt: 3 điểm; TB: 2 điểm; Chưa tốt: 1 điểm.
Theo kết quả tổng hợp ở bảng 2.8 cho thấy: Đối với môn chuyên, GV đã tích cực vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại như: Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp lấy HS làm trung tâm, GV chỉ là người hướng dẫn, HS là người chiếm lĩnh kiến thức, thường xuyên tăng cường kỹ năng thực hành cho HS, cụ thể như: Gây hứng thú, phát huy sự chủ động, sáng tạo của HS (thứ bậc 1), Cải tiến phương pháp và sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học (thứ bậc 3), Dành thời gian rèn luyện kỹ năng và hướng dẫn học sinh tự học (thứ bậc 2). Ngồi ra, cịn tổ chức các cuộc hội thảo về phương pháp dạy học nhằm trao đổi kinh nghiệm trong tổ chun mơn; phát huy tính chủ động sáng tạo của HS (thứ bậc 4), Thực hành thí nghiệm có hiệu quả trong học tập (thứ bậc 5).
Tuy nhiên, đối với các môn không chuyên hoặc các môn được coi là mơn phụ thì được được đánh giá thấp hơn, cụ thể như: Gây hứng thú, phát huy sự chủ động, sáng tạo của HS (thứ bậc 7); cải tiến phương pháp và sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học (thứ bậc 6), dành thời gian luyện kỹ năng và hướng dẫn học sinh tự học (thứ bậc 8). Ngoài ra tổ chức các cuộc hội thảo về phương pháp dạy học không được tổ chức (thứ bậc 10); thực hành thí nghiệm có hiệu quả trong học tập (thứ bậc 9).
Điều đó chứng tỏ rằng phương pháp dạy học của GV dạy các môn khơng chun chưa khắc phục được thói quen đọc chép, chưa kích thích tư duy sáng tạo trong các em; các thiết bị thí nghiệm cịn sơ sài, tính chính xác chưa cao khiến GV ngại thực hành thí nghiệm vì sợ thất bại; Việc giao lưu, trao đổi để học tập giữa các lớp, các môn khơng chun cịn nhiều hạn chế. Những điều bất cập trên làm hạn chế một phần chất lượng giáo dục, đào tạo các môn không chuyên của nhà trường.