3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn không chuyên tại trường THPT
3.2.6. Tăng cường xã hội hóa cơng tác giáo dục và huy động cộng đồng tham gia
quản lý giáo dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục các môn không chuyên.
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Thực hiện tốt xã hội hóa cơng tác giáo dục và huy động cộng đồng tham gia đóng góp cho giáo dục nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục tồn diện là vơ cùng quan trọng và mang tính chiến lược. Chính các nguồn lực về vật chất và tinh thần từ
mệnh của mình.
3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện
Nâng cao nhận thức trong tập thể sư phạm nhà trường về quan hệ qua lại giữa nhà trường và cộng đồng. Tránh tình trạng chỉ hiểu một chiều là xã hội hóa giáo dục chỉ đem lợi đến cho nhà trường.
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ GV chủ nhiệm về lĩnh vực xã hội hóa giáo dục để GV chủ nhiệm tư vấn cho cha mẹ HS, là nhịp cầu nối giữa nhà trường và gia đình trong cơng tác giáo dục HS.
Đầu năm học, Ban giám hiệu chỉ đạo tốt các kỳ họp toàn thể cha mẹ HS với GV chủ nhiệm để thống nhất mục tiêu kế hoạch giáo dục.
Xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường tham khảo, lấy ý kiến thảo luận từ ban chấp hành hội cha mẹ HS.
Thống nhất lịch làm việc và xác định rõ để cha mẹ HS nhận thức rõ trách nhiệm mà họ cần chia sẻ và cộng tác với nhà trường.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện
Bầu Ban chấp hành Hội cha mẹ HS, ban chấp hành chi hội các lớp, phân công nhiệm vụ của các thành viên ban chấp hành để tiện liên hệ công việc.
Tổ chức ký cam kết trách nhiệm giữa gia đình và nhà trường và các lực lượng ở địa phương.
Cần tạo sự đồng thuận cao giữa nhà trường và cộng đồng để xã hội tập trung sức lực cho nhà trường thể hiện hết chức năng của mình đối với xã hội.
Huy động sự tham gia của Hội cha mẹ HS trong công tác giáo dục.
Củng cố, tổ chức, nâng cao vai trò Ban chấp hành hội cha mẹ HS của trường. Thường xuyên trao đổi thông tin về kết quả các mặt rèn luyện của HS với cha mẹ HS thông qua sổ liên lạc điện tử.
Nhà trường yêu cầu cha mẹ HS có trác nhiệm: Tạo điều kiện tốt nhất về CSVC (sách vở, dụng cụ học tập.....); dành thời gian cho con tự học ở nhà; thường xuyên trò chuyện để hiểu và giúp con tháo gỡ những khó khăn, động viên khuyến khích con học tập nhằm phát triển tồn diện cả về thể chất và tinh thần, trở thành trò giỏi, con ngoan.