2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn không chuyên tại trường THPT
2.3.2. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung chương trình theo loại mơn học
- Ở các môn chuyên
Hiện nay, nội dung chương trình dạy học ở các trường chuyên do các trường chuyên tự biên soạn, dựa trên các quy định của Bộ GD&ĐT về Chương trình giáo dục THPT chung (cơ bản và nâng cao).
Sau nhiều năm liên tục xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu, đến năm học 2012 – 2013 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Điên Biên đã xây dựng và đưa vào thực hiện thành cơng chương trình giáo dục của nhà trường. Đây là sự kết hợp giữa chương trình THPT và nội dung chuyên sâu, hướng đến hai mục tiêu cơ bản là HS được giáo dục toàn diện và đào tạo chuyên sâu, phát triển năng khiếu. Chương trình để giảng dạy đều dựa trên bộ sách giáo khoa cơ bản, nâng cao và bổ sung thêm một số kiến thức để dạy cho các môn chuyên. Tài liệu giảng dạy chính chủ yếu do các GV giảng dạy và nhóm chun mơn phải tự nghiên cứu, tìm tịi từ trên mạng, từ các trường bạn, hoặc từ các đề thi HSG quốc gia, quốc tế. Nội dung bài giảng cụ thể của môn học chuyên do GV trực tiếp đứng lớp biên soạn.
Ở trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Điên Biên, tất cả các lớp đều học theo Ban Cơ bản và môn tự chọn nâng cao là môn chuyên và các mơn cận chun.
Ngồi ra những nội dung nâng cao phải kết hợp với từng phần của từng môn chuyên hoặc bố trí ngoại khóa bồi dưỡng hay chuyên đề. Đây là phần khơng có sự hướng dẫn thực hiện thống nhất về mặt thời gian hay mức độ, do đó cũng khơng có u cầu về mục tiêu cần đạt của từng phần.
Trong thực tế những GV có kinh nghiệm thì phần nâng cao được dạy đúng mực (phù hợp với sự nâng cao của đề thi), song còn rất nhiều GV dạy quá nâng cao hoặc rất rộng (tất cả những kiến thức có liên quan đến nội dung nâng cao) điều này làm cho HS căng thẳng, tạo áp lực lớn.
Thực tế số tiết dành cho môn chuyên bằng 150% thời gian so với chương trình đại trà, các chuyên đề hoặc hoạt động ngoại khóa thường được dạy từ 1 đến 2 buổi/tuần. Thời gian thược hiện chương trình giáo dục do trường biên soạn, nên thời gian học được bắt đầu sớm hơn và nhiều hơn so chương trình chung: từ ngày 10 tháng 7 hoặc ngày 20 tháng 7 hằng năm.
- Ở các môn không chuyên
Nội dung chương trình các mơn khơng chun cũng đều được xây dựng dựa trên khung chương trình của Bộ và học theo Ban Cơ bản
Để đánh giá thực trạng về nội dung bài soạn của GV dạy các môn học chuyên và môn không chuyên tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tác giả tiến hành khảo sát 11 CBQL (gồm 04 Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng và 07 tổ trưởng chun mơn) và 62
Bảng 2.6. Tổng hợp đánh giá của CBQL về nội dung bài soạn theo loại môn học
TT Nội dung Môn Số ý
kiến Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Chưa tốt 1
Bài giảng của GV được soạn theo hướng đòi hỏi sự nỗ lực học tập của HS.
Chuyên 11 7 4 0 2.64 1
K.chuyên 11 5 5 1 2.36 4
2 Bài giảng được soạn theo hướng tạo động lực cho HS học tập.
Chuyên 11 6 4 1 2.45 3
K.chuyên 11 3 6 2 2.09 7
3
GV sử dụng thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh nội dung và phương pháp.
Chuyên 11 5 4 2 2.27 5
K.chuyên 11 3 5 3 2.00 8
4
GV sử dụng tài liệu tham khảo (ngồi giáo trình chính) để soạn bài giảng.
Chuyên 11 6 5 0 2.55 2
K.chuyên 11 3 4 4 1.91 9
5 GV cập nhật tài liệu giảng dạy. Chuyên 11 4 5 2 2.18 6 K.chuyên 11 2 4 5 1.73 10
Ghi chú: Mức độ: Tốt: 3 điểm; TB: 2 điểm; Chưa tốt: 1 điểm.
Nhìn vào kết quả bảng 2.6 cho thấy, đối với các mơn khơng chun thì việc GV soạn bài theo hướng đòi hỏi sự nỗ lực học tập, tạo động lực và sử dụng thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh nội dung và phương pháp, sử dụng tài liệu tham khảo, cập nhật tài liệu giảng dạy được đánh giá ở mức độ thấp hơn (thứ bậc 4,7,8,10,9). Ngược lại, đối với môn chuyên những nội dung này được đánh giá cao hơn rõ rệt (thứ bậc 1,2,3,5,6)…
Nhận thức của đa số GV cũng cho thấy sự phân biệt rõ rệt đó (Bảng 2.7).
Bảng 2.7. Tổng hợp đánh giá của GV về nội dung bài soạn theo loại môn học.
TT Nội dung Môn Số ý
kiến Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Chưa tốt 1
Bài giảng của GV được soạn theo hướng đòi hỏi sự nỗ lực học tập của HS.
Chuyên 62 54 5 1 2.79 3
K.chuyên 62 49 9 3 2.71 6
2
Bài giảng được soạn theo hướng tạo động lực cho HS học tập.
Chuyên 62 57 4 1 2.90 1
3
GV sử dụng thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh nội dung và phương pháp.
Chuyên 62 56 4 2 2.87 2
K.chuyên 62 45 15 2 2.69 9
4
GV sử dụng tài liệu tham khảo (ngồi giáo trình chính) để soạn bài giảng.
Chun 62 49 9 3 2.71 6
K.chuyên 62 44 16 2 2.68 10
5 GV cập nhật tài liệu giảng dạy. Chuyên 62 50 7 5 2.73 4 K.chuyên 62 49 8 5 2.71 6
Ghi chú: Mức độ: Tốt: 3 điểm; TB: 2 điểm; Chưa tốt: 1 điểm.
Đối với môn chuyên GV đánh giá cao việc soạn bài theo hướng đòi hỏi sự nỗ lực học tập, tạo động lực và cập nhật tài liệu giảng dạy được đánh giá ở mức độ khá tương đồng với ý kiến đánh giá của CBQL (thứ bậc 3,1,4).
Đối với môn học chuyên và môn không chuyên việc GV sử dụng thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh nội dung và phương pháp và sử dụng tài liệu tham khảo (ngoài giáo trình chính) để soạn bài giảng bài có sự khác biệt rõ rệt, cụ thể: Đối với môn chuyên được đánh giá ở mức độ khá cao (thứ bậc 2, 6). Cịn đối với các mơn khơng chun được đánh giá ở mức độ thấp hơn (thứ bậc 9,10). Điều đó chứng tỏ rằng trong khâu thiết kế bài giảng đối với mơn khơng chun, GV ít quan tâm đến những thơng tin phản hồi từ phía học sinh để có sự điều chỉnh nội dung và phương pháp bài giảng, ít sử dụng tài liệu tham khảo để soạn bài.
Bên cạnh việc căn cứ vào kết quả điều tra, chúng tơi đã tìm hiểu thực tế qua trị chuyện với cô giáo Nguyễn Thị Hồng Lam - giáo viên môn Vật lý, với câu hỏi 1 Theo cô
Cơ sở để các GV điều chỉnh nội dung bài soạn là gì? Cơ trả lời: Cơ sở để điều chỉnh lại
việc soạn giảng là căn cứ vào PPCT, nội dung bài học và mặt bằng nhận thức của HS trong lớp. Câu hỏi 2: Theo cô phương pháp giảng dạy (sự tương tác giữa GV và HS)
trong tiết học có ảnh hưởng gì đến việc soạn giảng khơng? Cơ trả lời: Có, nhưng chắc là
khơng nhiều, đại đa số trong tiết học GV chỉ mới giải đáp những vướng mắc của các em trên lớp liên quan đến nội dung bài học và khơng có sự ghi chép để rút kinh nghiệm, ít GV lấy đó làm cơ sở để điều chỉnh lại việc soạn giảng. Tác giả thiết nghĩ đây là một khâu quan trọng không thể bỏ qua, đặc biệt là đối với lực lượng GV trẻ mới vào nghề. Làm tốt khâu này chính là GV đã tích lũy được những kinh nghiệm thực tế khi đứng lớp.