Biện pháp 1: Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 75 - 79)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non Định

3.2.1. Biện pháp 1: Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giáo

giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nhà trường

3.2.1.1.Mục đích của biện pháp

- Quản lý mục tiêu, nội dung giáo dục sẽ giúp cho lãnh đạo nhà trường có cái nhìn tổng qt về mục tiêu, nội dung chương trình theo 5 lĩnh vực phát triển (Thể chất, nhận thức, tình cảm – kỹ năng xã hội, ngơn ngữ và thẩm mỹ), tránh bỏ sót nội dung cũng như lựa chọn các hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của chương trình, đưa chất lượng giáo dục của nhà trường đi đúng hướng và ngày càng phát triển. Trong quá trình thực hiện mục tiêu chương trình GDMN, bên cạnh việc lồng ghép nội dung giáo dục trẻ cần có nội dung giáo dục độc lập về lĩnh vực tình cảm – kỹ năng xã hội để mục tiêu này đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nhà trường và phù hợp bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

- Giúp cho giáo viên nắm chắc việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, chủ động thực hiện các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, khả năng nhận thức của trẻ. Thực hiện không cắt xén nội dung chương trình, địi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ nội dung của từng lĩnh vực, từng hoạt động, bài giảng. Thực hiện đầy đủ mục tiêu, nội dung giáo dục sẽ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội, phù hợp đổi mới của ngành học.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện

- Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ trong cả năm, các chủ đề, kế hoạch tuần và kế hoạch hoạt động hàng ngày

của giáo viên trên 5 lĩnh vực giáo dục: thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm – kỹ năng xã hội, thẩm mỹ. Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục cần phải phù hợp từng độ tuổi và có tính phát triển hệ thống từ lứa tuổi này sang lứa tuổi khác.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên các lớp xây dựng các mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ phù hợp chủ đề, chủ điểm trên cơ sở chương trình GDMN ban hành, theo văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn của Sở GD&ĐT Hà Nội và phịng GD&ĐT quận Hồng Mai.

+ Xác định mục tiêu chương trình dựa trên mục tiêu chung của từng lĩnh vực, đặc điểm trẻ ở từng độ tuổi, kết quả mong đợi của trẻ cần phải đạt ở cuối mỗi độ tuổi, chỉ số đánh giá trẻ. Xác định những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng để trẻ có thể học ở lớp trên và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

+ Dự kiến đưa các nội dung giáo dục theo 5 lĩnh vực vào các chủ đề trong năm học. Lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp đưa vào một môn học cụ thể, độc lập.

+ Dự kiến các điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục đã đề ra.

+ Khả năng phát triển thực tế của trẻ trong lớp mẫu giáo.

- Tăng cường giám sát chặt chẽ công tác chuẩn bị soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp và thực hiện hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên.

+ Đối với sổ soạn bài, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo giáo viên khi soạn bài phải xác định rõ mục đích, yêu cầu của từng bài học, xác định kiến thức, kỹ năng cần rèn cho trẻ, xác định rõ kiến thức nào là trọng tâm cần cung cấp. Nêu rõ những nội dung cụ thể cần dạy trẻ, sử dụng hình thức, phương pháp nào, phối kết hợp các hình thức phương pháp ra sao. Nội dung nào là cũ, cần ôn luyện, nội dung nào cung cấp mới.

+ Tăng cường quản lý giờ lên lớp của giáo viên. Tổ chức dự giờ, thăm lớp, thao giảng chuyên đề (có báo trước và khơng báo trước hoặc cho giáo viên đăng ký dự giờ). Qua đó đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy và phát hiện ra những

mục tiêu, nội dung nào giáo viên thực hiện tốt hoặc chưa tốt để có biện pháp bồi dưỡng, bổ sung kịp thời.

- Tăng cường nề nếp sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ để rút kinh nghiệm, uốn nắn kịp thời những sai sót trong q trình thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ, động viên kịp thời những giáo viên thực hiện tốt, giúp đỡ những giáo viên còn hạn chế năng lực thực hiện. Đảm bảo chế độ sinh hoạt tổ, phân công giáo viên giỏi kèm cặp giúp đỡ giáo viên mới vào ngành, giáo viên còn yếu. Tổ chức thảo luận thống nhất nội dung chương trình, mục đích u cầu, phương pháp tổ chức từng hoạt động. Hướng dẫn cách soạn bài, quan tâm khích lệ giáo viên có kế hoạch dạy học phần khó, có kỹ năng thực hành sử dụng thiết bị dạy học nâng cao và sáng tạo làm ĐDĐC, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động giáo dục trẻ.

3.2.1.3.Cách thức thực hiện

- Hiệu phó chun mơn xây dựng Kế hoạch chỉ đạo thực hiện mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục mẫu giáo đã quy định trong Chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành; dựa vào thời gian quy định trong năm học, điều kiện CSVC và các nguồn lực khác của địa phương và trường mầm non, khả năng phát triển thực tế của trẻ trong lớp mẫu giáo. Sau khi xây dựng xong phải được cấp trên phê duyệt và thông qua tập thể sư phạm giáo viên.

- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục trẻ của ngành, lãnh đạo nhà trường hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ của tổ, xác định các biện pháp thực hiện, thời gian hoàn thành, cụ thể hóa bằng kế hoạch tháng, tuần, ngày. Qua kế hoạch nhà trường và tổ chuyên môn, yêu cầu giáo viên soạn kế hoạch thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ theo nhóm lớp, cần xác định đủ 5 nội dung lĩnh vực phát triển vào các hoạt động giáo dục; xác định kiến thức trọng tâm; đề ra hình thức và phương pháp tổ chức, phương tiện dạy học cho trẻ; cách đánh giá kết quả trên trẻ; phân phối quỹ thời gian cho từng nội dung trong chủ đề và cho từng lớp; chuyên sâu từng vấn đề và tập trung vào những vấn đề khó, vấn đề cịn hạn chế của trẻ trong từng lớp, những vấn đề phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành học,

nhằm tạo ra sự chuyển biến về chất lượng đối với các vấn đề đó. Dự kiến những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nội dung chương trình và những giải pháp có thể thực thi, những điều kiện vật chất kỹ thuật cần cung cấp để việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ không bị trở ngại.

- Hiệu phó chun mơn và tổ trưởng các khối duyệt bản xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ của các khối lớp, xem xét đảm bảo theo hướng đồng tâm phát triển, khoa học, mang tính khả thi và đạt được mục tiêu chung của nhà trường.

- Lãnh đạo nhà trường quản lý giáo viên thực hiện đầy đủ mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục trẻ bằng cách: phải thường xuyên giám sát, kiểm tra giáo viên chuẩn bị bài soạn trước khi lên lớp, dự giờ dạy học của giáo viên để biết được hiệu quả việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ. Ngoài ra cần phải bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng quan sát, đánh giá khả năng của trẻ trong từng hoạt động, sử dụng các kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung các hoạt động giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục. Để quản lý việc giáo viên khi chuẩn bị bài soạn khơng bị sót mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ, lãnh đạo nhà trường có thể có biện pháp như sau:

+ Hướng dẫn giáo viên cách lập kế hoạch soạn bài + Phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài giảng + Qui định chất lượng một bài soạn đối với từng loại bài

+ Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học;

+ Có kế hoạch mua sắm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, các phương tiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy cho giáo viên

+ Xây dựng công cụ để theo dõi việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình: Lịch báo giảng, sổ dự giờ thăm lớp, sổ theo dõi bài soạn v.v…

- Lãnh đạo nhà trường chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, khen thưởng những giáo viên thực hiện nghiêm túc, đầy đủ mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục trẻ; góp ý, động viên, uốn nắn những giáo viên chưa nghiêm túc trong quá trình thực hiện.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Trong quá trình quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục trẻ, Ban giám hiệu và giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Cần nghiên cứu kỹ tài liệu Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành, những văn bản chỉ đạo của cấp trên và những tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN hiện hành.

- Xác định mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục trẻ phải dựa trên điều kiện thực tế của trường, của lớp, khả năng, hứng thú của trẻ, nhu cầu của PHHS.

- Căn cứ vào điều kiện CSVC có sẵn, năng lực chun mơn của giáo viên - Cần đầu tư, phân bổ ĐDĐC phù hợp theo các lĩnh vực giáo dục trẻ. - Có chế độ động viên, khuyến khích giáo viên tâm huyết thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 75 - 79)