Kết quả khảo cứu về tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 99)

Để làm rõ tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Định Cơng, tác giả đã tiến hành thăm dị ý kiến của 03 cán bộ quản lý và 62 giáo viên. Tổng số 65 người.

Việc khảo cứu được tiến hành bằng phiếu điều tra với 5 mức độ đánh giá và số điểm tương ứng như sau:

“Rất cấp thiết”, “Rất khả thi” “Cấp thiết”, “Khả thi”

“Khá cấp thiết”, “Khá khả thi” “Ít cấp thiết”, “Ít khả thi”

“Khơng cấp thiết”, “Khơng khả thi”

= 5 điểm = 4 điểm = 3 điểm = 2 điểm = 1 điểm

Qua khảo sát có thể thấy được tất cả CBQL, giáo viên của nhà trường tham gia đóng góp ý kiến đều đánh giá cao tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mà tác giả đề xuất.

Tất cả các biện pháp tác giả đề xuất, khơng có một ý kiến nào cho là “Ít cấp thiết” và “không cấp thiết” hay “ít khả thi” và “khơng khả thi”. Điều đó hồn tồn phù hợp với bổi cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, chứng tỏ hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo đã trở thành cấp thiết. Nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này, sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ của nhà trường.

Trong các biện pháp được khảo sát, biện pháp “1,2,4” được đánh giá là cấp thiết và khả thi nhất. Biện pháp 2“Chỉ đạo triển khai thực hiện đổi mới hình

thức, phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường” đạt điểm cao nhất về tính cấp thiết và tính khả thi với thứ bậc 1/6. Điều

này cho thấy CBQL và giáo viên nhà trường đã có sự chuyển biến về nhận thức tầm quan trọng rất lớn của việc đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ, rất phù hợp với giai đoạn hiện nay.

Bảng 3.1. Kết quả khảo cứu về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trƣờng mầm non Định Công.

TT Biện pháp Tính cấp thiết % Thứ bậc Tính khả thi % Thứ bậc 5 4 3 2 1 5 4 3 2 1 1 Biện pháp 1 64 1 0 0 0 98,8 1 63 2 0 0 0 97,5 2 2 Biện pháp 2 64 1 0 0 0 98,8 1 64 1 0 0 0 98,8 1 3 Biện pháp 3 62 3 0 0 0 96,3 3 61 2 2 0 0 95,6 4 4 Biện pháp 4 62 2 1 0 0 96,6 2 62 2 1 0 0 96,6 3 5 Biện pháp 5 60 2 3 0 0 94,6 4 58 5 2 0 0 91,8 5 6 Biện pháp 6 60 3 2 0 0 94,3 5 57 4 4 0 0 91,1 6

Mặc dù tất cả các ý kiến đều cho rằng các biện pháp là cấp thiết nhưng khi đánh giá tính khả thi thì lại có một số biện pháp được đánh giá chưa cao như biện pháp “biện pháp 5 và biện pháp 6”. Biện pháp 5 “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên trong trường” chỉ đạt

bậc 4/5 về tính cấp thiết và 5/6 về tính khả thi. Điều này cho thấy việc kiểm tra, đánh giá mang tính khách quan, người kiểm tra làm tốt nhiệm vụ của mình nhưng đối tượng được kiểm tra khơng làm tốt thì hiệu quả cũng khơng cao.

Biện pháp 6 “Thực hiện quản lý việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình

để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ” có số điểm thấp nhất cả về tính

khả thi và cấp thiết. Đây là một vấn đề không phải một sớm một chiều vì với biện pháp này, sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên nhà trường chưa đủ mà còn cần sự phối kết hợp đồng bộ của nhiều lực lượng, sự quan tâm của PHHS. Hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên đối tượng đánh giá băn khoăn về tính khả thi.

98.8 98.8 96.3 96.6 94.6 94.3 97.5 95.6 91.8 91.1 96.6 98.8 86 88 90 92 94 96 98 100

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Ý kiến đánh giá về tính cấp thiết (%) Ý kiến đánh giá về tính khả thi (%)

Biểu đồ 3.1. Mối tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi

của các biện pháp đề xuất.

Như vậy, cả 6 biện pháp mà tác giả đề xuất đều được đa số giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường ủng hộ. Kết quả trên cho thấy chúng ta có thể tin tưởng vào tính khách quan và phù hợp của các biện pháp. Quá trình chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay cần có những điều chỉnh kịp thời. Nếu được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường, cùng với sự hưởng ứng nhiệt tình, tự giác của giáo viên thì chắc chắn rằng các biện pháp quản lý trên sẽ góp phần phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Định Công.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận đã phân tích, qua khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục trẻ và quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Định Công, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp để việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Đó là các biện pháp: Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nhà trường; Chỉ đạo triển khai thực hiện đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường; Tăng cường quản lý việc sử dụng ĐDĐC phục vụ hoạt động giáo dục trẻ; Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên trong trường; Thực hiện quản lý việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ.

Qua khảo cứu, các biện pháp đề xuất đều nhận được sự đồng thuận cao của CBQL và giáo viên. Đa số các biện pháp đều nhận được 100% ý kiến đánh giá là cấp thiết và khả thi, không có phiếu nào đánh giá là “khơng cấp thiết” và “không khả thi”. Nếu nhà trường thực hiện đồng bộ các biện pháp trên sẽ góp phần rất lớn trong việc hồn thành mục tiêu giáo dục, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ là yêu cầu rất cần thiết đối với mỗi nhà trường mầm non, PHHS và toàn xã hội, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non, một trong những nhiệm vụ quan trọng là nhà quản lý phải nắm rõ các biện pháp quản lý hiệu quả.

Qua nghiên cứu lý luận đã làm rõ một số khái niệm về công tác quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non, các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ, những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non, những yêu cầu đổi mới đối với GDMN.

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non Định Công, chúng tôi đã nhận thấy bên cạnh những thành tựu đạt được của nhà trường thì cịn một số hạn chế nhất định trong công tác giáo dục trẻ và quản lý hoạt động giáo dục trẻ. Giáo viên chưa chú trọng thực hiện đồng đều các mục tiêu giáo dục trẻ, xem nhẹ mục tiêu phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội. Nội dung giáo dục trẻ đã thực hiện đầy đủ nhưng chưa hiệu quả, chưa phát huy tính tích cực của trẻ, hoạt động tích hợp cịn chưa phù hợp. Chưa đan xen các hình thức và phương pháp giáo dục trẻ một cách phù hợp, hình thức sử dụng đơn điệu. Đặc biệt có một số giáo viên hạn chế năng lực trong quá trình lựa chọn phương pháp giáo dục trẻ phù hợp với nội dung bài học. Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học mang tính đối phó, khi có Ban giám hiệu kiểm tra thì sử dụng cịn nếu khơng là khơng có đồ dùng dạy học. Nếu có sử dụng đồ dùng dạy học thì giáo viên chưa phát huy hết công dụng của đồ dùng. Công tác phối hợp PHHS chưa được coi trọng nhiều hình thức, chủ yếu chỉ thơng qua họp PHHS định kì. Cơng tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ của lãnh đạo nhà trường cũng chưa được coi trọng. Việc quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục trẻ chưa đạt hiệu quả cao. Công tác bồi dưỡng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giáo viên chưa đồng đều và không mang lại kết quả thực chất, chưa tạo được động lực, kích thích giáo viên trong q trình học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn. Kiểm tra đánh giá giáo viên cịn chưa sâu, chưa triệt để, mang nặng hình thức và cảm tính. Nhìn chung cơng tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ của lãnh đạo trường mầm non Định Công chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề tài đã xây dựng 6 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Định Cơng. Đó là những biện pháp sau:

Biện pháp 1: “Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giáo

dục trẻ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nhà trường.”

Biện pháp 2: “Chỉ đạo triển khai thực hiện đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường”.

Biện pháp 3: “Tăng cường quản lý việc sử dụng ĐDĐC phục vụ hoạt động

giáo dục trẻ”.

Biện pháp 4: “Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường”.

Biện pháp 5: “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục

trẻ của giáo viên trong trường”.

Biện pháp 6: “Thực hiện quản lý việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ.”

Muốn nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non Định Cơng, địi hỏi người lãnh đạo phải sử dụng đồng bộ các biện pháp trên. Các biện pháp có quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện. Kết quả trưng cầu ý kiến những biện pháp mà tác giả đề xuất trong Luận văn đều được cho rằng rất cấp thiết và khả thi, kết quả cao từ 91.1% trở lên. Kết quả trên cho thấy độ tin cậy của các biện pháp được đề xuất là khá tốt.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

- Tiếp tục tham mưu với các cấp các ngành có cơ chế cho nhà trường đủ định biên giáo viên trên lớp, có chính sách khuyến khích đối với người đã qua trình độ đào tạo đạt trên chuẩn, giáo viên, CBQL có trình độ Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng được hưởng bậc lương theo bằng, đảm bảo đúng theo thời gian làm việc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo động lực cho giáo viên yên tâm công tác.

- Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, công tác kiểm tra kịp thời để sửa chữa những bất cập nhà trường gặp phải.

2.2. Đối với UBND quận Hoàng Mai

- Thực hiện Đề án tách trường mầm non Định Công thành 2 trường mầm non độc lập, đảm bảo đủ nhân sự lãnh đạo nhà trường, đáp ứng tình trạng nhiều điểm trường ảnh hưởng đến quá trình quản lý.

- UBND quận ưu tiên quĩ đất xây dựng thêm trường mầm non công lập trên địa bàn phường Định Công, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn.

- Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, lý luận quản lý Nhà nước, chương trình GDMN mới, cơng nghệ thông tin, ngoại ngữ, bồi dưỡng thực hiện hồ sơ sổ sách quản lý, hồ sơ kiểm tra cho cán bộ nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục tồn quận. Phối hợp các phịng ban chun mơn mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, tổ chức kiến tập các lĩnh vực giáo dục trẻ cho giáo viên.

- Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, các tổ chức xã hội về Đề án nâng cao chất lượng GDMN để họ hiểu và tham gia thực hiện.

- Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mơn, trình độ quản lý của CBQL và giáo viên mầm non.

2.3. Đối với giáo viên

- Nhận thức đúng vai trị nhiệm vụ của mình theo đúng qui định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành. Ln có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, rèn luyện phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, cập nhật kiến thức mới theo kịp sự phát triển của xã hội. Ln có ý thức phấn đấu vươn lên trong công việc.

- Luôn coi trọng trẻ, là tấm gương để trẻ noi theo, sẵn sàng chịu trách nhiệm về kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Khái niệm về quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục

2. Bộ GD&ĐT (2009), Chương trình GDMN, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ GD&ĐT (1999), Chiến lược GDMN từ năm 1998 đến năm 2020.

NXB Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Bộ GD&ĐT (2008), Chiến lược GDMN từ năm 2009 đến năm 2020.

NXB Hà Nội.

5. Bộ GD&ĐT (2008), Qui định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non-

Ban hành kèm theo QĐ số 02/2008/QĐ-BGD&ĐT, Nxb Giáo dục.

6. Bộ GD&ĐT (2009), Điều lệ trường mầm non. NXB Giáo dục.

7. Bộ GD&ĐT (2009), Tài Liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm

non. NXB giáo dục Việt Nam.

8. Phạm Thị Châu (2000), Một số vấn đề quản lý giáo dục mầm non. Nxb

ĐHQG Hà Nội.

9. Phạm Thị Châu – Trần Thị Sinh (2000), Một số vấn đề quản lý giáo dục mầm non. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học

quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Chính (chủ biên) – Vũ Lan Hƣơng (2015), Phát triển Chương trình giáo dục. NXB giáo dục Việt Nam.

12. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

13. Glenn Doman (1964), Giáo dục sớm và thiên tài.

14. Phạm Minh Hạc (1984), Tâm lý học giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội.

15. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề quản lý giáo dục và khoa học giáo

dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội

16. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2009), Cẩm nang nghiệp vụ Quản lý GDMN –

17. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (chủ biên) – Lê Thị Mai Phương (2009), Giáo

trình Khoa học quản lý giáo dục. Nxb Học viện quản lý giáo dục.

18. Nguyễn Thị Hịa (2011), Giáo trình Giáo dục học mầm non. NXB Đại

học sư phạm.

19. Trần Kiểm (2015), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục.

NXB Đại học sư phạm.

20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb ĐHQG Hà Nội.

21. Maria Montessori (1936), Phương pháp giáo dục Montessori

22. Chu Thị Hồng Nhung (2014), Tình hình đổi mới giáo dục mầm non tại Việt Nam qua các giai đoạn. Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM.

23. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội, 1989. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24. Phan Thế Sủng – Lƣu Xuân Mới ( 2000), Tình huống và cách ứng xử tình huống trong quản lý giáo dục và đào tạo. Nxb ĐHQG Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 99)