Biện pháp 3: Tăng cường quản lý việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 82 - 92)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non Định

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường quản lý việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi phục vụ

vụ hoạt động giáo dục trẻ

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

- Đảm bảo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tiếp cận được với đổi mới phương pháp,

hình thức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực cho trẻ, nâng cao tay nghề phát huy sự sáng tạo ở mỗi giáo viên.

- Giúp cho lãnh đạo nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch bổ sung ĐDĐC trước mắt và có hướng phát triển lâu dài đáp ứng nội dung giáo dục trẻ.

- Nâng cao ý thức của toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên với công tác khai thác, sử dụng ĐDĐC phục vụ hiệu quả cho công tác chuyên môn giảng dạy trong năm học

- Khắc phục tình trạng sử dụng ĐDĐC mang tính hình thức, đối phó của một số giáo viên, từ đó giúp giáo viên có ý thức sử dụng ĐDĐC nhằm giúp trẻ được hoạt động tích cực và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

- Tăng cường sự quản lý nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả ĐDĐC hiện có, cũng như sửa chữa kịp thời, tránh thất thốt, lãng phí ĐDĐC của nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung thực hiện

- Lập kế hoạch quản lý sử dụng ĐDĐC cho từng năm học.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên các lớp căn cứ kế hoạch thực hiện chương trình, chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu thực tế hoạt động giáo dục trẻ đề xuất sử dụng các ĐDĐC cần thiết phục vụ hoạt động giáo dục trẻ một cách phù hợp, hiệu quả. Giáo viên đăng ký sử dụng ĐDĐC, có kế hoạch đầu năm về sử dụng ĐDĐC vào các hoạt động giáo dục.

- Kiểm kê ĐDĐC, đánh giá, kiểm tra thực tế tình hình sử dụng ĐDĐC cho hoạt động giáo dục trẻ để nắm được nhu cầu thực tế của hoạt động giáo dục trẻ cần có những ĐDĐC nào cho phù hợp và cần đầu tư ra sao; nắm được ý thức và khả năng sử dụng đồ dùng của giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao ý thức, hướng dẫn cách sử dụng ĐDĐC.

- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ, dự kiến các ĐDĐC phục vụ cho các lĩnh vực giáo dục đảm bảo đủ ĐDĐC cho cô và trẻ, phù hợp.

- Cán bộ quản lý có đủ sổ sách theo dõi việc sử dụng ĐDĐC các nhóm lớp theo từng lĩnh vực giáo dục trẻ.

3.2.3.3.Cách thức thực hiện

dạy học trên cơ sở nguồn kinh phí hiện có, nhiệm vụ trọng tâm của năm học, nhu cầu cần thiết cho dạy và học.

- Hiệu trưởng chỉ đạo công tác sử dụng ĐDĐC ngay từ đầu năm học. - Chỉ đạo các tổ chun mơn, giáo viên các lớp nghiên cứu chương trình, nội dung các hoạt động giáo dục để xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả ĐDĐC ngay từ đầu năm học. Trong điều kiện chưa thể đáp ứng một lúc các yêu cầu về ĐDĐC, cần chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả những phương tiện thiết bị hiện có, đồng thời chú ý khai thác tiềm năng sáng tạo của giáo viên trong việc tự làm đồ dùng dạy học đơn giản. Đưa việc sử dụng ĐDĐC và các phương tiện công nghệ tin học vào tiêu chuẩn bắt buộc thực hiện đối với giáo viên.

- Căn cứ vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là tư duy trực quan hình tượng, giáo viên lựa chọn ĐDĐC theo các chủ đề trong năm học phù hợp với các nội dung giáo dục, dự kiến cách sử dụng ĐDĐC nhằm khai thác triệt để ĐDĐC để giúp trẻ nhận biết kiến thức, kỹ năng trọn vẹn, đầy đủ nhất, đặc biệt phát huy óc tưởng tượng và sáng tạo, tích cực ở trẻ.

- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên các lớp đưa ra các ĐDĐC phù hợp với từng bài học và cách sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Các giáo viên cùng trao đổi, thảo luận và đưa ra ý kiến nhận xét sử dụng ĐDĐC dạy học phù hợp từng hoạt động với từng độ tuổi của trẻ. Vì thực tế nhà trường có một số giáo viên hạn chế về khả năng làm ĐDĐC tự tạo nên lãnh đạo sẽ chỉ đạo trong từng khối lớp sẽ phân công một số cô khéo tay với ý tưởng đã có thiết kế các bộ đồ dùng mẫu rồi cùng làm trong cả khối. Như vậy 100% các lớp đều có đồ dùng tự làm, phù hợp với nguyên vật liệu sẵn có, dễ làm, tiện sử dụng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thơng tin, đồ dùng dạy học vào q trình dạy học để đạt hiệu quả giờ học cao nhất.

- Đôn đốc thường xuyên, kiểm tra định kì hoặc đột xuất cơng tác sử dụng ĐDĐC. Hàng tháng có đánh giá việc sử dụng ĐDĐC, kịp thời chỉnh đốn việc sử dụng ĐDĐC của giáo viên để ngăn chặn tình trạng khơng sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả các thiết bị dạy học. Tổ chức đánh giá việc sử dụng khai thác ĐDĐC, rút ra bài học kinh nghiệm, tuyên dương cá nhân thực hiện tốt, đồng

thời nghiêm khắc xử lý những vi phạm.

- Phát động phong trào thi đua làm ĐDĐC dạy học cho tất cả giáo viên trong trường tích cực hưởng ứng, có kế hoạch trưng bày chấm thi trao giải.

- Bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên về cách sử dụng ĐDĐC hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho những giáo viên hạn chế khả năng làm ĐDĐC theo học các lớp bồi dưỡng kỹ năng.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Rà sốt các ĐDĐC hiện có và cần bổ sung phù hợp từng lĩnh vực giáo dục trẻ.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của giáo viên trong việc sử dụng ĐDĐC - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục trẻ.

- Tổ chức các buổi bồi dưỡng cách làm ĐDĐC phục vụ hoạt động giáo dục trẻ và dự tiết dạy mẫu.

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

- Giúp cho giáo viên nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phẩm chất chính trị và các nhiệm vụ chuyên môn đặt ra từ thực tiễn, từ đó nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường.

- Đẩy mạnh tinh thần bồi dưỡng, tự bồi dưỡng trong mỗi giáo viên nhằm không ngừng nâng cao năng lực sư phạm.

3.2.4.2. Nội dung thực hiện

- Ban giám hiệu nhà trường đánh giá tình hình thực tế năng lực của từng giáo viên, phân loại giáo viên cần bồi dưỡng ở những nội dung nào.

- Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chi tiết, cụ thể về các nội dung, hình thức bồi dưỡng, loại hình bồi dưỡng, ưu tiên nội dung nào bồi dưỡng trước, nội dung nào có thể triển khai sau và thời gian thực hiện.

- Bồi dưỡng các kiến thức về giáo dục mầm non, các kiến thức về hoạt động giáo dục trẻ: Phương pháp giáo dục trẻ và các kỹ năng lập kế hoạch giáo

dục, tổ chức kế hoạch các hoạt động giáo dục, quản lý lớp học và kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.

- Bồi dưỡng phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên thông qua các hoạt động sau:

+ Dự giờ, thăm lớp, tổ chức phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm + Xây dựng các tiết mẫu, lớp điểm, hội thi, hội giảng…

+ Tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên mầm non; tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tập huấn nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên, tập huấn ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình giáo dục trẻ.

+ Tạo điều kiện cho các giáo viên theo học các lớp đào tạo chính quy, khơng chính quy để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên.

- Tạo động lực, khích lệ giáo viên tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp.

- Tổ chức các hình thức bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên theo kế hoạch

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

- Ngay từ trước khi bước vào năm học, Hiệu trưởng lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường.

- Ban giám hiệu triển khai các văn bản của cấp trên về yêu cầu chuẩn đối với giáo viên mầm non và kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên nhà trường trong năm học và trong giai đoạn.

- Phân loại trình độ năng lực của giáo viên theo từng nhóm với các hình thức bồi dưỡng phù hợp để tránh tình trạng bồi dưỡng trình độ chỗ thừa chỗ thiếu, không hiệu quả.

- Xác định những nội dung bồi dưỡng chuyên môn mũi nhọn trong năm học để tiến hành tổ chức bồi dưỡng trước, những nội dung ít quan trọng hơn bồi dưỡng sau. Hoặc những nội dung chuyên môn nào nhiều giáo viên trong nhà trường còn hổng, yếu kém sẽ triển khai sớm ngay từ đầu năm học. Ngoài kế hoạch tập trung, nhà trường nên tổ chức bồi dưỡng chu kỳ, bồi dưỡng chuyên đề vào dịp hè để tất cả giáo viên cùng được tham gia.

học hỏi nhau được thường xuyên và thuận tiện, ban giám hiệu nhà trường sắp xếp bố trí phân cơng giáo viên làm cùng lớp hợp lý, giáo viên giỏi có kinh nghiệm kèm cặp giáo viên mới vào nghề, cịn ít kinh nghiệm, năng lực chun mơn hạn chế.

- Với lớp bồi dưỡng dài hạn để nâng cao trình độ chun mơn trên chuẩn, ban giám hiệu nhà trường vận động và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia dự thi các lớp đào ta ̣o cao đẳng, đại học, sau đại học. Nhà trường tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên ôn thi và học tập, bố trí giáo viên làm cùng lớp hợp lý, đặc biệt có thể trích một nguồn kinh phí từ ngân sách để động viên cho mỗi tấm bằng sau khi học xong là 600.000 đồng để giáo viên phấn khởi, có động lực tham gia.

- Giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân để có thể sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại, khắc phục những tình huống do sự cố của máy móc khi dạy. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao bản thân mỗi giáo viên cần nhận thức được việc bồi dưỡng tin học bằng cách tìm tịi tham khảo các tài liệu có liên quan và cùng nhau trao đổi với những đồng nghiệp có kinh nghiệm để được giúp đỡ, từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện sao cho hiệu quả. Ban giám hiệu cần có nhận xét, khen thưởng kịp thời với những giáo viên tự học có tiến bộ.

- Bời dưỡng ta ̣i trường

+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo tổ, nhóm, khối lớp.

Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, nhà quản lý yêu cầu các tổ chun mơn xây dựng kế hoạch cụ thể, có chỉ tiêu phấn đấu rõ ràng, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong tổ, cuối mỗi năm học cần có báo cáo với lãnh đạo. Hình thành và tổ chức sinh hoạt các nhóm chun mơn để có nội dung sinh hoạt sâu hơn, giải quyết những khó khăn cụ thể cho từng bài học cụ thể. Hiệu trưởng, hiệu phó cần sinh hoạt trực tiếp tại một tổ chuyên mơn để nắm tình hình và chỉ đạo thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Ban giám hiệu cần kiểm tra một cách thường xuyên hoạt động của các tổ, tìm hiểu nguyên nhân của việc chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt để có biện pháp chỉ đạo, uốn nắn, khắc phục kịp thời. Kết quả đánh giá cần được sự đồng tình, ủng hộ của các đồn thể và

thông qua hội đồng giáo dục nhà trường.

Thay đổi một số hình thức trong buổi sinh hoạt chun mơn thường niên tại trường như sau: sinh hoạt chuyên môn 4 buổi/ tháng (thảo luận đề tài dạy, làm đồ dùng đồ chơi, thực hành những hoạt động khó…).Với nội dung thảo luận đề tài; từng khối cùng nhau thảo luận những đề tài khó về hình thức, vướng mắc về phương pháp.... Sau khi đã tháo gỡ tồn tổ sẽ thực hành trên cơ để định lượng trước về thời gian, tình huống sư phạm có thể xảy ra, cách xử lý...Tạo điều kiện cho giáo viên nêu được mục tiêu, ý tưởng trong thiết kế bài dạy, những ý tưởng đã thực hiện được, những ý tưởng chưa thực hiện được, những tình huống phát sinh đã thực hiện trong khi tiến hành bài học; những điều thấy tâm đắc và cả những điều tự thấy mình chưa hài lịng. Khi thảo luận, nội dung trao đổi cần tập trung vào việc nhận xét các hoạt động học tập của trẻ: Hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả ? Câu hỏi nào hay ? Tình huống nào tốt ? hình thức nào gây hứng thú cho trẻ, vì sao ? v.v… Nên tránh cách nói: “Theo tơi phải thế này, thế kia…”, “Nếu tôi dạy bài này, tôi sẽ làm thế này, thế kia…” bởi mỗi giờ học có rất nhiều cách dạy khác nhau. Đối với người chủ trì, cần tạo cơ hội cho tất cả người dự được phát biểu; cần tìm hiểu ý nghĩa của những ý kiến đóng góp nhằm làm sáng tỏ những gì họ muốn phát biểu thì mọi người sẽ học hỏi được nhiều điều.

+ Dự giờ dạy học của giáo viên:

Thay đổi mục đích của việc dự giờ từ dự giờ để đánh giá sang dự giờ để học tập, giúp đỡ bởi dự giờ để đánh giá sẽ khơng thể tạo ra bầu khơng khí mà trong trong đó mọi giáo viên có thể thoải mái bày tỏ với đồng nghiệp những ý kiến, chia sẻ những khó khăn gặp phải trong q trình dạy học. Điều đó sẽ hạn chế việc phát triển năng lực chun mơn của giáo viên vì sự phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên gắn liền với các mối quan hệ giữa giáo viên với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và giữa giáo viên với nhau. Dự giờ là dịp để Ban giám hiệu giúp giáo viên thấy được mặt ưu và tồn tại để từ đó thiết kế lại bài học dựa trên thực tế đã xảy ra trong tiết dạy. Thực tế tiết dạy minh họa giúp chúng ta thấy rõ ý thức, thái độ, phản ứng của trẻ từ đó nghiên cứu xây dựng cách thức

đáp lại phản ứng đó, xem xét lại cách tổ chức hoạt động học tập. Qua những lần dự giờ, giáo viên tự tin, vững vàng hơn và từ đó Ban giám hiệu lựa chọn được những tiết mẫu để nhân rộng điển hình.

Nhà quản lý cần xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp làm cơ sở để giáo viên tự đánh giá kết quả công việc của họ. Chuẩn giờ lên lớp cũng là một quyết định quản lý của người lãnh đạo, nó gắn liền với thực tế trình độ của từng giáo viên trong từng giai đoạn. Những căn cứ để xây dựng chuẩn:

Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của các mơn học được qui định trong chương trình ♦ Những nội dung giáo dục của các loại bài (Giảng kiến thức mới, luyện tập, thực hành...)

♦ Các hình thức, phương pháp mới trong giảng dạy.

♦ Sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp như thế nào? có hiệu quả khơng? ♦ Kết quả trên trẻ, mối quan hệ giữa cô – trẻ, giữa trẻ - trẻ

Tổ chức việc dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên, nhà quản lý cần huy động nhiều lực lượng tham gia công tác dự giờ với nhiều hình thức khác nhau như:

♦ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trực tiếp dự giờ rút kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên.

♦ Bồi dưỡng cho toàn thể giáo viên kỹ năng dự giờ và phân tích giờ dạy để giáo viên dự giờ chéo nhau. Qui trình dự giờ gồm 4 bước: Chuẩn bị dự giờ, tiến hành dự giờ, phân tích và đánh giá giờ dạy của giáo viên; trao đổi rút kinh nghiệm với giáo viên

♦ Tổ trưởng chuyên môn các khối dự giờ giáo viên trong khối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 82 - 92)