Những yêu cầu đổi mới đối với GDMN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 37)

1.5.1. Giáo dục mầm non trước khi đổi mới

- Nội dung chương trình giáo dục trẻ theo hướng tích hợp chủ đề, chủ điểm. Mỗi chủ đề đều xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần cung cấp cho trẻ nhằm phát triển 5 lĩnh vực giáo dục (phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngơn ngữ, phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội và phát triển thẩm mĩ).

- Xây dựng môi trường giáo dục theo hướng mở ở từng chủ đề, thân thiện, gần gũi với trẻ.

- Nhà trường xây dựng thời gian thực hiện từng chủ đề cho các khối lớp, giáo viên các lớp căn cứ vào thời gian thực hiện của chủ đề đó để xây dựng mục tiêu chủ đề, mạng nội dung, mạng hoạt động cũng như xây dựng kế hoạch tuần, kế hoạch ngày dựa trên khả năng của trẻ và điều kiện CSVC, trang thiết bị của lớp mình.

- Giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học khác nhau một cách sáng tạo trong một chủ đề, tăng cường phương pháp dạy học tích cực. Trẻ có nhiều cơ

hội để thực hiện các hoạt động khám phá trải nghiệm và được hoạt động theo nhóm nhỏ.

- Đánh giá trẻ thường xuyên qua hoạt động dạy và học dựa vào mục tiêu, yêu cầu đề ra trong từng chủ đề.

1.5.2. Giáo dục mầm non sau khi đổi mới

- Mục tiêu giáo dục được xây dựng theo lĩnh vực phát triển của trẻ nhằm hướng đến phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm – xã hội, thẩm mỹ. Chú trọng hình thành ở trẻ chức năng tâm lý, năng lực chung của con người. Phát triển tối đa tiềm năng vốn có, hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ và phù hợp với yêu cầu của gia đình, cộng đồng, xã hội. Chuẩn bị tốt cho trẻ vào học giai đoạn sau.

- Nội dung chăm sóc và giáo dục trẻ được đổi mới theo hướng đảm bảo tính tích hợp giữa nội dung chăm sóc sức khỏe với giáo dục phát triển. Nội dung giáo dục thiết thực, đảm bảo giáo dục trẻ toàn diện và gắn với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Chương trình GDMN mới có độ mở, cho phép giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung giáo dục cụ thể phù hợp với kinh nghiệm sống, khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương nhằm phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm – xã hội, thẩm mỹ.

- Các chủ đề được thiết kế theo hình thức mạng mở, mỗi chủ đề hướng tới thực hiện mục tiêu cụ thể. Mạng hoạt động tích hợp, giáo viên tổ chức, phối hợp các hoạt động giáo dục trong mối liên hệ hỗ trợ nhau, tác động qua lại lẫn nhau giữa hoạt động trọng tâm và hoạt động bổ trợ.

- Giáo viên sử dụng các hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu, hứng thú và hoạt động tích cực của trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau. Chú trọng đến việc “học như thế nào” hơn là “học cái gì”, coi trọng quá trình hơn kết quả hoạt động. Quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, học qua tìm hiểu, trải nghiệm, học thơng qua sự hợp tác giữa trẻ với người lớn và giữa trẻ với trẻ. Coi trọng tiếp cận cá nhân trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Coi trọng tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Ngoài việc tạo cảnh sư phạm về cơ sở vật chất gần gũi thân thiện với trẻ, thì mặt tinh thần cũng được coi trọng như: mối quan hệ giữa cô và trẻ luôn vui vẻ ân cần, cởi mở, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau; quan hệ giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh, với khách...

- Đánh giá sự phát triển của trẻ: có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; chú trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, trên cơ sở đó giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với hoạt động thực tế và với trẻ. Coi trọng đánh giá thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày.

- Chương trình mầm non mới giúp trẻ được chủ động khám phá tìm tịi các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Trẻ được trải nghiệm, được tiếp cận với những thông tin trong xã hội một cách kịp thời, nên chương trình này phù hợp với sự phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 1

Công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Để làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non, đề tài đã nêu ra và phân tích một số khái niệm liên quan như: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, chức năng quản lý giáo dục, nội dung quản lý giáo dục. Quản lý hoạt động giáo dục trẻ bao gồm những nội dung: Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên, quản lý đội ngũ, cơ sở vật chất, công tác phối hợp PHHS.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục trẻ trong trường mầm non, bao gồm: điều kiện kinh tế - xã hội địa phương; Sự quan tâm của các cấp chính quyền; cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi; chất lượng đội ngũ giáo viên; Sự quan tâm của cha mẹ trẻ và năng lực quản lý của Hiệu trưởng.

Đó chính là những cơ sở lý luận quan trọng để khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Định Cơng, quận Hồng Mai, thành phố Hà Nội và đề xuất những giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Định Công.\.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI TRƢỜNG MẦM NON ĐỊNH CƠNG,

QUẬN HỒNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu

Trường Mầm non Định Công thành lập từ năm 1961. Trường được đặt tại phường Định Cơng, Quận Hồng Mai, Thành phố Hà Nội. Trước kia trường thuộc địa phận hành chính của Huyện Thanh Trì, từ năm 2005 trường được tách về Quận Hồng Mai. Trường ln nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo như UBND Quận Hồng Mai, phịng Giáo dục và Đào tạo Quận Hồng Mai và UBND Phường Định Cơng.

Nhà trường có 03 cơ sở với 21 phịng học và 2 phòng chức năng, khung cảnh sư phạm xanh, sạch, đẹp, có nhiều đồ chơi ngồi trời với nhiều chủng loại khác nhau và đầy đủ các trang thiết bị dạy và học hiện đại. Năm học 2014 - 2015 tồn trường có 1042 trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và 95 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Bảng 2.1. Số học sinh tại trƣờng Mầm non Định Công từ 2012 - 2015

Số trẻ/lớp Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Số lớp Số trẻ Số lớp Số trẻ Số lớp Số trẻ Trẻ 3 - 4 tuổi 6 280 5 245 7 321 Trẻ 4 - 5 tuổi 5 275 5 331 6 316 Trẻ 5 - 6 tuổi 7 405 8 399 8 405 Tổng 18 960 18 975 21 1042

Nguồn: Số liệu thống kê, trường mầm non Định Cơng.

Nhìn vào Bảng 2.1 về số học sinh của trường trong 3 năm học 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015 chúng ta thấy số học sinh tại trường đông và tăng theo

từng năm học. Tỷ lệ học sinh/lớp cao, trên 50 cháu một lớp. Điều này cho thấy một thực tế, tại phường Định Cơng có duy nhất một trường mầm non công lập nên đa phần phụ huynh tin tưởng vào chất lượng giáo dục của trường mầm non cơng lập, mức học phí phù hợp với kinh tế của đại đa số các gia đình. Học sinh trên lớp đông cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại trà, giáo viên vất vả trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đội ngũ giáo viên mầm non đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn theo đúng chuẩn sẽ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành học.

Bảng 2.2. Đội ngũ giáo viên trƣờng mầm non Định Công

Nguồn: Số liệu thống kê, trường mầm non Định Cơng

Nhìn vào Bảng số liệu 2.2 số lượng giáo viên nhà trường tăng dần trong 3 năm do có giáo viên đỗ viên chức được phân cơng về công tác tại trường. 100% giáo viên là nữ, khơng có giáo viên nam, 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và tỷ lệ giáo viên trên chuẩn chiếm 66%. Số giáo viên có trình độ tin học A, trình độ tiếng Anh A là tương đối cao chiếm 90%. Số giáo viên có trình độ B tin học cịn ít chiếm 10%, và tiếng anh B khơng có.

2.1.2. Mẫu nghiên cứu

2.1.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý

Đề tài chọn 3 đồng chí trong Ban giám hiệu gồm: 01 đồng chí Hiệu trưởng phụ trách quản lý chung, 01 đồng chí Hiệu phó phụ trách chun mơn, 01 đồng

Năm học

TS Nữ Dân tộc

Trình độ đào tạo Tin học Tiếng Anh

Đạt chuẩn Trên chuẩn Chưa đạt chuẩn A B A B 2012- 2013 45 45 01 45 30 0 45 0 45 0 2013- 2014 53 53 01 53 35 0 46 7 53 0 2014- 2015 62 62 01 62 41 0 53 9 62 0

chí Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất và ni dưỡng. Các đồng chí trong Ban giám hiệu đều có bằng Đại học chun mơn sư phạm mầm non, bằng quản lý giáo dục và đạt trình độ trung cấp lí luận chính trị.

2.1.2.2. Đội ngũ giáo viên

Đề tài chọn tổng thể gồm 62 giáo viên dạy ở 21 lớp mẫu giáo tại trường mầm non Định Công.

Bảng 2.3. Đội ngũ giáo viên phân công vào các lớp năm học 2014 - 2015

Khối lớp Số lƣợng lớp Số giáo viên Số GV/lớp Trình độ đào tạo trên chuẩn Tỷ lệ % giáo viên trên chuẩn Lớp 3- 4 tuổi 7 21 3 6 14,6 Lớp 4- 5 tuổi 6 18 3 15 36,6 Lớp 5- 6 tuổi 8 23 2,8 21 48,8 Tổng 21 62 41 100

Nguồn: Số liệu thống kê, trường mầm non Định Công.

Qua Bảng 2.3 tác giả nhận thấy, nhà trường đã chú ý đến việc phân công đội ngũ giáo viên vào dạy các lớp đều có trình độ chun mơn đạt chuẩn, trên chuẩn. Tuy nhiên, việc bố trí giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn vào dạy lớp 3 - 4 tuổi chưa được nhà trường quan tâm nhiều, ta nhận thấy, tỷ lệ giáo viên được phân công vào dạy lớp 3 - 4 tuổi có trình độ chun mơn trên chuẩn (6/41=14,6%) còn thấp, trong khi đó giáo viên có trình độ chun mơn trên chuẩn chủ yếu tập trung ở các lớp 4-5 tuổi và 5-6 tuổi.

Bên cạnh đó, độ tuổi của giáo viên không đồng đều: dưới 30 tuổi chiếm 30%, từ 31 đến 45 tuổi chiếm 60%, từ 46 đến 55 tuổi chiếm 10%. Giáo viên lớn tuổi chủ yếu dạy lớp 3-4 tuổi.

2.1.2.3. Phụ huynh học sinh:

Trường mầm non Định Công nằm tại phường Định Công trước đây là một xã thuần nông nghiệp, nghề nghiệp của người dân chủ yếu là làm nông. Những năm gần đây, do tốc độ đơ thi hóa tăng nhanh, nâng cấp từ xã lên phường. Bên cạnh đó địa bàn dân cư rộng lớn, phức tạp, nhiều dân cư ở các nơi khác về sinh

sống trên địa bàn phường, chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ, đại đa số học sinh là con em dân cư lao động. Tỷ lệ PHHS lao động tự do, buôn bán nhỏ chiếm 70%, trong khi đó PHHS cơng nhân viên chức chiếm 30%. Trình độ nhận thức của phụ huynh khơng đồng đều nên việc chăm sóc, giáo dục và quan tâm đến học sinh còn nhiều hạn chế. Với phạm vi đề tài, tác giả chọn ngẫu nhiên 20 phụ huynh ở các lớp khác nhau để phỏng vấn.

Bảng 2.4. Phân bố số lƣợng mẫu khảo sát phụ huynh học sinh

PHHS có con học tại các lớp

PHHS là

công nhân viên chức

PHHS làm lao động phổ thông Tổng số Lớp 3- 4 tuổi 1 7 8 Lớp 4- 5 tuổi 0 5 5 Lớp 5- 6 tuổi 2 5 7 Tổng số 3 17 20 Nguồn: tác giả

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.1. Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi

- Mục đích: Thu thập thơng tin về vấn đề cần nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơng cụ khảo sát: Phiếu khảo sát gồm có 2 phần: phần thơng tin cá nhân và phần nội dung câu hỏi. Riêng phần nội dung câu hỏi khảo sát gồm hệ thống các câu hỏi theo thang Likert với 5 mức độ đánh giá nhằm tìm hiểu ý kiến, đánh giá khách quan của giáo viên về vấn đề nghiên cứu.

- Cách tiến hành:

+ Xây dựng phiếu khảo sát dựa trên những vấn đề cần nghiên cứu

+ Giới thiệu nội dung phiếu hỏi và hướng dẫn giáo viên cách điền phiếu.

+ Tiến hành khảo sát ý kiến của giáo viên theo mẫu đã chọn: phát phiếu khảo sát cho giáo viên điền và thu ngay sau khi điền xong các thông tin trong phiếu. - Các bước khảo sát

+ Bước 1: Khảo sát thực trạng.

+ Bước 2: Khảo sát sau khi phân tích xử lý số liệu sơ bộ, đánh giá thực trạng và tìm ra nguyên nhân, đồng thời đề xuất các biện pháp. Để các biện pháp mang

tính khả thi và có thứ tự ưu tiên, tác giả khảo sát đợt 2 về đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp.

- Cách xử lý số liệu:

+ Trước tiên kiểm tra từng phiếu xem có hợp lệ khơng.

+ Tiến hành mã hóa các phiếu để nhập vào exel cho tiện theo dõi và kiểm tra. + Tiến hành nhập phiếu và phân tích các số liệu theo từng câu hỏi

+ Kiểm tra số liệu các câu hỏi có nhất qn; tìm mối tương quan giữa các câu hỏi, ví dụ: mối tương quan giữa trình độ học vấn của giáo viên với việc đạt được các mục tiêu giáo dục trẻ .

2.1.3.2. Phương pháp phỏng vấn

- Mục đích: Thu thập các ý kiến của cán bộ quản lý về thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục trẻ và những nội dung nhà quản lý triển khai để nhằm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Phỏng vấn PHHS về công tác phối hợp giáo dục trẻ.

- Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn. Câu hỏi tập trung vào những vấn đề sau:

+ Mức độ quan tâm của nhà quản lý đến các nội dung trong giáo án của giáo viên.

+ Hiệu quả của việc nhà quản lý triển khai các nội dung nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên.

+ Công tác phối hợp PHHS trong giáo dục trẻ. - Cách tiến hành :

+ Phỏng vấn trực tiếp 3 cán bộ quản lý và 20 PHHS bất kỳ. + Ghi âm, ghi chép các câu trả lời.

- Cách xử lý thông tin: + Thống kê các câu trả lời

+ Tìm mối liên quan giữa câu trả lời của PHHS với kết quả đánh giá của giáo viên.

+ Kiểm tra chéo các câu trả lời của PHHS để xem lại các hoạt động của giáo viên có đúng khơng.

2.1.3.3. Phương pháp quan sát giờ học

- Mục đích: Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục trẻ, việc sử dụng đồ dùng đồ chơi, cách đánh giá trẻ và kết quả trên trẻ.

- Công cụ:

+ 6 lớp ở 3 lứa tuổi: mẫu giáo bé 2 lớp, mẫu giáo nhỡ 2 lớp, mẫu giáo lớn 2 lớp. Trong 6 lớp chọn 3 lớp giáo viên đạt trình độ chun mơn trung bình và 3 lớp giáo viên có trình độ chun môn khá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 37)