Nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 25 - 33)

1.3. Quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non

1.3.2.Nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non

1.3.2.1. Quản lý mục tiêu giáo dục trẻ

Nhà quản lý cần xác định rõ mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ ở trường, từ đó đặt ra các yêu cầu về các điều kiện thiết yếu khác để nhằm đáp ứng mục tiêu.

Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Mục tiêu GDMN ở trẻ mẫu giáo 3- 6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm – kỹ năng xã hội, thẩm mỹ chuẩn bị cho trẻ vào tiểu học. Cụ thể như sau [2]:

* Phát triển thể chất

+ Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

+ Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. + Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong khơng gian.

+ Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đơi tay .

+ Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe.

+ Có một số thói quen, kỹ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và biết cách đảm bảo sự an toàn.

*Phát triển nhận thức

+ Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tịi những sự vật hiện tượng xung quanh. + Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đốn, chú ý vá ghi nhớ có chủ định.

+ Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.

+ Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói…) với ngơn ngữ nói là chủ yếu.

+ Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, con người, sự vật hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về tốn.

*Phát triển ngơn ngữ

+ Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày.

+ Có khả năng diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…)

+ Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày. + Có khả năng nghe và kể lại sự việc, truyện.

+ Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.

+ Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết để vào học lớp 1.

*Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội

+ Có ý thức về bản thân

+ Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh

+Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.

+ Có một số kĩ năng sống: tơn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ. + Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.

*Phát triển thẩm mỹ

+ Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống, trong tác phẩm nghệ thuật.

+ Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, tạo hình. + Yêu thích hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật.

Ngoài những mục tiêu chung về kiến thức, kỹ năng, thái độ, mục tiêu giáo dục trẻ cần hướng tới đáp ứng và phù hợp đặc điểm phát triển, nhu cầu cơ bản của đối tượng trẻ cụ thể trong từng giai đoạn nhằm hình thành ở trẻ một số năng lực và phẩm chất cần thiết cho cuộc sống của trẻ ở từng lớp, từng địa phương.

Việc xác định mục tiêu giáo dục cụ thể, chi tiết sẽ giúp xác định mục tiêu chi tiết của từng bài học. Qua đó, người giáo viên sẽ biết phải dạy những kiến thức, kỹ năng gì, mức độ rộng hẹp, nơng sâu ra sao. Từ đó họ tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý mục tiêu giáo dục trẻ càng cụ thể, việc đánh giá kết quả q trình giáo dục càng chính xác và khoa học hơn.

1.3.2.2. Quản lý thực hiện nội dung chương trình giáo dục trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển: thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm – quan hệ xã hội

Nội dung chương trình giáo dục trẻ đảm bảo tính tích hợp chủ đề, tính vừa sức, phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thơng giữa các độ tuổi và cấp tiểu học; nội dung giáo dục gắn với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống. Nội dung chương trình giáo dục trẻ phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hịa giữa chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo theo 5 lĩnh vực phát triển gồm:

* Giáo dục phát triển thể chất: phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe.

- Phát triển vận động: Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hơ hấp; Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động;Tập các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ. - Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thơng thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe; Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt; Giữ gìn sức khỏe và an tồn.

* Giáo dục phát triển nhận thức: khám phá khoa học, khám phá xã hội, làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán

- Khám phá khoa học: Các bộ phận của cơ thể con người; Đồ vật; Động vật và thực vật; Một số hiện tượng tự nhiên.

- Khám phá xã hội: Bản thân, gia đình, bạn bè, cộng đồng; Trường mầm non; Một số nghề phổ biến; Danh lam, thắng cảnh, các ngày lễ, hội.

- Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán: Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm; Xếp tương ứng; So sánh, sắp xếp theo qui tắc; Đo lường; Hình dạng; Định hướng trong khơng gian, định hướng thời gian

* Giáo dục phát triển ngơn ngữ: nghe, nói, làm quen việc đọc viết

- Nghe: Nghe các từ chỉ người, sự vật hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm, khái quát; Nghe lời nói trong giao tiếp hàng ngày; Nghe kể chuyện đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.

- Nói: Phát âm rõ các tiếng trong tiếng việt; Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau; Sử dụng các từ ngữ và câu trong giao tiếp hàng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi; Đọc thơ, ca dao, đồng dao, kể chuyện; Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.

- Làm quen việc đọc, viết: Làm quen cách sử dụng sách, bút ; Làm quen một số kí hiệu thơng thường trong cuộc sống; Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách.

* Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

- Phát triển tình cảm: Ý thức về bản thân; Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Phát triển kỹ năng xã hội: Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi; Quan tâm bảo vệ môi trường.

* Giáo dục phát triển thẩm mỹ

- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật.

- Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc (nghe, hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, xé dán, xếp hình).

- Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình).

1.3.2.3. Quản lý hình thức, phương pháp giáo dục trẻ Quản lý hình thức giáo dục trẻ

Hoạt động giáo dục trẻ là một q trình đa dạng về hình thức. Tính đa dạng của hình thức giáo dục trẻ được biểu hiện như sau:

- Dựa theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức: + Tổ chức các hoạt động có chủ đích của giáo viên.

+ Hoạt động tự do, tự chọn theo ý thích của trẻ.

+ Tổ chức lễ, hội: tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết trung thu, Ngày hội đến trường, Tết cổ truyền, Sinh nhật của trẻ, Ngày hội 8/3, Tết thiếu nhi 1/6, Ngày ra trường....)

- Dựa theo vị trí khơng gian, có các hình thức: + Tổ chức hoạt động trong phịng, lớp.

+ Tổ chức hoạt động ngồi trời.

- Dựa theo số lượng trẻ, có các hình thức: + Tổ chức hoạt động cá nhân.

+ Tổ chức hoạt động theo nhóm. + Tổ chức hoạt động cả lớp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý phương pháp giáo dục trẻ

Việc lựa chọn phương pháp giáo dục và tổ chức các hoạt động của trẻ nhằm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục trẻ đã đặt ra phụ thuộc vào đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của trẻ. Quản lý phương pháp giáo dục trẻ là quản lý việc phối kết hợp các phương pháp giáo dục với nhau trong khối thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển nhân cách trẻ toàn diện. Trong giáo dục trẻ mầm non hiện nay, thường sử dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp trực quan (quan sát kết hợp với các giác quan khác) + Phương pháp dùng lời nới (đàm thoại, trò chuyện, kể....)

+ Phương pháp thực hành trải nghiệm (thực hành, luyện tập, sử dụng trò chơi, làm thí nghiệm đơn giản).

+ Tạo tình huống giáo dục. + Động viên, khuyến khích. + Nêu gương

Việc sử dụng các phương pháp giáo dục trẻ cần đảm bảo tính trực quan, tính thực tiễn, học đi đơi với hành; lời nói của cơ giáo cần ngắn gọn, dễ hiểu, có hình ảnh; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và bổ sung lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu đề ra; đảm bảo tính cụ thể và tính thường xuyên, tính hệ thống, phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động.

Đối với trẻ mẫu giáo cần tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tịi, khám phá mơi trường xung quanh dưới nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi – học của trẻ. Quan tâm, đổi mới tổ chức mơi trường giáo dục nhằm kích thích, tạo cơ hội cho trẻ thử nghiệm và sáng tạo ở các hoạt động.

1.3.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ trong nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng. Qua kiểm tra, nhà quản lý sẽ phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu, để ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc của giáo viên khi tiến hành thực hiện hoạt động giáo dục trẻ. Q trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức và năng lực tự kiểm tra cơng việc của chính bản thân mỗi cán bộ giáo viên. Trong trường mầm non, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục trẻ bao gồm các nội dung sau:

- Kiểm tra toàn diện một giáo viên:

+ Kiểm tra kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ của mỗi giáo viên là kiểm tra giáo án soạn bài lên lớp của giáo viên từ đó đánh giá kế hoạch đó có đạt được mục tiêu độ tuổi, nội dung chương trình cũng như mức độ phù hợp với chủ đề và khả năng nhận thức của trẻ.

+ Kiểm tra kế hoạch quản lý nhóm lớp tức là kiểm tra các nội dung cơng tác quản lý nhóm lớp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục trẻ mà giáo viên đề ra.

+ Kiểm tra trình độ chun mơn, nghiệp vụ qua việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ có đúng với kế hoạch dự kiến, có cắt xén, bỏ nội dung chương trình hay khơng, q trình triển khai các hoạt động như thế nào, sử dụng

các biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục trẻ theo hướng đổi mới? Khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của trẻ đạt được mức độ nào.

+ Kiểm tra kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ (thơng qua kiểm tra chất lượng trẻ) + Tham gia các hoạt động giáo dục khác: cơng tác Đồn, cơng tác phụ huynh trẻ em, công tác tự bồi dưỡng…

- Kiểm tra giờ dạy của giáo viên:

+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài dạy trên lớp đúng chương trình và kế hoạch giảng dạy cá nhân, chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học…; Giảng dạy trên lớp của giáo viên; Kết quả nhận thức của trẻ em trên lớp.

- Các hình thức kiểm tra:

+ Kiểm tra đầu năm học, kiểm tra hàng tháng, kiểm tra học kỳ, kiểm tra hàng ngày, kiểm tra đột xuất và báo trước.

+ Dự giờ dưới nhiều hình thức: báo trước, khơng báo trước, các lớp song song, dự liên tục cả buổi, theo chuyên đề, có lựa chọn, có thể mời giáo viên trong khối cùng dự.

+ Phân tích sư phạm bài trên lớp đã dự: dựa vào lý thuyết các kiểu bài học, phân tích hoạt động giáo viên, trẻ em trong việc thực hiện mục đích, nội dung, phương pháp, kết quả nhận thức của trẻ. Cán bộ quản lý nêu kết luận cuối cùng, ghi biên bản, lưu hồ sơ.

1.3.2.5. Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, vì thế quản lý đội ngũ giáo viên mầm non là một trong những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Để làm tốt công tác quản lý đội ngũ giáo viên, nhà quản lý cần thực hiện một số việc như sau:

- Nắm vững thực trạng đội ngũ giáo viên về trình độ, năng lực, kết quả đánh giá qua các buổi dự giờ, kỳ kiểm tra, thanh tra, hội thi...theo dõi và nắm được quá trình phấn đấu của từng giáo viên.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về các lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm nâng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong điều kiện mới.

- Quản lý giờ giấc, ý thức chấp hành nội quy, quy chế chuyên môn của đơn vị. Quản lý việc thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ, kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, hồ sơ quản lý trẻ...

- Tham mưu kịp thời với các cấp quản lý để đảm bảo đời sống giáo viên (thu nhập, đóng bảo hiểm), đảm bảo điều kiện để họ công tác tốt.

- Hàng năm thực hiện đánh giá xếp loại giáo viên về các mặt chun mơn, năng lực quản lý nhóm lớp, phẩm chất đạo đức và hiệu quả công tác.

- Tiến hành đánh giá xếp loại và luân chuyển đối với giáo viên để nâng cao trình độ đội ngũ.

1.3.2.6. Quản lý cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động giáo dục trẻ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý cơ sở vật chất của trường là điều kiện quan trọng để thực hiện và nâng cao chất lượng hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ. Quản lý CSVC là quản lý toàn bộ các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng để chăm sóc và giáo dục trẻ. Tạo điều kiện đầy đủ CSVC, đồ chơi, đồ dùng dạy học, tài liệu chuyên môn nhằm giúp giáo viên nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình cũng như hiệu quả giáo dục.

Để làm tốt mặt công tác này nhà quản lý phải nắm được các nhóm CSVC,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 25 - 33)