Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 46)

2.2.1. Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Định Công

Với phạm vi của đề tài, chúng tôi lựa chọn tiến hành khảo sát 62 giáo viên trong trường mầm non Định Công. Để khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục trẻ và công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Định Công, chúng tôi đã lập 1 mẫu phiếu chung cho giáo viên với tổng số phiếu thu về là 62, kết quả được tổng hợp theo các mức độ đánh giá được qui ước tương ứng với điểm trọng số như sau:

Mức độ Điểm trọng số

Không tốt- Không thực hiện - Không hiệu quả - Không đầy đủ - Không phù hợp - Không quan tâm

1

Chưa tốt - Hiếm khi – Ít hiệu quả - Ít đầy đủ - Ít phù hợp- Ít quan tâm 2

Khá tốt - Khá thường xuyên - Khá hiệu quả - Khá đầy đủ - Khá phù hợp - Khá quan tâm

3

Tốt - Thường xuyên - Hiệu quả - Đầy đủ - Phù hợp- Quan tâm 4

Rất tốt - Rất thường xuyên – Rất hiệu quả - Rất đầy đủ - Rất phù hợp- Rất quan tâm

5

2.2.1.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ

Mục tiêu chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hịa về thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm – kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Việc thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ trong trường mầm non Định Công được đánh giá như sau:

4,00 3,87 3,81 3,58 3,77 3,94 3,65 3,68 3,42 3,61 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 3,7 3,8 3,9 4,0 4,1

Phát triển thể chất Phát triển nhận thức Phát triển ngơn ngữ Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội

Phát triển thẩm mỹ

Mức độ đầy đủ Mức độ hiệu quả

Các số liệu từ Biểu đồ 2.1 cho thấy, mức độ đầy đủ của việc thực hiện các mục tiêu giáo dục trẻ có số điểm cao hơn mức độ hiệu quả. Sự chênh lệch giữa điểm số của “mức độ đầy đủ’’ và “mức độ hiệu quả’ các mục tiêu khá cao. Như vậy có thể thấy, khơng phải cứ thực hiện đầy đủ các mục tiêu là có hiệu quả cao, việc đạt được hiệu quả cao hay thấp còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Trong các mục tiêu giáo dục, mục tiêu phát triển thể chất, giáo viên thực hiện rất đầy đủ (4,00 điểm) và được đánh giá hiệu quả nhất với điểm trung bình là 3,94. Đạt được kết quả như vậy bởi vì phát triển thể chất là chun đề chính của năm học do Sở giáo dục chỉ đạo thực hiện nên giáo viên rất tập trung chú ý đến mục tiêu này và thực hiện tốt hơn. Trong khi đó, mục tiêu phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội được giáo viên đánh giá là thực hiện chưa đầy đủ lắm (3,58 điểm) và kết quả mức độ hiệu quả thấp nhất (3,42 điểm). Sự chênh lệch điểm trung bình giữa 2 mức độ đầy đủ và hiệu quả của mục tiêu này là 0,16. Tìm hiểu sâu hơn về thực trạng này, giáo viên cho biết, do mục tiêu phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội gần giống mục tiêu nhận thức nên giáo viên không chú ý nhiều mà thường được lồng ghép luôn vào các mục tiêu giáo dục khác. Chính từ sự chưa quan tâm đồng đều các mục tiêu giáo dục trẻ của giáo viên nên kết quả đạt được ở mục tiêu chưa cao, có sự chênh lệch lớn. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất biện pháp khắc phục.

Qua Biểu đồ 2.1 tác giả thấy mục tiêu phát triển nhận thức tuy được thực hiện khá đầy đủ (3,87 điểm) nhưng hiệu quả chưa cao (3,65 điểm), chênh lệch điểm lên tới 0,22 điểm, thậm chí có giáo viên đánh giá là “ít hiệu quả”. Việc kém hiệu quả đối với mục tiêu này là do giáo viên chưa quan tâm và không nắm chắc mục tiêu phát triển nhận thức, chưa tạo cơ hội cho trẻ khám phá tìm tịi về sự vật hiện tượng xung quanh, giáo viên chưa biết cách xây dựng hệ thống câu hỏi để kích thích tư duy ở trẻ. Nói chung là do trình độ giáo viên cịn hạn chế, từ đó ngại làm và dẫn đến hiệu quả thấp.

Xét về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả, phân tích các số liệu cho thấy các giáo viên có trình độ chun mơn cao hơn và nhiều năm kinh nghiệm hơn có xu hướng đạt mức độ hiệu quả cao hơn trong các mục tiêu giáo dục trẻ.

 Trong mức độ hiệu quả của việc thực hiện các mục tiêu giáo dục trẻ, thang đo “hiệu quả” nhận được nhiều ý kiến đánh giá nhất. Phân tích sâu chỉ tiêu này, so sánh với trình độ chun mơn của giáo viên cho thấy chủ yếu các giáo viên có trình độ chun mơn là đại học đánh giá “hiệu quả” có số lượng nhiều hơn giáo viên trình độ cao đẳng và trung cấp (Biểu đồ 2.2). Giáo viên có trình độ đại học chủ yếu đánh giá đạt hiệu quả ở mục tiêu nhận thức (19 giáo viên) và ngôn ngữ (16 giáo viên). Mục tiêu phát triển lĩnh vực tình cảm - kỹ năng xã hội, giáo viên trình độ đại học đánh giá hiệu quả có số lượng thấp nhất với 10 giáo viên.

Từ kết quả phân tích qua Biểu đồ 2.2 cho thấy để nâng cao mức độ hiệu quả các mục tiêu phát triển giáo dục trẻ, cần ưu tiên tuyển giáo viên đầu vào có trình độ chun mơn cao và chú ý đến hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho

giáo viên. Xét về mức độ hiệu quả giữa các mục tiêu, mục tiêu phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội thấp nhất, để nâng cao hiệu quả mục tiêu này, Ban giám hiệu nhà trường cần bố trí sắp xếp giáo viên hiện có cho phù hợp và có biện pháp nâng cao hiệu quả mục tiêu phát triển lĩnh vực tình cảm - kỹ năng xã hội.

9 15 15 8 11 8 10 11 8 12 13 19 16 10 15 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Thể chất Nhận thức Ngơn ngữ Tình cảm - kỹ năng xã hội Thẩm mỹ

Trung cấp Cao đẳng Đại học

Biểu đồ 2.2. Mức độ “hiệu quả” phân theo trình độ học vấn của giáo viên

 Qua phân tích theo số liệu khảo sát tại trường mầm non Định Công, trong các mục tiêu giáo dục trẻ, xét theo độ tuổi của giáo viên, cho thấy mục tiêu phát triển nhận thức và thẩm mỹ có xu hướng đạt hiệu quả tốt hơn, tập trung chủ yếu ở các giáo viên có thâm niên từ 2 - 15 năm. Giáo viên trẻ (sau 2 - 3 vào nghề) là

những người được trang bị, cung cấp những kiến thức mới ở các cơ sở đào tạo. Trong khi đó, các giáo viên lâu năm (trên 15 năm) có kinh nghiệm đạt được hiệu quả cao ở mục tiêu về thể chất song chưa được cập nhật kiến thức, phương pháp mới để dạy trẻ, nhất là giáo dục về nhận thức của trẻ nên hiệu quả mục tiêu nhận thức, thẩm mỹ chưa cao. Điều này cũng địi hỏi có sự bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên các kiến thức mới cho giáo viên của trường, nhất là những giáo viên đã lớn tuổi.

Đây chính là cơ sở để tác giả đề xuất biện pháp khắc phục ở chương 3.

2.2.1.2. Thực trạng giáo viên thực hiện nội dung chương trình giáo dục trẻ

Nội dung giáo dục tác động tổng thể đến sự phát triển của trẻ. Trong chương trình GDMN hiện nay, nội dung giáo dục trẻ được cấu trúc theo lĩnh vực phát triển của trẻ và tích hợp theo các chủ đề, gắn với cuộc sống xã hội. Nội dung giáo dục trẻ xuất phát từ mục tiêu giáo dục như: phát triển thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Đánh giá thực trạng việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục trẻ tại trường mầm non Định Công, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Qua Biểu đồ 2.3 tổng hợp các ý kiến được hỏi cho thấy, nội dung chương trình giáo dục trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển và nội dung giáo dục tích hợp được giáo viên thực hiện đầy đủ và hiệu quả, khơng có nội dung giáo dục nào giáo viên không thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả. Phần lớn “mức độ đầy đủ” của các nội dung giáo dục khi được thực hiện đạt thứ bậc cao hay thấp cũng tương xứng với thứ bậc của “mức độ hiệu quả”. Riêng nội dung chương trình giáo dục phát triển nhận thức đã được giáo viên thực hiện đầy đủ với số điểm trung bình là 3,84 thứ bậc là 2 nhưng khi tiến hành thực hiện, giáo viên chưa biết kết hợp nhiều hình thức, phương pháp khác nhau phù hợp với nội dung bài dạy để trẻ tiếp thu kiến thức, kỹ năng được dễ dàng, chưa gây được hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ nên hiệu quả thực hiện chưa cao, điểm trung bình là 3,48 điểm, đạt thứ bậc 4.

3,84 3,74 3,65 3,82 3,71 3,48 3,68 3,32 3,65 3,45 4,16 4,13 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5

Giáo dục thể chất Giáo dục nhận thức Giáo dục ngơn ngữ Giáo dục tình cảm – kỹ năng xã hội

Giáo dục thẩm mỹ Giáo dục tích hợp

Mức độ đầy đủ Mức độ hiệu quả

Biểu đồ 2.3. Mức độ đầy đủ và hiệu quả của việc thực hiện nội dung chƣơng trình giáo dục trẻ

Đa số giáo viên khi thực hiện chương trình giáo dục trẻ, chủ yếu thực hiện có hiệu quả nội dung giáo dục thể chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ. Nhiều giáo viên chưa chú ý đến nội dung giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội vì giáo viên cho rằng nội dung này chưa có một mơn học độc lập mà được lồng ghép vào những lĩnh vực giáo dục khác như: giáo dục nhận thức hay giáo dục ngôn ngữ .... nên không chú tâm đến. Chính vì vậy mức độ đầy đủ của nội dung giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội chưa cao và hiệu quả thấp nhất (3,32 điểm).

Nội dung giáo dục trẻ đảm bảo tính tích hợp được giáo viên chú ý thực hiện tương đối thường xuyên (3,71 điểm) nhưng hiệu quả thực hiện chưa cao (3,45 điểm). Khi được hỏi giáo viên cho rằng chưa chú trọng đến nội dung tích hợp mà chỉ chú ý đến nội dung chính của bài cần cung cấp cho trẻ, mặt khác giáo viên không biết lựa chọn những nội dung lồng ghép, đan cài phù hợp với nội dung hoạt động chính nên hiệu quả khơng được như mong muốn.

Đây cũng là cơ sở để tác giả đề xuất biện pháp khắc phục sau này.

2.2.1.3. Thực trạng việc sử dụng hình thức, phương pháp giáo dục trẻ

Trong trường mầm non, để tổ chức các hoạt động giáo dục đạt kết quả tốt thì việc sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục trẻ là một trong những vấn đề mà giáo viên hết sức quan tâm. Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động

giáo dục trẻ được quyết định bởi mục tiêu và nội dung giáo dục. Trên thực tế, khả năng vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp giáo dục trẻ đạt được ở mức độ như thế nào. Qua q trình khảo sát, chúng tơi đã tổng hợp được kết quả đánh giá về việc vận dụng các hình thức, phương pháp giáo dục trẻ của các giáo viên ở Biểu đồ 2.4.

3,71 3,29 3,77 3,84 3,87 3,90 2,9 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 3,7 3,8 3,9 4,0

Hoạt động tập thể Hoạt động theo nhóm Hoạt động cá nhân

Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả

Biểu đồ 2.4. Mức độ thƣờng xuyên và hiệu quả của việc thực hiện hình thức giáo dục trẻ

Phân loại theo số lượng trẻ thì hình thức tổ chức mà các giáo viên thường sử dụng trong quá trình giáo dục trẻ là hoạt động tập thể, theo nhóm và cá nhân. Thường xuyên sử dụng nhất là tổ chức hoạt động tập thể, với kết quả đánh giá thường xuyên đạt số điểm là 3,90; hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm khá thường xuyên đạt 3,71 điểm, hoạt động cá nhân sử dụng ít nhất được đánh giá ở mức độ thường xuyên là 3,29 điểm.

Qua số liệu điều tra cũng như trên thực tế cho thấy rằng sở dĩ giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động tập thể thường xuyên chiếm số điểm cao (3,90 điểm) là vì hình thức này dễ thực hiện, mang tính đại trà, các yêu cầu được giáo viên nêu ra một cách chung chung, câu trả lời thường chỉ là có hoặc khơng và trả lời đồng thanh cả lớp. Đối với hình thức tổ chức hoạt động cá nhân và theo nhóm thì ngược lại, khó thực hiện hơn, cụ thể là giáo viên phải suy nghĩ đặt ra các câu hỏi mang tính gợi mở, phù hợp với từng cá nhân trẻ, câu hỏi khó cho

những trẻ học tốt, câu hỏi dễ cho những trẻ yếu. Mặc dù khó thực hiện hơn và ít được giáo viên sử dụng nhưng hình thức tổ chức hoạt động theo cá nhân trẻ lại hiệu quả nhất với số điểm trung bình cao là 3,87 điểm, hình thức theo nhóm đạt 3,84 điểm, trong khi đó hình thức tập thể chỉ đạt 3,77 điểm. Hiệu quả sử dụng của hình thức cá nhân và theo nhóm đạt cao bởi vì khi giáo viên hoạt động với cá nhân trẻ hay nhóm trẻ, trẻ tích cực hoạt động hơn, giáo viên có thể thấy sự phát triển trong nhận thức, tư duy của từng cá nhân trẻ, từ đó giáo viên có định hướng giáo dục phù hợp cho từng trẻ. Tuy vậy nhưng việc sử dụng các hình thức tổ chức trong các hoạt động giáo dục cũng khơng thể tách rời mà nó phải được giáo viên sử dụng đan xen lẫn nhau một cách nhuần nhuyễn. Trên thực tế thì chỉ mới một số ít giáo viên thực hiện được và chỉ áp dụng khi có sự kiểm tra, dự giờ của Ban giám hiệu, cịn các hoạt động thường ngày thì giáo viên chưa chú trọng trong việc sử dụng đan xen các hình thức tổ chức. Vì vậy mà hiệu quả đạt được chưa cao.

Trong quá trình giáo dục trẻ, bên cạnh việc vận dụng các hình thức giáo dục, giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm giúp trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, trải nghiệm các tình huống trong cuộc sống, chiếm lĩnh tri thức. Qua kết quả điều tra các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục trẻ được đánh giá ở Biểu đồ 2.5 chúng ta thấy:

4,16 4,03 3,48 3,39 3,71 4,10 4,00 3,74 3,58 3,52 3,65 3,90 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5

Trực quan minh họa Dùng lời nói Thực hành, trải nghiệm

Tạo tình huống giáo dục

Giáo dục bằng tình cảm, khích lệ

Phương pháp nêu gương

Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả

Biểu đồ 2.5. Mức độ thƣờng xuyên và hiệu quả thực hiện phƣơng pháp giáo dục trẻ

Trong 6 phương pháp thì phương pháp trực quan minh họa, phương pháp dùng lời, phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ, phương pháp nêu gương được giáo viên đánh giá sử dụng thường xuyên với số điểm trung bình cao hơn từ 3,71 đến 4,16 điểm, riêng phương pháp thực hành trải nghiệm và phương pháp tạo tình huống giáo dục được giáo viên đánh giá sử dụng thường xuyên ở mức thấp hơn với số điểm trung bình là 3,48 và 3,39 điểm. Quan sát một số giờ học ở lớp, chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp thực hành trải nghiệm là phương pháp địi hỏi giáo viên phải đầu tư cơng sức về cả vật chất cũng như ý tưởng. Giáo viên phải chuẩn bị ĐDĐC theo nội dung hoạt động cho trẻ thực hành, phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với từng loại ĐDĐC để phát huy được tính tích cực hoạt động của trẻ. Đặc biệt số lượng ĐDĐC phải đủ cho mỗi trẻ có đồ dùng để thực hành, trải nghiệm; đồ dùng phải giống vật thật hoặc là vật thật, kích thước phù hợp đẹp, kích thích tính tị mị của trẻ từ đó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nắm được kiến thức cũng như kỹ năng của bài học. Với phương pháp tạo tình huống giáo dục, giáo viên phải có sự đầu tư, thiết kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)