Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 92 - 95)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non Định

3.2.5.Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục

dục trẻ của giáo viên trong trường

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra mọi hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên nhà trường sẽ giúp cho nhà quản lý nắm được đầy đủ những thơng tin cần thiết về tình hình thực tế thực hiện nhiệm vụ năm học, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của giáo viên, đánh giá những mức độ đạt được so với mục tiêu chương trình giáo dục đã đề ra, phát hiện những lệch lạc, thiếu sót để bổ sung, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời nhằm khơng ngừng hồn thiện quá trình quản lý và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm đạt đến mục tiêu.

Kiểm tra, đánh giá của nhà quản lý có tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với cơng việc, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên cụ thể hơn.

3.2.5.2. Nội dung thực hiện

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trường. Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học gồm có: mục đích, u cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, tổ, nhóm, cá nhân được kiểm tra, thời gian kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học cần công bố công khai từ đầu năm học tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.

+ Nội dung kiểm tra: Toàn diện các lĩnh vực nội dung chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục trẻ.

+ Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên cụ thể: kiểm tra kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục trẻ; kiểm tra việc thực hiện cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ; kiểm tra việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày; kiểm tra hồ sơ sổ sách, kiểm tra việc thực hiện quy chế chun mơn, kiểm tra trình độ chun mơn nghiệp vụ, kiểm tra sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ. Kiểm

tra cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của trẻ.

- Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chất, tinh thần, tâm lý cho hoạt động kiểm tra, khai thác và tận dụng mọi khả năng, sáng tạo của các thành viên trong ban kiểm tra.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

- Căn cứ kế hoạch đã xây dựng, Hiệu trưởng thành lập các Ban kiểm tra. Căn cứ nội dung kiểm tra, dự kiến phân công nhiệm vụ cho các thành viên, thông báo trước cho các thành viên biết để chuẩn bị nghiên cứu tài liệu có liên quan, thu thập thơng tin về đối tượng được kiểm tra.

- Hình thức kiểm tra phải kết hợp tốt kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất, cân đối giữa kiểm tra chuyên đề và kiểm tra toàn diện, phối hợp tốt giữa kiểm tra của Ban giám hiệu và tự kiểm tra của tổ chuyên môn, kiểm tra chéo giữa các giáo viên trong tổ, khối.

- Thời gian kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, tháng, trong từng học kỳ và trong từng năm học. Đối tượng kiểm tra phải được thực hiện ở tất cả các tổ, khối, đặc biệt những cá nhân còn yếu ở khâu nào thì tăng cường kiểm tra ở khâu đó. Lực lượng tham gia kiểm tra là lãnh đạo nhà trường, giáo viên cốt cán có trình độ hiểu biết về lĩnh vực cần kiểm tra, có trách nhiệm cao.

- Thường xuyên dự giờ, đánh giá việc thực hiện chương trình, nâng cao ý thức tự giác đối với cơng việc của giáo viên, từ đó lãnh đạo trường nắm bắt được việc sử dụng đồ dùng, phương pháp giảng dạy, khả năng sư phạm, thực hiện nề nếp chun mơn đạt chất lượng như nào để có những biện pháp điều chỉnh.

- Trong quá trình kiểm tra việc giảng dạy trên lớp được tiến hành theo quy trình sau:

+ Dự giờ dưới nhiều hình thức: báo trước, đột xuất, các lớp song song, dự liên tục cả buổi, theo chuyên đề, có lựa chọn, có thể mời chuyên gia cùng dự.

+ Phân tích sư phạm bài trên lớp đã dự: dựa vào lý thuyết các kiểu bài học, phân tích hoạt động giáo viên - trẻ trong việc thực hiện mục đích, nội dung,

phương pháp, kết quả và mối quan hệ tương tác giữa chúng.

+ Lãnh đạo trường nêu kết luận cuối cùng, ghi biên bản, lưu hồ sơ.

- Trong quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá cần chỉ rõ những hạn chế thiếu sót của người được kiểm tra và tư vấn giúp đỡ họ những biện pháp, cách làm hiệu quả hơn. Trong kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thì chủ yếu là ngăn ngừa sai phạm, tư vấn giúp đỡ và nhân rộng điển hình tiên tiến là chính. Tuy nhiên cũng cần có biện pháp xử lý nghiêm đối với giáo viên không thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, mục tiêu giáo dục. Đưa ra những tiêu chí thu đua của kiểm tra, đánh giá để cuối năm bình xét tuyên dương, khen thưởng.

- Sau mỗi cuộc kiểm tra cần có kết luận kiểm tra, thông báo cho từng cá nhân để rút kinh nghiệm chung. Tổ chức hậu kiểm tra để đánh giá tình trạng giáo viên khắc phục những ý kiến mà đoàn đã kết luận như thế nào.

- Chỉ đạo các tổ, nhóm bộ phận trong trường thực hiện thường xuyên nhiệm vụ tự kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục. Tự kiểm tra là hình thức kiểm tra có hiệu quả cao trong quản lý hoạt động giáo dục: Căn cứ vào nhiệm vụ hàng tháng, tại cuộc họp hội đồng định kỳ vào đầu các tháng, hiệu trưởng hướng dẫn các tổ, nhóm bộ phận kiểm tra một chuyên đề nào đó và báo cáo kết quả về Ban giám hiệu. Ban giám hiệu tổ chức kiểm tra lại xem các tổ, nhóm bộ phận có thực hiện nghiêm túc khơng, tránh hiện tượng các tổ, nhóm bộ phận kiểm tra qua loa đại khái, cốt có số liệu để báo cáo.

- Tạo động lực cho hoạt động của các thành viên trong ban kiểm tra: Các thành viên kiểm tra có triển khai kế hoạch đúng tiến độ và có chất lượng hay không, phụ thuộc phần lớn vào năng lực kiểm tra và tinh thần trách nhiệm của họ. Vì vậy, để tạo động lực cho hoạt động của các thành viên trong ban kiểm tra, lãnh đạo nhà trường cần hướng dẫn họ trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ, đồng thời khen thưởng thích đáng bằng tinh thần và vật chất những công lao mà họ đã cống hiến cho tập thể nhà trường, cho những cá nhân được kiểm tra.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Huy động sự tham gia của các lực lượng trong trường

- Nâng cao tinh thần tự giác, nghiêm túc của các thành viên trong đoàn kiểm tra và của giáo viên

- Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho các đồng chí trong ban Kiểm tra nội bộ trường học

- Thực hiện đúng qui trình kiểm tra, chú trọng hậu kiểm tra

- Thực hiện nghiêm trong việc khen thưởng, phê bình sau khi kiểm tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 92 - 95)