Biện pháp 6: Thực hiện quản lý việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 95 - 98)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non Định

3.2.6.Biện pháp 6: Thực hiện quản lý việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình

đình để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

- Tạo được sự thống nhất giữa nhà trường và PHHS về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ tại gia đình và trường mầm non sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

- Giúp cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch công tác phối hợp với PHHS trong các hoạt động của nhà trường trong thời gian trước mắt và có hướng lâu dài để duy trì và phát huy tối đa sự đồng thuận đóng góp về mọi mặt của phụ huynh cho nhà trường.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tiếp cận được một số nội dung và hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong cơng tác tun truyền để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Phát huy sức mạnh tập thể của hội cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục trẻ.

3.2.6.2. Nội dung thực hiện

- Lập kế hoạch phối hợp giáo dục giữa nhà trường và Hội cha mẹ học sinh để phổ biến cho cha mẹ trẻ hiểu rõ về vai trò, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục trong giai đoạn mới.

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thường xuyên thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với cha mẹ trẻ để cùng thống nhất thực hiện nội dung, phương pháp, điều kiện bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ theo mục tiêu kế hoạch đào tạo. Từ đó, các

bậc PHHS sẽ cùng phối hợp với cơ giáo để rèn trẻ những kỹ năng, kiến thức phù hợp với độ tuổi và theo đúng nội dung chương trình GDMN.

- Đáp ứng đầy đủ thơng tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình. Quản lý, chỉ đạo giáo viên các nội dung, hình thức tuyên truyền, phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong các hoạt động giáo dục.

- Hội phụ huynh vận động các thành viên của hội cùng nhà trường tuyên truyền giáo dục chính sách bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ của Đảng, Nhà nước, bồi dưỡng kiến thức khoa học giáo dục trẻ em, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, ni dạy con.

- Tích cực tổ chức các hoạt động có sự phối kết hợp giữa nhà trường với PHHS như: các buổi giao lưu, hội thảo chuyên đề, hội thi, các kỳ họp phụ huynh học sinh….

3.2.6.3.Cách thức thực hiện

- Xây dựng kế hoạch công tác phối hợp với PHHS, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. Cụ thể là xây dựng kế hoạch tuyên truyền với các nội dung theo năm học, theo kỳ, theo tháng, theo từng chủ đề. Để quản lý, chỉ đạo tốt công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong các hoạt động giáo dục, hiệu trưởng cần phối hợp với các bộ phận, hiệu phó, tổ chun mơn nghiên cứu chương trình và kế hoạch giảng dạy của khối lớp để xây dựng các nội dung tuyên truyền được cụ thể và phù hợp.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên các lớp tuyên truyền bằng cách: Lập sổ kế hoạch tuyên truyền, viết bài tuyên truyền hàng tháng, tuyên truyền trên thông tin đại chúng, xây dựng bảng tuyên truyền của nhà trường, xây dựng góc tuyên truyền của các nhóm lớp, tổ chức Hội thảo chuyên đề mời phụ huynh, tuyên truyền qua buổi họp phụ huynh 3 lần/năm, yêu cầu giáo viên thường xuyên trao đổi nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ. Nội dung tuyên truyền được thay đổi theo từng tháng, từng quý, theo từng sự việc.

- Biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền: Ban giám hiệu biên soạn các tài liệu chuyên môn phục vụ công tác tuyên truyền theo chuyên đề. Tài liệu phục vụ được biên soạn bằng nhiều hình thức như: tranh ảnh, băng đĩa, sách in, tờ rơi, tranh vải với các nội dung phong phú về các hoạt động giáo dục trẻ…

- Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác tuyên truyền cho nhà trường và các lớp. Mỗi lớp xây dựng một góc tuyên truyền ở nơi thuận tiện cho phụ huynh dễ thấy.

- Kiểm tra thường xuyên việc tuyên truyền các nội dung hoạt động giáo dục của giáo viên qua dự giờ, thăm lớp, kiểm tra đột xuất, qua dự các buổi họp phụ huynh, qua nội dung tuyên truyền ở bảng tuyên truyền của mỗi lớp…Tổ chức đánh giá việc tổ chức tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh rút ra bài học kinh nghiệm, tuyên dương cá nhân thực hiện tốt, đồng thời nghiêm khắc nhắc nhở những cá nhân thực hiện chưa tích cực.

- Hiệu trưởng cần có kế hoạch tổ chức họp định kì để thơng báo tình hình nhà trường, tình hình học sinh; xác định, thống nhất những nhiệm vụ và biện pháp giáo dục giữa nhà trường và gia đình trong từng giai đoạn cụ thể.

-Tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm, tư vấn về chương trình giáo dục trẻ, kiến thức giáo dục trẻ; trang bị cho họ một số kiến thức cơ bản về giáo dục tại gia đình và cách thức tổ chức học tập, rèn luyện cho trẻ tại gia đình và cộng đồng.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên có kế hoạch lựa chọn các hoạt động, hội thi ứng với các sự kiện trong năm một cách phù hợp, nội dung thiết thực gắn với các hoạt động gần gũi với trẻ để thu hút sự hưởng ứng của các bậc PHHS. Sau mỗi lần tổ chức cần có đánh giá mức độ tham gia của PHHS và hiệu quả hoạt động. Đồng thời nhà trường cần khích lệ, ghi nhận sự đóng góp của PHHS tham gia các hoạt động của nhà trường.

- Tổ chức cho cha mẹ học sinh có con chăm ngoan, học giỏi đồng thời là những người có kinh nghiệm, có hiểu biết về giáo dục, báo cáo điển hình về phương pháp giúp con học tốt để mọi người trao đổi học tập.

- Khảo sát tiềm năng của cha mẹ trẻ và có chủ ý tận dụng tiềm năng này. Tận dụng những kinh nghiệm và tri thức của cha mẹ trẻ, vận động họ tham gia vào hoạt động của nhà trường và hoạt động cộng đồng. Gợi ý thành phần Hội cha mẹ trẻ và xây dựng Hội cha mẹ trẻ vững mạnh, có cơ cấu hợp lý. Phát huy vai trò của PHHS và Hội PHHS vào quá trình huy động cộng đồng tạo điều kiện cho họ khơng chỉ đóng vai trị “đối tác” của huy động cộng đồng mà trong một số trường hợp lại đóng vai trị chủ thể huy động cộng đồng.

- Tạo động lực: Để phát huy tác dụng của Ban đại diện nhà trường cần tạo điều kiện và động viên họ. Trong các hội nghị liên tịch cần biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong việc phối hợp giáo dục học sinh.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

- Ban giám hiệu và giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác phối hợp PHHS và học tập kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền các hoạt động giáo dục trẻ.

- Tăng cường tuyên truyền về công tác giáo dục trẻ để nâng cao nhận thức của nhân dân trong địa bàn phường.

- Thực hiện tốt công tác khen thưởng cá nhân có thành tích

- Tận dụng sự ủng hộ, tham gia của PHHS trong hoạt động giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 95 - 98)