Biện pháp 2: Chỉ đạo triển khai thực hiện đổi mới hình thức, phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 79 - 82)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non Định

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo triển khai thực hiện đổi mới hình thức, phương pháp

pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường

3.2.2.1.Mục đích của biện pháp

- Đổi mới hình thức, phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục – đào tạo của nước ta hiện nay. Đây cũng đang là vấn đề cấp bách khơng chỉ được tồn ngành giáo dục quan tâm mà cũng là sự quan tâm trong đường lối lãnh đạo công tác giáo dục của Đảng.

- Giúp cho lãnh đạo nhà trường có nhận thức và quan điểm chỉ đạo tập trung, ưu tiên đối với hoạt động đổi mới hình thức, PPDH, tránh tình trạng “chạy quanh chun mơn”.

- Tạo ra sự kích thích đội ngũ giáo viên trong lao động sáng tạo thực hiện vận dụng phương pháp mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập của trẻ.

- Góp phần thực hiện đổi mới mục tiêu giáo dục trẻ, đặt nền tảng ban đầu cho việc hình thành phát triển nhân cách trẻ, phát triển năng lực cá nhân trẻ, tránh kiểu giáo dục đồng loạt, rập khn, áp đặt từ phía người lớn. Tăng cường hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ được khám phá thế giới bằng các giác quan, trên cơ sở đó phát triển ngơn ngữ, tư duy, sáng tạo.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện

- Chỉ đạo đổi mới cách xác định mục tiêu bài học: Việc xác định mục tiêu bài học cần đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản: Một là xác định được định lượng mức độ, chuẩn mực kiến thức, kỹ năng và thái độ trẻ phải đạt được sau bài học để thực hiện, đồng thời lấy đó làm căn cứ đánh giá kết quả bài học một cách khách quan, tránh tình trạng đánh giá cảm tính đối với một bài học. Hai là, xác định hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp với bài học.

+ Xác định những hình thức, phương pháp giáo dục trẻ đưa vào các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục. Việc xác định hình thức, phương pháp giáo dục trẻ cần phụ thuộc vào đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân trẻ, nhu cầu hứng thú của trẻ.

+ Lựa chọn những hình thức, phương pháp sử dụng phối kết hợp cùng nhau trong một hoạt động giáo dục trẻ.

- Chỉ đạo đổi mới cách soạn giáo án trên cơ sở 3 định hướng sau:

+ Chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của giáo viên sang hoạt động của trẻ.

+ Giáo án phải thực sự là một bản kế hoạch lên lớp trong đó mọi hoạt động đều được tính đến theo một quy trình hợp lý và có sự phối kết hợp rất chặt chẽ các nguồn lực: giáo viên, trẻ, đồ dùng đồ chơi, …

+ Cần dự tính các phương án và cách thức có thể tiến hành để kiểm soát hoạt động lĩnh hội kiến thức và khả năng hoạt động của trẻ trong bài học.

- Tăng cường tổ chức cho trẻ hoạt động với hai hình thức: cá nhân, theo nhóm; sử dụng triệt để các phiếu hoạt động học tập; tăng cường giao tiếp giữa giáo viên và trẻ, kết hợp mở rộng giao tiếp trẻ với trẻ.

- Nâng cao chất lượng các câu hỏi trong hoạt động giáo dục trẻ, giảm số câu hỏi tái hiện, liệt kê sự việc, tăng tỷ lệ các câu hỏi yêu cầu tư duy tích cực sáng tạo, vận dụng, phân tích; chú trọng nhận xét sửa chữa các câu trả lời cho trẻ. Khuyến khích cho trẻ nhận xét câu trả lời của bạn trong các hoạt động.

- Trên cơ sở dự kiến các hình thức, phương pháp giáo dục trẻ cần lên kế hoạch sử dụng các đồ dùng đồ chơi phù hợp với từng hình thức, phương pháp cụ thể trong hoạt động của cô và trẻ

3.2.2.3.Cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng quán triệt đồng bộ những hoạt động đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ đối với tất cả các giáo viên trong trường. Tinh thần chỉ đạo chung là: trong mỗi hoạt động giáo dục trẻ, trẻ được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng hơn là được suy nghĩ nhiều hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

- Chỉ đạo tổ chuyên mơn triển khai tất cả các khâu trong quy trình hoạt động: xác định những yêu cầu đổi mới, bàn bạc, xây dựng thiết kế giáo án mẫu theo hướng đổi mới, lần lượt cử giáo viên dạy thử nghiệm và tập thể dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm, so sánh với bài dạy trước đó để thấy mặt tiến bộ và hạn chế trong các hoạt động giáo dục.

- Khảo sát các điều kiện về CSVC của các lớp cần xây dựng để đầu tư mua sắm bổ sung ĐDĐC, TBDH. Khuyến khích giáo viên tự làm ĐDĐC để thực hiện đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ.

- Nhà trường có chế độ khen thưởng kịp thời với những lớp và những giáo viên tích cực thực hiện đổi mới.

- Chỉ đạo xây dựng lớp điểm những giờ dạy trẻ theo đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục. Giáo viên phụ trách lớp điểm là giáo viên giỏi, có kiến thức, kinh nghiệm trong chăm sóc - giáo dục trẻ, mong muốn nâng cao năng lực chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng khối. Tổ chức cho giáo viên các lớp diện đại trà tham quan, kiến tập lớp điểm. Sau kiến tập tiếp tục đánh giá, nhận xét và rút kinh nghiệm.

- Lãnh đạo nhà trường kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ của các lớp trong trường, rút kinh nghiệm những mặt ưu và tồn tại.

- Tổ chức cho giáo viên tiếp cận phương pháp dạy học mới thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, tham khảo tài liệu, dự các buổi tổ chức đi

tham quan thực tế học tập kinh nghiệm các đơn vị trường có phong trào và chất lượng dạy học tốt ở trong và ngoài địa phương, tổ chức các buổi thao giảng, chuyên đề, cho giáo viên thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và rút ra những phương pháp dạy học, hình thức dạy học phù hợp từng hoạt động với từng độ tuổi của trẻ .

- Xây dựng các quy định mang tính chế tài và phân cấp quản lý cho Tổ nhóm chun mơn để quản lý có hiệu quả nề nếp và chất lượng các hoạt động đổi mới hình thức, PPDH trong nhà trường.

- Tạo động lực cho giáo viên, khích lệ họ tích cực thực hiện đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ có thể thông qua tuyên dương trước hội đồng sư phạm nhà trường, quan tâm hỏi thăm kịp thời khi họ gặp khó khăn trong q trình thực hiện …

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Ban giám hiệu và giáo viên nhà trường cần xác định việc đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh đổi mới hiện nay.

- Hiệu trưởng chỉ đạo sâu sát đến toàn thể giáo viên trong trường.

- Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ cho giáo viên

- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và tăng cường hoạt động tiết mẫu.

- Quan tâm đầu tư CSVC, ĐDĐC đảm bảo giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Có tiêu chí quan tâm, khen thưởng kịp thời những giáo viên thực hiện nghiêm túc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 79 - 82)