Những yếu tố tác động tới quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 33 - 37)

- Chỉ đạo giáo viên các lớp làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với UBND phường để huy động các tổ chức trong và ngoài nhà trường của địa phương tham gia giáo dục trẻ mầm non.

1.4. Những yếu tố tác động tới quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non mầm non

1.4.1. Các yếu tố bên ngoài

1.4.1.1. Các yếu tố về kinh tế - xã hội xung quanh trường mầm non

Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có nhiều ảnh hưởng tới cơng tác giáo dục trẻ trong trường mầm non.

- Mối quan hệ, phối hợp giữa các ban ngành đồn thể trong phường đối với cơng tác chăm sóc – giáo dục trẻ.

- Cơng tác xã hội hóa của tồn xã hội. Nguồn tài chính, tài sản của nhà trường thu được từ 3 nguồn chính: Nhà nước, cha mẹ và chính quyền địa phương. - Môi trường kinh tế xã hội, truyền thống văn hóa của địa phương.

- Ngồi ra điều kiện kinh tế cịn quy định mức sống của người dân, đó là nền tảng để giáo dục trẻ.

- Trình độ dân trí của người dân địa phương.

- Chế độ đãi ngộ của nhà nước với người làm công tác giáo dục mầm non. - Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.

1.4.1.2. Sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với hoạt động giáo dục trẻ

Chăm sóc, giáo dục trẻ là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Làm tốt cơng tác này là trách

nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể, gia đình, nhà trường và tồn xã hội.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi người dân thấy được tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Kịp thời tuyên truyền, động viên khen thưởng các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt, việc tốt trong cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Thực hiện chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho trẻ em.

Đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội. Khuyến khích sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân cho các hoạt động của trẻ.

Sự quan tâm của các cấp chính quyền sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong công tác phối hợp, tham mưu với các cấp để nâng cao về CSVC, ĐDĐC và chất lượng giáo dục trẻ mầm non.

1.4.2. Các yếu tố bên trong trường mầm non

1.4.1.1. Vai trò Hiệu trưởng trường mầm non

Hiệu trưởng trường mầm non là người đứng đầu đơn vị, cơ sở của ngành GDMN, là người chịu trách nhiệm trước Đảng bộ, chính quyền địa phương và cấp trên về quản lý toàn bộ hoạt động và chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường theo đúng đường lối giáo dục của Đảng, phương hướng, nhiệm vụ của ngành.

Người hiệu trưởng muốn quản lý tốt hoạt động giáo dục trong trường mầm non phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tác phong mẫu mực, có hiểu biết chuyên sâu về công tác giáo dục, luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực, biết thuyết phục cán bộ giáo viên công nhân viên trong nhà trường thực hiện thành công kế hoạch năm học. Người hiệu trưởng phải là người trung thực và liêm khiết, được nhân dân tin tưởng, đồng nghiệp quý trọng và học sinh tin yêu.

Hiệu trưởng trường mầm non có vị trí quyết định trong việc đưa nhà trường tiến tới các mục tiêu về chăm sóc, giáo dục trẻ.

1.4.1.2. Đội ngũ giáo viên mầm non

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy - học và chăm sóc trẻ, chất lượng giáo dục của nhà trường, đặc biệt là trường mầm non, nơi giáo viên không chỉ là cô giáo mà còn là bạn, là người mẹ thứ hai của trẻ.

Người giáo viên phải có kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc trẻ phù hợp, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, sử dụng có hiệu quả hồ sơ nhóm, lớp phụ trách, kỹ năng giao tiếp tạo tình cảm thân mật, gần gũi với trẻ, có khả năng xử lí tốt những tình huống bất thường có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho trẻ về thể chất và tinh thần. Chính vì vậy, người giáo viên cần phải có một trình độ chun mơn nghiệp vụ được đào tạo chuẩn, trên chuẩn.

Để tạo động lực cho đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng được yêu cầu khắt khe của cơng việc, những chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên và cán bộ QLGD mầm non cần phải hợp lý, kịp thời.

1.4.1.3. Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi

Đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi của trẻ và là nguồn vui của trẻ thơ, là những phương tiện trẻ dùng để vui chơi, là những đồ vật cụ thể giúp trẻ cầm, nắm dễ dàng…giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật khác nhau, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người, còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội và dần dần biết gia nhập vào những mối quan hệ đó. Đồ chơi cịn có tác dụng thúc đẩy, hình thành và phát triển các chức năng tâm lý, góp phần hình thành nhân cách ở trẻ trong đó việc phát triển tình cảm thẩm mỹ rất quan trọng.

Vai trò và ý nghĩa của đồ chơi thật to lớn và sâu sắc, là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống tinh thần đối với mỗi đứa trẻ. Đồ chơi được lựa chọn đúng đắn sẽ thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ em. Có những đồ chơi giúp phát triển các cơ quan thụ cảm, những đồ chơi mô phỏng các đồ vật giúp

trẻ nắm được hình dáng, cấu tạo, cơng dụng và phương thức sử dụng. Có những đồ chơi thơi thúc trẻ tập nói, phát triển ngơn ngữ và làm phong phú thêm vốn từ. Những đồ chơi lắp ráp hay phương tiện giao thơng giúp trẻ rèn luyện các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại,…làm phát triển tư duy ở trẻ thơ một cách hoàn thiện. Như vậy có thể thấy đồ chơi giúp phát triển lĩnh vực và nhân cách cho trẻ.

Xây dựng Cơ sở vật chất trong trường mầm non chính là tạo ra mơi trường sư phạm có đủ phịng học, phòng chức năng, phòng làm việc, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, sân chơi… Đó chính là tạo ra mơi trường sư phạm có đủ diện tích cho trẻ hoạt động có cảnh quan đẹp, hấp dẫn mang tính giáo dục cao, đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.

Cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi là điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng CSGD trẻ mầm non. Chất lượng CSGD trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường mầm non phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng ni dưỡng, giáo dục của nhà trường có đảm bảo, trẻ đến trường có khỏe mạnh và phát triển tốt thì vai trị của nhà trường mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận. Vì vậy đầu tư CSVC, ĐDĐC mầm non để nâng cao chất lượng CSGD trẻ là vấn đề quan trọng hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.1.4. Sự ủng hộ của phụ huynh học sinh

Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục trẻ, gia đình có vai trị và tác động vơ cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Gia đình là nơi trẻ được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đến với trẻ là sớm nhất. Giáo dục con cái trong gia đình khơng phải chỉ là việc riêng tư của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ gắn với quan hệ máu mủ ruột thịt và tình yêu sâu sắc của cha mẹ với con cái nên giáo dục gia đình mang tính xúc cảm mạnh mẽ, có khả năng cảm hóa rất lớn. Tùy vào điều kiện kinh tế, đời sống của mỗi gia đình mà việc tiến hành giáo dục trẻ có các nội dung, hình thức, nhiệm vụ khác nhau. Ngay từ lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm đến các mặt sau đây của trẻ: Chế độ ăn uống, chế độ sinh

hoạt, việc rèn luyện các giác quan, phát triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục lòng thương yêu đối với sự vật và con người xung quanh mình. Các bậc phụ huynh cũng cần tìm hiểu cách giáo dục ở trường để tìm ra phương pháp hiệu quả. Thường xuyên cho trẻ tham gia vào những công việc phù hợp lứa tuổi giúp trẻ phát triển tinh thần trách nhiệm và sự thân thiện với những người xung quanh, để trẻ phụ giúp mình làm những việc vừa sức. Điều này giúp trẻ có ý thức và trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ sẽ cảm thấy mình cũng là thành viên tích cực và có ích trong gia đình. Cha mẹ phải làm gương và để ý hành vi đối với bạn bè và họ hàng là một cách hiệu quả để dạy trẻ biết thế nào là sống tốt với mọi người, hay làm gương tốt.

Sự phối hợp của gia đình với nhà trường, cần đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vơ hiệu hóa lẫn nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non định công, quận hoàng mai, thành phố hà nội, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 33 - 37)