Kết quả thực thi chính sách tín dụng chi nhánh Thanh Hà tỉnh Hả

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hà tỉnh hải dương (Trang 38)

6 .Kết cấu đề tài

2.3. Kết quả thực thi chính sách tín dụng chi nhánh Thanh Hà tỉnh Hả

đạt đƣợc giai đoạn 2019-2021.

2.3.1. Về quy mơ tín dụng.

Quy mơ tín dụng của chi nhánh Thanh Hà tỉnh Hải Dương không ngừng tăng trưởng qua các năm. Tính đến 31/12/2021, tổng dư nợ tín dụng (khơng bao gồm cho vay ODA và đơn vị thành viên) của chi nhánh là 6950,56 tỷ đồng, chiếm 3,9% dư nợ trong hệ thống Agribank và chiếm 1,8% thị phần trên địa bàn Hải Dương. Là một đơn vị có dư nợ lớn trong hệ thống Agribank, trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh Thanh Hà tỉnh Hải Dương luôn thực hiện phương châm tăng trưởng ổn định, bền vững, tăng trưởng đi kèm với kiểm sốt và đảm bảo chất lượng tín dụng.

Bảng 2.3.a: Tình hình dư nợ tín dụng của CN Agribank Thanh Hà (2019- 2021).

Đơn vị: Tỷ đồng.

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Phòng kế hoạch tổng hợp chi nhánh Agribank

Thanh Hà)

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh

2020/2019 So sánh 2021/2020 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối ± ± (%) Số tuyệt đối ± ± (%) Tổng dƣ nợ 4519,51 100 5709,87 100 6950,56 100 1190,36 26,34 1240,69 21,73 Theo nhóm KH 4519,51 100 5709,87 100 6950,56 100 1190,36 26,34 1240,69 21,73 Doanh nghiệp 3111,03 68,84 3738,82 65,48 4648,16 66,87 627,78 20,18 909,34 24,32 Cá nhân & hộ GĐ 1408,48 31,16 1971,05 34,52 2302,4 33,13 562,57 39,94 331,34 16,81 Theo kỳ hạn 4519,51 100 5709,87 100 6950,56 100 1190,36 26,34 1240,69 21,73 Ngắn hạn 3441,28 76,14 4417,79 77,37 5565,01 80,07 976,51 22,1 1147,22 20,61 Trung và dài hạn 1078,23 23,86 1292,08 22,63 1385,55 19,93 213,85 16,55 93,47 6,7 Theo loại tiền 4519,51 100 5709,87 100 6950,56 100 1190,36 26,34 1240,69 21,73 VND 3416,71 75,6 4180,61 73,22 5006,41 72,03 763,9 22,36 825,8 19,75 Ngoại tệ 1102,81 24,4 1529,26 26,78 1944,14 27,97 426,46 38,67 414,88 27,13

Phát triển tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh của Ngân hàng là điều luôn hướng tới. Để làm được điều này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng, trong năm 2021 vừa qua, chi nhánh còn đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra nhằm phát hiện và nhanh chóng xử lý các rủi ro như ban hành định hướng cho vay hoàn thiện trong toàn hệ thống, hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng thể nhân và doanh nghiệp nhằm đánh giá chính xác khách hàng để có các chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm sốt và rà sốt hoạt động tín dụng được tiến hành định kỳ nhằm phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra để đề xuất hướng xử lý.

Trên quan điểm tín dụng là hoạt động then chốt, có vai trị quyết định đến mục tiêu mở rộng thị phần cạnh tranh, cũng như nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh và vị thế, uy tín của chi nhánh trên địa bàn, chi nhánh đã đặc biệt nỗ lực trong việc phát triển khách hàng và tăng trưởng dư nợ tín dụng.

Hoạt động tín dụng Agribank chi nhánh Thanh Hà tỉnh Hải Dương liên tục tăng trưởng qua các năm:

- Năm 2020 tổng dư nợ tại Agribank chi nhánh Thanh Hà tỉnh Hải Dương đạt

5709,87 tỷ tăng 1190,36 tỷ so với năm 2019 tỷ lệ tăng trưởng 26,34 % hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

- Năm 2021 tổng dư nợ tại Agribank chi nhánh Thanh Hà tỉnh Hải Dương đạt

6950,56 tỷ tăng 1240,69 tỷ so với năm 2020 tỷ lệ tăng trưởng 21,73% hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

2.3.2. Chất lƣợng thực thi chính sách tín dụng.

2.3.2.1. Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn.

NĂM 2019 NĂM 2020 NĂM 2021

Hình 2.3.a: Hoạt động tín dụng phân theo kỳ hạn của CN Agribank Thanh Hà (2019-2021).

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Phòng kế hoạch tổng hợp

chi nhánh Agribank Thanh Hà)

Dư nợ cho vay ngắn hạn liên tục tăng từ năm 2019 đến năm 2021. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn năm 2021 cao hơn khá nhiều so với cho vay trung và dài hạn. Điều này xảy ra là do năm 2021, các khoản cho vay trung dài hạn, chủ yếu là vay mua nhà năm 2021 được hạn chế do thị trường nhà đất bất ổn, nền kinh tế lạm phát cao, dẫn đến rủi ro của những khoản vay tiêu dùng này rất cao. Thêm nữa, không chỉ từ phía ngân hàng muốn hạn chế, mà cả người dân, trong tình hình thu nhập giảm và chi tiêu đắt đỏ thì nhu cầu vay những khoản này cũng ít đi rất nhiều.

Cụ thể dư nợ ngắn hạn năm 2019 là 3441,28 tỷ đồng, chiếm 76,14%. Sang năm 2020 dư nợ ngắn hạn là 4417,79 tỷ đồng tức tăng 976,51 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 22,1% so với năm 2019. Năm 2021 mức tăng tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn tăng mạnh so với năm 2020 là 5565,01 tỷ đồng tăng 1147,22 tỷ đồng tương ứng với tỷ trọng 20,61% về dư nợ ngắn hạn.

Năm 2019 tổng dư nợ trung và dài hạn là 1078,23 tỷ đồng thì năm 2020 là

1292,08 tỷ đồng tăng 213,85 tỷ đồng ứng với tăng 16,55% so với năm 2019. Năm 2021 tổng dư nợ này là 1385,55 tỷ đồng tương ứng với 19,93%.

Ngắn hạn Trung và dài hạn 76.14% 23.86% Ngắn hạn Trung và dài hạn 77.37% 22.63% Ngắn hạn Trung và dài hạn 80.07% 19.93%

Dư nợ chiếm tỉ trong cao và tăng qua từng năm là do doanh số cho vay trong năm chiếm tỉ lệ cao. Điều này chứng tỏ năng lực hoat động tín dụng của Ngân hàng cần được giữ vững và phát huy hơn nữa, bên cạnh đó cần phải thúc đẩy hơn nữa cơng tác thu nợ của Ngân hàng. Còn các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, so với các khoản vay dài hạn, chu kỳ sản xuất ngắn,

thời gian thu hồi vốn nhanh vẫn là giải pháp an toàn và hiệu quả mà các Ngân hàng lựa chọn.

2.3.2.2. Dư nợ tín dụng theo loại tiền.

NĂM 2019 NĂM 2020 NĂM 2021

Hình 2.3.b: Hoạt động tín dụng phân theo loại tiền của CN Agribank Thanh Hà (2019-2021)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Phòng kế hoạch tổng hợp chi nhánh Agribank Thanh Hà)

Tiền gửi nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi ngoại tệ. Trong năm 2019 tiền gửi nội tệ là 3416,71 tỷ đồng, chiếm 75,6 % tổng nguồn vốn huy động thì năm 2020 đạt 4180,61 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng còn 73,22%. Năm 2020 tăng cao hơn năm 2019 là 763,9 tỷ đồng. Năm 2021 đạt 5006,41 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72,03%. Sự chênh lệch năm 2021 cao hơn năm 2020 là 825,8 tỷ đồng. Do huy động vốn nội tệ nhiều dẫn đến việc dư nợ cho vay bằng nội tệ cũng tăng tương ứng

Bên cạnh đó việc sử dụng vốn bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất ít nhưng cũng có xu hướng tăng rõ rệt qua các năm. Cụ thể năm 2019 đạt 1102,81 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,4%. Sang năm 2020 đạt 1529,26 tỷ đồng, chiếm 26,78%. Năm 2020 cao hơn năm 2019 là 426,45 tỷ đồng .Năm 2021 đạt 1944,14 tỷ đồng chiếm 27,97%. Năm 2021 cao hơn năm 2020 là 414,88 tỷ đồng.

Xét về loại tiền, dư nợ cho vay bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trọng tổng dư nợ. Dư nợ cho vay bằng cả VND và ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2019 - 2021, đặc biệt trong năm 2020 dư nợ cho vay bằng ngoại tệ

VNĐ NGOẠI TỆ 75.6% 24.4% VNĐ NGOẠI TỆ 73.22% 26.78% VNĐ NGOẠI TỆ 72.03% 27.97%

tăng mạnh. Nguyên nhân của sự biến động này là do trong năm 2020, chi nhánh hợp tác cùng với một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Sở dĩ có sự khác biệt lớn như vậy là do chi nhánh có chủ trương hạn chế cho vay bằng ngoại tệ do có rủi ro tín dụng lớn cũng như rủi ro biến động tỷ giá .Ngoài ra khi đi vay vốn các doanh nghiệp cũng phải tính đến cả chênh lệch tỷ giá USD mua vào và bán ra .Với mục tiêu kinh doanh có lãi và an tồn vốn tìm kiếm nơi đầu tư hiệu quả để mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng tín dụng.

2.3.2.3. Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng.

NĂM 2019 NĂM 2020 NĂM 2021

Hình 2.3.c: Hoạt động tín dụng phân theo đối tƣợng khách hàng của CN Agribank Thanh Hà (2019-2021)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Phòng kế hoạch tổng hợp chi nhánh Agribank Thanh Hà )

Xét về đối tượng cho vay thì dư nợ cho vay doanh nghiệp vẫn ln chiếm tỷ trọng cao ( trên 60%) qua các năm .Điều này phản ánh sự đầu tư của ngân hàng vào thành phần kinh tế này ngày càng nhiều và giữ ở mức ổn định .

Mức dư nợ đối với doanh nghiệp năm 2019 là 3111,03 tỷ, sang năm 2020 con số này tăng lên 3738,82 tỷ. Như vậy dư nợ của doanh nghiệp năm 2020 đã tăng lên 627,78 tỷ hay tương đương với mức tăng 20,18%. Đến năm 2021 dư nợ của doanh nghiệp là 4648,16 tỷ. Tăng hơn năm 2020 là 909,34 tỷ, tức là tăng 24,32%. Xét cụ thể thì ta thấy rằng dư nợ đối với doanh nghiệp qua 3 năm đều tăng nhưng năm 2021-2020 là có mức tăng cao hơn so với năm 2020-2019 nếu xét về mặt tỷ trọng .

Điều này đã cho thấy năm 2021 có mức dư nợ tăng cao là do năm nay các doanh nghiệp đã trả nợ gốc những năm đầu ít hơn các năm cuối nên mức dư nợ còn nhiều ,

doanh nghiệp cá nhân và hộ gia đình 68.84% 31.16% doanh nghiệp cá nhân và hộ gia đình 65.48% 34.52% doanh nghiệp cá nhân và hộ gia đình 66.87% 33.13%

Đối với cá nhân và hộ gia đình qua các năm đều có xu hướng tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2019 đạt 1408,48 tỷ tương ứng với 31,16%. Sang năm 2020 là 1971,05 tỷ, tăng tỷ trọng 34,52% so với năm 2019. Đến năm 2021 con số này tăng lên là 2302,4 tỷ đồng nhưng giảm về tỷ trọng 33,13% so với 2020. Qua 3 năm ta có thể thấy giai đoạn năm 2019-2020 tăng cao hơn so với năm 2020-2021.

Nguyên nhân là do ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp xong do đặc thù hoạt động nên dư nợ cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao. Ta thấy cho vay cá nhân thường là cho vay ngắn hạn. Điều này cho thấy ngân hàng tập trung vào cho ngắn hạn là chủ yếu. Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là những cá nhân nên nhu cầu vay vốn của họ thường mang tính chất ngắn hạn. Điều này thể hiện rõ định hướng, mục tiêu phát triển của ngân hàng.

2.4. Đánh giá thực trạng thực thi chính sách tín dụng tại Agribank Chi nhánh Thanh Hà tỉnh Hải Dƣơng.

2.4.1. Những ƣu điểm.

Trải qua hơn 20 năm trưởng thành và phát triển, đến nay chi nhánh Agribank Thanh Hà đã trở thành một chi nhánh hoạt động hiệu quả, có năng lực quản trị tiên tiến, có thị phần và quy mơ dư nợ lớn nhất trên địa bàn Hải Dương. Với vai trò là đơn vị chủ lực trong việc tài trợ vốn, cung cấp các dịch vụ tín dụng cho các Tập đồn, Tổng cơng ty, các doanh nghiệp quy mô lớn trên địa bàn, trong thời gian qua chi nhánh đã nỗ lực không ngừng trong việc cải thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng. Chất lượng thực thi chính sách cho vay đối với các khách hàng tại chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, quy mô cho vay không ngừng được mở rộng.

Trong giai đoạn từ 2019 đến nay, cùng với việc mở rộng quy mơ tín dụng nói chung, dư nợ và doanh số cho vay của chi nhánh đã không ngừng tăng trưởng. Hiện nay Chi nhánh Agribank Thanh Hà tỉnh Hải Dương là đơn vị có quy mơ dư nợ lớn nhất trong khu vực miền Bắc, đồng thời cũng là chi nhánh có quan hệ tín dụng nhiều nhất với khối các Tập đồn, Tổng cơng ty. Chi nhánh đã xây dựng được thương hiệu, trở thành đối tác uy tín, tin cậy của các doanh nghiệp quy mô lớn, tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư phát triển thể hiện qua việc hỗ trợ vốn cho nhiều dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Hiện nay, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường tài chính-

ngân hàng, ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chi nhánh đã nỗ lực trong công tác tiếp thị, thiết lập quan hệ với các khách hàng mới đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ để duy trì quan hệ, “giữ chân” khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng bạn. Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng liên tục mở rộng qua các năm trong khi số các doanh nghiệp không phát sinh quan hệ tín dụng ở mức thấp. Điều này đã khẳng định được uy tín, hình ảnh, chất lượng dịch vụ, cũng như quy mô nguồn vốn của chi nhánh trong việc thu hút và đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng. Trong chỉ đạo cơng tác tín dụng ln đảm bảo nhất quan, tuân thủ nguyên tắc đúng chế độ, nhanh, hiệu quả và an toàn vốn, đảm bảo trăng trưởng dư nợ đi đơi với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Định kỳ hàng tuần, cán bộ tín dụng thường xuyên cùng nhau trao đổi về nghiệp vụ, thị trường, kinh nghiệm, thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Thực hiện chiến lược và chính sách khách hàng: hàng quý đã tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp để xếp loại doanh nghiệp, hạn chế cấp tín dụng đối với những khách hàng có nợ nhóm 2, có chính sách ưu đãi đối với những đơn vị truyền thống, có số dư gửi lớn, có chính sách ưu đãi khách hàng hợp lý.

- Thứ hai, cơng tác rà sốt chính sách ngày càng được nâng cao.

Nhằm đảm bảo an tồn tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động chi nhánh, cơng tác rà sốt chính sách đối với toàn bộ hoạt động tín dụng nói chung tại chi nhánh Agribank Thanh Hà tỉnh Hải Dương ngày càng được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ. Đối với công tác quản lý khách hàng sau khi cho vay, chi nhánh quy định rõ ràng tiến độ kiểm tra định kỳ tình hình khách hàng. Các khách hàng thông thường, 03 tháng một lần các phịng phải có báo cáo đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình quan hệ tín dụng, thực hiện các cam kết của khách hàng…. Đối với các khách hàng tiềm ẩn rủi ro, định kỳ 01 tháng/lần, các phòng phải thực hiện các nội dung báo cáo trên, trình lãnh đạo chi nhánh xem xét để có chỉ đạo kịp thời. Đối với các cho vay bất động sản, vay đầu tư xây dựng dự án, 03 tháng/lần các phịng phải trực tiếp đến thị sát cơng trình, chụp ảnh và có báo cáo tiến độ thực hiện chi tiết, cụ thể. Công tác kiểm sốt chất lượng tín dụng ngày càng được coi trọng, tỷ lệ nợ xấu ln được duy trì ở mức thấp hơn nhiều mức cho phép. Ngân hàng không ngừng đa dạng hóa các khoản vay, khơng phân biệt các thành phần kinh tế nhờ đó giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh cũng như uy

tín trên thị trường, nợ quá hạn và nợ xấu được kiểm soát cả về quy mơ và tỷ lệ, hạn chế rủi ro tín dụng. Từ năm 2019 đến 2021 quy mô nợ quá hạn và nợ xấu mặc dù có tăng lên nhưng vẫn ở dưới mức 5% đối với nợ nhóm 1 và 3% với nợ nhóm 3,4,5. Dựa trên q trình nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng vay vốn tại Agribank Chi nhánh Thanh Hà tỉnh Hải Dương, có thể thấy cơng tác quản lý chất lượng tín dụng của Agribank Chi nhánh Thanh Hà tỉnh Hải Dương tương đối tốt đã góp phần khơng nhỏ vào kết quả kinh doanh của chi nhánh. Vì khách hàng là dối tượng thường xuyên giao dịch với ngân hàng nên những đánh giá của khách hàng về quy trình nghiệp vụ, thủ tục vay và chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng là một trong những căn cứ quan trọng trong vệc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, cơng tác quản lý chất lượng tín dụng của Agribank Chi nhánh Thanh Hà tỉnh Hải Dương tương đối tốt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hà tỉnh hải dương (Trang 38)