Nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hà tỉnh hải dương (Trang 57)

6 .Kết cấu đề tài

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng tại Ch

3.2.4.2. Nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ

Đối với hoạt động Ngân hàng nói chung và cho vay các doanh nghiệp quy mơ lớn nói riêng, cán bộ ngân hàng khơng chỉ cần có trình độ chun mơn nghiệp vụ mà cịn phải có phẩm chất đạo đức tốt. Điều này nhằm hạn chế rủi ro đạo đức do cán bộ có hành vi sai trái, trục lợi, tiếp tay cho khách hàng gây tổn thất cho hoạt động Ngân hàng. Để hạn chế tình trạng này chi nhánh cần phải nghiêm túc, quán triệt đến từng cán bộ về đạo đức nghề nghiệp; phân định rõ ràng quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cán bộ; đồng thời kiên quyết xử lý phạt, quy trách nhiệm nghiêm khắc với những cán bộ vi phạm, làm sai quy trình, quy định, thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm về đạo đức nghề nghiệp để các cán bộ rút kinh

nghiệm, nhận thức rõ hơn về ý thức, hành vi của mình trong cơng việc.

3.2.5. Đa dạng hóa, nâng cao chất lƣợng nguồn thơng tin khai thác làm cơ sở phân tích, đánh giá.

Trong công tác thẩm định khách hàng và khoản vay, việc thu thập thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng và các thơng tin liên quan đến thị trường là rất

dự báo được rủi ro có thể xảy ra và các phương án phịng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo an tồn tín dụng Ngân hàng. Thơng tin thu thập càng chính xác, đầy đủ, sát thực với tình hình doanh nghiệp và khoản vay thì chất lượng thẩm định sẽ càng tốt. Tuy nhiên trong giai đoạn bùng nổ thông tin, sự đa dạng các nguồn thông tin cùng cách thức xử lý thông tin ngày càng hiện đại, việc thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời các thơng tin có độ tin cậy cao để phục vụ công tác thẩm định khoản vay là khá phức tạp. Trong đó để nâng cao chất lượng nguồn thơng tin làm cơ sở cho các cán bộ khai thác, CN Agribank Thanh Hà tỉnh Hải Dương cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn kỹ thuật, tư vẫn pháp lý để trợ giúp trong việc thẩm định tính kỹ thuật, tính pháp lý của phương án

- Cần xây dựng cơ chế về mua bán thông tin, nhất là trong điều kiện hiện nay đã có khá nhiều cơng ty nghiên cứu thị trường với nguồn thông tin phong phú, đa dạng, có độ tin cậy.

- Triệt để khai thác thông tin từ nhiều nguồn như thiết lập quan hệ chặt chẽ với cơ quan thuế, các cơng ty kiểm tốn để thu thập được những thơng tin chính xác hơn về doanh nghiệp, thu thập và chọn lọc những thông tin từ các đối tác của doanh nghiệp và các đơn vị chủ quản để có cơ sở đánh giá về uy tín trong quan hệ kinh doanh của khách hàng, những ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp có thể nhận được từ cơ quan chủ quản về vốn, công nghệ

- Trên cơ sở thông tin thu thập được, các cán bộ cũng cần có so sánh, phân tích để tránh tình trạng thơng tin khơng cân xứng.

- Ngồi ra các thơng tin thu thập được từ bên ngoài là nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng do đó cần xây dựng hệ thống lưu trữ thơng tin để các cán bộ cùng khai thác, tra cứu, phục vụ cho công việc chun mơn của mình, qua đó cũng có thể tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thơng tin

Ngồi một số thơng tin mang tính bảo mật, cần hệ thống hóa, cập nhật liên tục và liên kết mạng thơng tin khai thác trên tồn hệ thống Agribank, tạo ra một cơ sở dữ liệu chung về ngành, về thông tin thị trường, thông tin doanh nghiệp để các chi nhánh có thể cùng khai thác, phục vụ cơng việc chuyên môn.

3.2.6. Đẩy mạnh cơng tác marketing, chăm sóc khách hàng.

Hiện nay marketing ngân hàng đang là một điểm yếu của Agribank so với các Ngân hàng thương mại cổ phần khác. Mặc dù sau khi cổ phần hóa, Agribank đang cố gắng quảng bá hình ảnh, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu tuy nhiên kết quả thu được cịn hạn chế. Do đó với vai trị là chi nhánh chủ chốt trong hệ thống, Agribank Thanh Hà tỉnh Hải Dương cần đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng, giúp quảng bá rộng rãi thương hiệu và mở rộng đối tượng khách hàng nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng bạn, cụ thể:

Tập trung đổi mới, trang trí các phịng, điểm giao dịch trong đó sử dụng đồng bộ các sản phẩm nhận diện thương hiệu của Agribank: băng rôn, biển quảng cáo, tập đựng file tài liệu, bút…để mang lại cho khách hàng hình ảnh mới về một Agribank hiện đại, năng động

Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng và mời các doanh nghiệp trên địa bàn của mình đến tham dự nhằm quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu của ngân hàng trong lịng khách hàng. Thêm vào đó, ngân hàng nên tích cực thu thập những ý kiến của khách hàng về mong muốn của họ, những khó khăn họ gặp phải trong q trình giao dịch với ngân hàng…

Tổ chức và tham gia tài trợ các các hoạt động xã hội, làm từ thiện…không chỉ làm đẹp thêm hình ảnh của ngân hàng trong lịng cơng chúng mà còn mở ra các cơ hội tiếp cận với khách hàng mới.

3.2.7. Đầu tƣ phát triển công nghệ thông tin trong xử lý công việc.

Công nghệ và trang thiết bị hiện đại là điều kiện để đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đa dạng hóa thơng tin và nâng cao chất lượng công việc. Hiện nay chi nhánh Thanh Hà tỉnh Hải Dương cũng như toàn hệ thống Agribank đã khai thác, tận dụng các lợi ích do tiền bộ khoa học công nghệ đem lại trong các hoạt động, bao gồm cả hoạt động cho vay, đặc biệt trong công tác thẩm định khoản vay. Bằng cách vận dụng các ứng dụng của công nghệ, nguồn thông tin được tra cứu một cách nhanh chóng, đa dạng thơng qua mạng lưới Internet, mạng nội bộ…Bên cạnh đó, một số phần mềm chuyên dụng cho đã được đưa vào sử dụng như sử dụng Excel trong tính tốn thẩm định dự án, phần mềm tính tốn lợi ích do khách hàng mang lại…Qua đó giúp cán bộ rút ngắn thời gian thẩm định khoản vay

Đồng thời mỗi cán bộ phải được trang bị về kỹ năng sử dụng máy tính và sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Việc đổi mới công nghệ cần phải tiến hành đồng bộ song song cùng trình độ cán bộ để phát huy hiệu quả cơng nghệ. Có như vậy tiến độ xử lý công việc mới được đẩy nhanh, nguồn thông tin tra cứu thêm đa dạng và việc sử dụng phần mềm tính tốn sẽ giúp mang lại kết quả chính xác, từ đó hỗ trợ cán bộ trong cơng tác ra quyết định cấp tín dụng và các biện pháp quản lý tín dụng phù hợp, nâng cao chất lượng khoản vay.

KẾT LUẬN

Thực thi chính sách tín dụng ngân hàng là thành phần kinh tế chủ chốt, góp phần dẫn dắt ngân hàng, định hướng sự phát triển, đóng góp quan trọng vào chất lượng của mỗi ngân hàng. Trong khi để đáp ứng nhu cầu mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn tín dụng ngày càng tăng tại các ngân hàng được xem là nguồn vốn chính trong cơng cuộc đầu tư, phát triển của mỗi cá nhân, doanh nghiệp. Do đó việc nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng là yêu cầu cấp thiết không chỉ đối với Ngân hàng, doanh nghiệp mà đối với toàn xã hội.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm làm việc thực tế tại Chi nhánh, khóa luận đã khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách tín dụng đối với các cá nhân và doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại. Trong đó khóa luận nêu lên các chỉ tiêu đánh giá thực thi chính sách tín dụng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thanh Hà tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2019- 2021 thông qua hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng.

Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng tại chi nhánh Thanh Hà tỉnh Hải Dương, khóa luận đã đưa ra hệ thống một số giải pháp có tính thực tiễn trong đó tập trung vào việc hồn thiện, triển khai quy trình thủ tục cấp tín dụng đối với các cá nhân và doanh nghiệp, nâng cao công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đồng thời đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý, các ngành, các cấp có liên quan nhằm tạo mơi trường, điều kiện thuận lợi cho công tác nâng cao chất lượng cho vay tại chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Qua khóa luận, tác giả hy vọng những giải pháp đưa ra sẽ sớm được hoàn thiện, áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng tại chi nhánh. Tuy nhiên là một sinh viên trẻ, còn hạn chế về kiến thức, thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế luận văn do đó khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo để khóa luận tốt nghiệp được hồn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất

bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. Frederic S. Mishikin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại” – PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi, trường Học viện tài chính.

4. Giáo trình “ Nghiệp vụ ngân hàng thương mại ” Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

5. Giáo trình “Tín dụng ngân hàng” – Học viện Ngân hàng.

6. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh

Hà Hải Dương (2019,2020, 2021), Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh

7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2019,2020, 2021),

Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh

8. Thông tư 36/2016/TT- NHNN

9. Nguyễn Minh Kiều (2007),Nghiệp vụ Ngân hàng Hiện đại, Nhà xuất bản Thống

kê, Hà Nội.

10. Quốc Hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 11. Luật Ngân hàng Nhà nước.

12. Website của Ngân hàng Agribank: www.agribank.com.vn

13. Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn

14. Website của Sài gịn giải phóng online: www.sggp.org.vn 15. Website Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.vn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hà tỉnh hải dương (Trang 57)