Những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hà tỉnh hải dương (Trang 46 - 48)

6 .Kết cấu đề tài

2.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh các kết quả đã đạt được kể trên, chất lượng thực thi chính sách tín dụng trong thời gian qua có dấu hiệu giảm sút, biểu hiện qua các nội dung sau:

Do thực trạng chung của nền kinh tế suy thoái, kể từ năm 2019 trở lại đây, nhiều doanh nghiệp làm ăn khó khăn, số doanh nghiệp phá sản tăng một cách nhanh chóng (hơn 100.000 doanh nghiệp năm 2020 và 2021) dẫn tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng . Tuy nhiên theo lộ trình giảm lãi suất thì từ năm 2020 tới nay, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể (từ khoảng 20% xuống 11%), nhưng tăng trưởng tín dụng của chi nhánh vẫn ở mức thấp. Trong hơn 1 năm từ 15/12/2020 đến 15/12/2021 Agribank chi nhánh Thanh Hà đã thu hồi và xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 là 2.381 tỷ đồng, chiếm 34,25%/ tổng số nợ còn phải xử lý, thu hồi. Trong đó: Thu đã bán cho VAMC 198 tỷ đồng chiếm 12,4% nợ đã bán (1.596 tỷ đồng); Thu nợ đã xử lý rủi ro 204 tỷ đồng, chiếm 13,8% nợ đã xử lý rủi ro (1.478 tỷ đồng); Thu và xử lý nợ xấu nội bảng 1.353 tỷ đồng; Thu và xử lý nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ theo quyết định 780, Thơng tư 09, Nghị định 55 là 626 tỷ đồng. Báo cáo mới nhất, 6 tháng cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của Agribank chi nhánh Thanh Hà duy trì ở mức 2,98%. Nợ quá hạn tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.

Một số khách hàng khơng cân đối được dịng tiền thanh toán nợ đúng hạn như cam kết, số các khoản vay phải gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, khoản vay quá hạn tăng, tiềm ẩn rủi ro liên quan đến khả năng thu hồi vốn vay của chi nhánh. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần có những chính sách quản lý tín dụng chặt chẽ, thực hiện thẩm định chi tiết khả năng trả nợ của khách hàng từ đó đưa ra quyết định cấp tín dụng hợp lý, một mặt không ngừng mở rộng hoạt động cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp quy mơ lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, mặt khác vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động cho vay cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

- Thứ hai, tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm chưa cao

Tổng dư nợ cuối kỳ của Chi nhánh không tăng trưởng, thiếu ổn định và bị tác động bởi yếu tố chu kỳ của các khách hàng lớn. Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm của nhóm khách hàng doanh nghiệp khơng có biến động đáng kể trong giai đoạn vừa qua và vẫn duy trì ở mức khá thấp. Đến 30/06/2021, tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm mới đạt 42%. Tỷ lệ này thấp dưới 50% cho thấy mức độ khắc phục, giảm thiểu tổn thất trong trường hợp các doanh nghiệp không trả được nợ ngân hàng không cao, tiềm ẩn nguy cơ phải trích quỹ dự phịng để xử lý rủi ro, ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của chi nhánh.

- Thứ ba, tiến độ xử lý các khoản cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp cịn kéo dài.

Trong thời gian qua, chi nhánh Agribank Thanh Hà tỉnh Hải Dương đã thực hiện lấy ý kiến các khách hàng doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ, trong đó một trong các nội dung được phản hồi nhiều nhất là tiến độ xử lý các phát sinh còn chậm. Theo quy định, thời gian thẩm định đối với các khoản vay qua thẩm định rủi ro tại chi nhánh là 05 ngày, lên HSC là 10 ngày. Tuy nhiên trên thực tế có khoảng 20% khoản vay khơng đáp ứng thời gian quy định và thời gian thẩm định kéo dài chủ yếu liên quan đến công tác thu thập thông tin và lấy ý kiến tham gia của các bộ phận chức năng. Thời gian thẩm định đối với một số khoản vay không bảo đảm tiến độ như quy định đã gây khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp, làm khách hàng khơng hài lịng và ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện hợp đồng/dự án của khách hàng, giảm tính cạnh tranh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hà tỉnh hải dương (Trang 46 - 48)