Đẩy mạnh doanh thu, nâng cao hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần thép nam kim (Trang 80 - 82)

5. Cấu trúc của bài nghiên cứu

3.2. Giải pháp

3.2.4. Đẩy mạnh doanh thu, nâng cao hiệu quả sản xuất

Để nâng cao năng lực cạnh tranh Nam Kim cần thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp góp phần thúc đẩy ngành Thép Việt Nam tăng trƣởng cao và ổn định

- Thứ nhất, Nam Kim cần tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh bằng việc tăng cƣờng phân tích dự báo thị trƣờng, tổ chức sản xuất, kinh doanh linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trƣờng. Vấn đề hiện nay của các doanh nghiệp trong ngành Thép là nên mở rộng, khai thác điểm khuyết trong chuỗi giá trị để tạo giá trị gia tăng nhƣ phân khúc HRC. Nếu các doanh nghiệp làm ống thép có thể tiến tới sản xuất đƣợc HRC, tiềm năng tăng trƣởng sẽ rất rộng mở. Cần khai thác những khâu còn khuyết trong chuỗi giá trị Ngành, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tốt và biên lợi nhuận cao nhƣ ống thép, tôn mạ. Song song với đó là tối ƣu hóa quy mơ sản xuất với quy trình khép kín, giúp nâng cao hiệu quả, tiết giảm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, kể cả so với sản phẩm nhập khẩu.

75

- Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp thép nên đầu tƣ theo chiều sâu. Nhiều doanh nghiệp thép trong nƣớc đang có kế hoạch đầu tƣ mở rộng sản xuất, nhiều doanh nghiệp thép Trung Quốc cũng có kế hoạch đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất thép tại Việt Nam. Việc đầu tƣ mới hoặc mở rộng sản xuất là cần thiết, tuy nhiên, Nam Kim chỉ nên đầu tƣ sản xuất những dòng sản phẩm mà Việt Nam chƣa sản xuất đƣợc, nhƣ phôi thép hoặc sản phẩm thép tấm cán nóng, thép chế tạo... Để hình thành dây chuyền sản xuất khép kín.

- Thứ ba, để sẵn sàng cạnh tranh, Nam Kim cần phải liên tục cải tiến, đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Cần chủ động nâng cao nội lực, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, từ đó xây dựng ngành Thép đồng bộ, hiện đại. Điều này góp phần tạo ra mơi trƣờng kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ chun nghiệp về phịng vệ thƣơng mại, có kế hoạch chuẩn hố, chuẩn bị tốt các số liệu cho các cơ quan điều tra trong và ngoài nƣớc.

Đồng thời, chú trọng nâng cao trình độ nhân lực trong các doanh nghiệp, trƣớc hết, là ngƣời đứng đầu doanh nghiệp. Đứng trƣớc những cơ hội thị trƣờng, doanh nghiệp có phát triển đƣợc hay không phần lớn phụ thuộc và nhận thức, trình độ và quyết tâm của những ngƣời lãnh đạo.

3.2.5 Đẩy mạnh công tác thị trường

- Tổ chức tốt công tác theo dõi, nắm bắt thơng tin thị trƣờng và tình hình tiêu thụ trong nƣớc để có biện pháp điều chỉnh giá bán cho phù hợp và thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo sự chỉ đạo của chính phủ.

- Tăng cƣờng hoạt động Marketing, xúc tiến thƣơng mại, phát triển hệ thống mạng lƣới tiêu thụ. Đẩy mạnh tiếp thị và quảng bá sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng và tăng cƣờng xuất khẩu sang thị trƣờng khu vực các nƣớc Đông Nam Á.

76

- Tiếp tục chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa công ty mẹ, công ty con và công ty liên kết trong hoạt động kinh doanh thị trƣờng nội đại, đẩy mạnh tiêu thụ để phát huy công suất cán thép, nhằm mở rộng và tăng thị phần thép xây dựng.

3.2.6 Công tác vật tư, xuất nhập khẩu

- Tổ chức tốt công tác theo dõi và tổng hợp thông tin thị trƣờng quốc tế, tham mƣu cho lãnh đạo tổng công ty chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh của tổng công ty.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhập khẩu vật tƣ, nguyên liệu, thu mua thép phế nội địa phục vụ cho sản xuất của các đơn vị, tồn kho hợp lý để giảm chi phí tài chính.

- Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu ngành thép và các sản phẩm thép.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần thép nam kim (Trang 80 - 82)