1.5.1. Quản lý xác định mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng LLCT
1.5.1.1. Quản lý xác định mục tiêu bồi dưỡng
Mục tiêu bồi dƣỡng là cái đích mà q trình bồi dƣỡng hƣớng tới phản ánh qua sản phẩm dự kiến của hoạt động bồi dƣỡng. Sản phẩm đó gắn liền với tri thức, kỹ năng thái độ đối với hoạt động quản lý, đƣợc cập nhật nâng cao cho cán bộ quản lý. Mục tiêu bồi dƣỡng là yếu tố hết sức quan trọng, nó quyết định nội dung bồi dƣỡng, bởi vậy ngƣời quản lý cần xác định đúng đắn mục tiêu bồi dƣỡng, từ đó sẽ giúp cho công tác bồi dƣỡng đạt chất lƣợng mong muốn.
1.5.1.2. Quản lý việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng
- Nội dung bồi dƣỡng LLCT là phần mà các Trung tâm BDCT chủ động soạn thảo dựa trên các tài liệu do Ban Tuyên giáo Trung ƣơng ban hành để đáp ứng yêu cầu chung là nâng cao trình độ LLCT cho cán bộ, đảng viên và quần chúng ở cơ sở.
Chủ thể quản lý cần soạn thảo nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng dựa trên các căn cứ sau:
+ Căn cứ vào yêu cầu trình độ LLCT của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
+ Căn cứ vào nhiệm vụ của Trung tâm BDCT trong giai đoạn cách mạng mới, trong tình hình của nền kinh tế - xã hội.
+ Căn cứ vào chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách, các chƣơng trình, nội dung mà Đảng và Nhà nƣớc quy định cho công tác bồi dƣỡng LLCT.
- Chƣơng trình bồi dƣỡng (nội dung và thời lƣợng) phải thích hợp với tính đa dạng của đối tƣợng bồi dƣỡng. Chƣơng trình phải vừa có tính cơ bản, vừa cập nhật, vừa phù hợp với đối tƣợng. Một chƣơng trình và nội dung bồi dƣỡng phù hợp với đối tƣợng tham gia sẽ làm cho chất lƣợng lớp bồi dƣỡng đạt đƣợc cao hơn.
1.5.2.Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng LLCT
1.5.2.1. Quản lý phương pháp bồi dưỡng
Phƣơng pháp bồi dƣỡng là cách thức thực hiện hoạt động dạy học trong công tác bồi dƣỡng, nó là hệ thống tác động liên tục, có kế hoạch của ngƣời dạy nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của ngƣời học để họ lĩnh hội một cách vững chắc các yếu tố của nội dung bồi dƣỡng đƣợc xác định căn cứ vào mục tiêu bồi dƣỡng.
Nhƣ vậy, khi xem xét đến phƣơng pháp bồi dƣỡng phải chú ý đến hai mặt của quá trình bồi dƣỡng (quá trình dạy và quá trình học). Trên thực tế, những phƣơng pháp truyền thống vẫn đƣợc áp dụng rộng rãi trong các chƣơng trình bồi dƣỡng LLCT đó là phƣơng pháp thuyết trình. Phƣơng pháp có điểm mạnh của nó , nhƣng phần ha ̣n chế nhiều hơn . Sƣ̉ du ̣ng phƣơng pháp này buộc học viên phải tiếp thu bài học một cách thụ động, kém hứng thú, chƣa phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu và vận dụng các kỹ năng hoạt động của mình vào học tập. Phƣơng pháp truyền thống này chỉ có thể sƣ̉ du ̣ng khi kết hợp với các phƣơng pháp da ̣y ho ̣c mới nhƣ : phƣơng pháp hỏi đáp , phƣơng pháp phỏng vấn nhanh, phƣơng pháp làm viê ̣c nhóm mới phát huy đƣơ ̣c khả năng tích cƣ̣c ho ̣c tâ ̣p của học viên.
Lựa chọn phƣơng pháp bồi dƣỡng có tác dụng quyết định chất lƣợng và hiệu quả bồi dƣỡng, vì vậy việc lựa chọn phƣơng pháp bồi dƣỡng cần:
+ Hƣớng vào đối tƣợng (ngƣời học) đƣợc bồi dƣỡng. + Hƣớng vào hoạt động của ngƣời học.
+ Chú ý đến một số đặc điểm về việc học tập của ngƣời lớn
1.5.2.2. Quản lý hình thức bồi dưỡng
Căn cứ vào thời gian bồi dƣỡng sẽ hình thức bồi dƣỡng tập trung và bán tập trung. Hình thức bồi dƣỡng tập trung cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Hình thức bồi dƣỡng tập trung thuận lợi là ngƣời học có thể tập trung cho việc học tập, tiếp thu kiến thức mới, có thể đƣợc đi tham quan, trao đổi học hỏi các kinh nghiệm khi áp dụng lý luận vào thực tiễn hoạt động. Song hình thức này cũng có những khó khăn nhƣ ngƣời học phải tạm gác cơng việc để đi học, khó khăn về điều kiện sinh hoạt,…
Hình thức bồi dƣỡng bán tập trung là hình thức bồi dƣỡng có thể tập trung thành nhiều đợt. Do điều kiện hiện nay, có thể chia chƣơng trình bồi dƣỡng thành nhiều đợt để ngƣời học có thể vừa cơng tác, sản xuất vừa tham gia các chƣơng trình bồi dƣỡng.
Để bồi dƣỡng có hiệu quả, cần xác định hình thức bồi dƣỡng phù hợp với mục tiêu, nội dung, đối tƣợng bồi dƣỡng.
Căn cứ vào nội dung bồi dƣỡng có: Bồi dƣỡng theo chuyên đề, mục tiêu là bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng và bồi dƣỡng theo chức danh, nhiệm vụ.
1.5.3. Quản lý đội ngũ giảng viên
Trong công tác bồi dƣỡng LLCT, đội ngũ giảng viên giữ vai trị có tính quyết định đối với chất lƣợng, hiệu quả bồi dƣỡng bởi lẽ: trƣớc hết họ là ngƣời thầy, mặc dù không phải là nguồn kiến thức chủ yếu, độc tôn đối với học viên, song nhiệm vụ của họ vẫn là cung cấp cho học viên những kiến thức có hệ thống. Hơn nữa họ là tấm gƣơng sáng về nhân cách ngƣời đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Các giảng viên LLCT là những ngƣời đƣợc đào tạo cơ bản những kiến thức về LLCT - hành chính và có kinh nghiệm thực tiễn trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Nhƣng hơn cả họ là những ngƣời có tâm huyết, gắn bó với sự nghiệp giáo dục, bồi dƣỡng LLCT của mình.
Ngƣời giảng viên giảng dạy LLCT không chỉ là những cán bộ tuyên huấn, không chỉ là tuyên truyền LLCT, đƣờng lối của Đảng nhƣ bao cán bộ tuyên giáo khác mà phải là ngƣời biết vận dụng các phƣơng tiện, PP sƣ phạm, tâm lý giáo dục đại
học,…để truyền đến ngƣời học những nội dung LLCT khoa học, hấp dẫn. Làm sao cho ngƣời học muốn nghe, dễ nhớ, biết vận dụng vào thực tiễn công tác của mình.
Quản lý PP bồi dƣỡng cho giảng viên là thực hiện các tác động quản lý tới các hoạt động qua lại giữa giảng viên và học viên, cán bộ quản lý của Trung tâm nhằm giúp họ nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, từ đó góp phần hình thành phẩm chất, kĩ năng nghề nghiệp đúng đắn. Để thực hiện việc quản lý PP bồi dƣỡng, các nhà quản lý phải thực hiện các hoạt động sau:
* Chỉ đạo xây dựng kế hoạch đổi mới PP bồi dƣỡng:
- Hƣớng dẫn việc xác định mục tiêu đổi mới PP bồi dƣỡng.
- Yêu cầu xác định các giải pháp thực hiện mục tiêu đổi mới PP bồi dƣỡng. - Xác định các nguồn lực cho thực hiện mục tiêu đổi mới đổi mới PP bồi dƣỡng. * Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đổi mới đổi mới PP bồi dƣỡng.
Hƣớng dẫn đổi mới PP bồi dƣỡng nhằm hình thành năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
* Việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PP bồi dƣỡng đƣợc dựa trên mục tiêu đổi mới PP bồi dƣỡng.
1.5.4. Quản lý học viên
Xác định ngƣời học là việc trả lời câu hỏi ai, đối tƣợng nào tham gia bồi dƣỡng và họ phải đạt những tiêu chuẩn gì về độ tuổi, giới tính, trình độ chun mơn, kinh nghiệm công tác, chức vụ và số lƣợng ngƣời tham gia.
Việc xác định đối tƣợng bồi dƣỡng là rất quan trọng, nó ảnh hƣởng đến chất lƣợng đầu ra của q trình bồi dƣỡng và ta có thể coi đây là yếu tố đầu vào của quá trình bồi dƣỡng.
Đối tƣợng của hoạt động bồi dƣỡng LLCT tại Trung tâm BDCT huyện bao gồm:
+ Quần chúng ƣu tú tạo nguồn phát triển Đảng. + Đảng viên mới.
+ Bí thƣ chi bộ và cấp ủy viên cơ sở.
+ Cán bộ, đảng viên làm cơng tác đảng, chính quyền, đồn thể chính trị- xã hội ở xã, phƣờng, thôn, bản và ở các cơ quan, đơn vị có tổ chức đảng trực thuộc cấp ủy cấp huyện.
Nhƣ vậy, đối tƣợng bồi dƣỡng LLCT tại Trung tâm BDCT cấp huyện là rất đa dạng. Vì vậy, trong hoạt động bồi dƣỡng, giảng viên phải biết học viên cần học những gì mà họ cho là cần thiết với thực tiễn công việc của họ để từ đó có hƣớng bồi dƣỡng phù hợp, thiết thực, đem lại hiệu quả thực sự sau mỗi khóa bồi dƣỡng.
Học viên cũng nhƣ giảng viên đều là những nhân tố quan trọng quyết định đến chất lƣợng bồi dƣỡng. Trong quá trình bồi dƣỡng học viên dƣới sự hƣớng dẫn của giảng viên và dựa vào vốn kinh nghiệm thực tế phong phú của mình (đây cũng là yếu tố quan trọng trong học tập của học viên) họ tự tổ chức các hoạt động học tập của mình một cách hệ thống và tự giác, để tự mình khám phá ra “cái chƣa biết”, tự mình tìm ra kiến thức, chân lý. Vấn đề ở đây là quá trình bồi dƣỡng cần tạo đƣợc cho họ động lực để tiếp nhận các tri thức một cách tự giác.
1.5.5. Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của trung tâm
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của trung tâm đƣợc xem nhƣ là phƣơng tiện lao động sƣ phạm trong một nhà trƣờng. Nó bao gồm: lớp học, các thiết bị dạy học và các thiết bị phục vụ cho các hoạt động sƣ phạm khác của trung tâm. CSVC- TBDH của trung tâm là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học (hoạt động bồi dƣỡng LLCT). Nếu thiếu điều kiện này thì q trình dạy học khơng thể diễn ra và càng khơng thể nói tới nâng cao chất lƣợng.
- CSVC kỹ thuật phải phù hợp với mục tiêu bồi dƣỡng, phù hợp với nội dung, PP bồi dƣỡng. Do vậy cùng với việc đổi mới nội dung, PP bồi dƣỡng thì cũng cần bố trí tổ chức cho phù hợp CSVC kỹ thuật tại trung tâm.
- Chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện cụ thể nhƣ: điều kiện về chỗ ăn ở, sinh hoạt, các phòng học đạt tiêu chuẩn, đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ. Ngồi ra phải có mơi trƣờng sƣ phạm thuận lợi, có hệ thống phƣơng tiện cung cấp thông tin nhƣ ti vi, radio, máy tính, thƣ viện để có thể cập nhật tình hình kinh tế - xã hội, thời sự của địa phƣơng và các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc.
1.5.6. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên
Kiểm tra, đánh giá là quá trình thu thập chứng cứ và đƣa ra những đánh giá về sự tiến bộ nhằm thỏa mãn các tiêu chí về sự thể hiện đã đƣợc đƣa ra trong tiêu chuẩn hay kết quả học tập của học viên.
Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận thiết yếu của q trình dạy học, nó có thể cung cấp cho:
- Ngƣời học: những dấu hiệu của sự tiến bộ.
- Ngƣời dạy: những dấu hiệu về điểm mạnh, điểm yếu của ngƣời học, phản hồi về tính hiệu quả của giảng dạy, bằng chứng về năng lực của ngƣời học đạt đƣợc kết quả học tập.
- Những điều quan tâm:
+ Sự thành công của ngƣời học trong học tập. + Sự đảm bảo về chất lƣợng bồi dƣỡng.
Bởi vậy đánh giá cũng là một trong những nhân tố cơ bản của việc nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng. Đánh giá trong bồi dƣỡng bao gồm:
Để quản lý tốt việc kiểm tra đánh giá kết quả của học viên, chủ thể quản lý hƣớng dẫn giảng viên đánh giá kết quả bồi dƣỡng nhƣ:
- Đánh giá thƣờng xuyên (Formative Assessment): Diễn ra xuyên suốt quá trình học tập, cung cấp những phản hồi có liên quan đến trình độ hiện tại của ngƣời học, xếp hạng sự tiến bộ đối với việc đạt đƣợc các tiêu chuẩn đã cụ thể hóa trong kết quả học tập. Để từ đó, học viên sẽ có những phấn đấu đạt các kết quả sau cao hơn. Trong các chƣơng trình hiện tại, chúng ta thƣờng đánh giá sau các học phần (các phần học).
- Đánh giá tổng kết (Summative Assessment): Nhằm đánh giá năng lực của học viên vào cuối đợt học, cuối khóa học, tập trung vào sản phẩm cuối cùng. Đánh giá tổng kết đƣợc sử dụng khi kết thúc khóa học để đƣa ra quyết định cuối cùng về sự thành công của ngƣời học trong việc đạt đƣợc kết quả học tập.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chƣơng 1, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về bồi dƣỡng và quản lý hoạt động bồi dƣỡng tại Trung tâm BDCT cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), trong đó nêu đƣợc một số khái niệm của đề tài; vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm BDCT cấp huyện cũng nhƣ nội hàm của quản lý hoạt động bồi dƣỡng của Trung tâm BDCT cấp huyện. Tóm lại, dƣới góc nhìn của khoa học quản lý giáo dục, quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT tại TTBDCT là quản lý hoạt động giáo dục có tính đặc thù riêng, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong suốt tiến trình cách mạng của đất nƣớc đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Trên cơ sở nêu trên, với tinh thần nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cơng tác giáo dục LLCT và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Đề tài tiếp tục nghiên cứu sâu thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng tại TTBDCT quận Dƣơng Kinh, thành phố Hải Phịng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp, mang tính khả thi, thiết thực góp phần xây dựng Đảng bộ quận trong sạch vững mạnh.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
TẠI TRUNG TÂM BỒI DƢỠNG CHÍNH TRỊ QUẬN DƢƠNG KINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Nhu cầu bồi dƣỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Quận Dƣơng Kinh, Thành phố Hải Phòng Kinh, Thành phố Hải Phòng
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và công tác phát triển tổ chức cơ sở đảng Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Quận Dương Kinh
Quận Dƣơng Kinh đƣợc thành lập theo Nghị định số 145/NĐ-CP, ngày 12/9/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh 4.584,87 ha diện tích tự nhiên và 50.051 nhân khẩu của huyện Kiến Thụy. Ngày 3/12/2007, Ban Thƣờng vụ Thành uỷ Hải Phịng có Quyết định số 604-QĐ/TU về thành lập Đảng bộ Quận Dƣơng Kinh. Quận Dƣơng Kinh nằm về phía Đơng Nam, cách trung tâm Thành phố Hải Phòng khoảng 15 km. Quận là cầu nối giữa trung tâm thành phố với khu du lịch Đồ Sơn, tiếp giáp với cảng hàng không quốc tế Cát Bi, cảng biển, trung tâm thƣơng mại miền duyên hải. Đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi qua địa bàn quận thuận lợi cho giao lƣu giữa Hải Phòng với Hà Nội, các tỉnh phía Bắc. Với vị trí địa lý và giao thơng thuận tiện, Quận Dƣơng Kinh có những điều kiện thuận lợi trong việc giao lƣu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội với các quận, huyện trong thành phố và các tỉnh, thành. Quận có nhiều tiềm năng để thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ phát triển dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới một cách đồng bộ văn minh hiện đại.
Kinh tế quận đạt tốc độ tăng trƣởng khá 12,5%/năm (tính theo giá trị sản xuất). Tổng vốn đầu tƣ xã hội giai đoạn 2010-2015 ƣớc đạt 4.415 tỷ đồng, trong đó 2010 đạt 610 tỷ đồng, năm 2015 ƣớc đạt 900 tỷ đồng, tăng 47.5% so với năm 2010, tăng bình quân 9.5%.
Lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa, y tế có bƣớc chuyển biến tích cực, an sinh xã hội đƣợc tăng cƣờng và đảm bảo, các chính sách về tiến bộ và cơng bằng xã hội đƣợc quan tâm thực hiện, đời sống của nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện, nâng cao.