KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ptnt chi nhánh song phú (Trang 32 - 37)

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu nhập 7.111 100,00 8.402 100,00 9.005 100,00 1.291 18,15 603 7,18 + Thu nhập lãi 7.078 99,54 8.353 99,42 8.942 99,30 1.275 18,01 589 7,05 + Thu ngoài lãi 33 0,46 49 0,58 63 0,70 16 48,48 14 28,57 2. Tổng chi phí 2.377 100,00 2.626 100,00 1.520 100,00 249 10,47 894 34,04 + Chi phí lãi 2.375 99,92 2.624 99,92 1.516 99,89 249 10,48 892 33,99

+ Chi ngoài lãi 2 0,08 2 0,08 4 0,11 - 0,0 2 100,0

3. Lợi nhuận 4.734 - 5.776 - 7.485 - 1.042 15,47 (291) (5,04)

(Nguồn: Phịng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)

3.2.1. Doanh thu:

Trong ba năm qua doanh thu của ngân hàng liên tục tăng. Năm 2007 doanh thu đạt được 8.402 triệu đồng tăng 18,15% so với năm 2006, đến năm 2008 doanh

thu đạt 9.005 triệu đồng, tăng 7,18% so với năm 2007. Cho thấy, tốc độ tăng doanh thu năm 2008 có giảm (khoảng 10%) so với năm 2007, nguyên nhân giảm là do sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, hàng hóa tiêu thụ chậm, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu. Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trong năm 2008

là thấp nhất, làm cho dư nợ trên địa bàn có xu hướng giảm nhưng nợ xấu lại có dấu hiệu gia tăng.

Hình 1: Tổng thu nhập của ngân hàng qua ba năm

7,111 8,402 9,005 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 2006 2007 2008 Năm - Tổng thu nhập

Thu nhập của ngân hàng chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trên 99% trong tổng thu nhập của ngân hàng, các khoản thu hoạt động ngoài lãi: thu kinh doanh ngoại tệ, thu phí dịch vị ngân quỹ và thanh tốn, thu khác (thu phí từ mở rộng dịch vụ, thanh lý, các khoản hoa hồng trong quá trình kinh doanh…) chiếm tỷ lệ nhỏ và khơng đáng kể.

3.2.2. Chi phí:

Hình 2: Tổng chi phí của ngân hàng qua ba năm

2,377 2,626 3,520 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng - Tổng chi phí

Chi phí của ngân hàng trong ba năm cũng có sự tăng lên đáng kể. Cụ thể,

năm 2006 tổng chi phí là 2.377 triệu đồng. Năm 2007 tổng chi phí tăng lên đến

2.626 triệu đồng, tăng 249 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 10,47%) so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng chi phí tiếp tục tăng lên 3.520 triệu đồng, so với năm

2007 tăng 894 triệu đồng (tương ứng tăng 34,04%).

Nguyên nhân tổng chi phí tăng là do các khoản chi phí về tiền gửi tăng cao. Xét về góc độ nghiệp vụ thì con số này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng có nhiều tiến triển và đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn (99%) trong tổng các khoản chi của ngân hàng. Ngân hàng có nổ lực rất lớn trong khâu huy động vốn: vận

động đồng vốn nhàn rỗi trong dân cư, thực hiện cơng tác thanh tốn vốn cho các tổ

chức kinh tế. Do hoạt động sản xuất trên địa bàn ngày càng phát triển, nhiều hộ

nơng dân thốt nghèo vươn lên khá giàu, đời sống vật chất được nâng cao, người

dân có nhu cầu tiết kiệm gửi tiền vào ngân hàng, nên đã góp phần tạo nguồn vốn cho ngân ngân hàng.

3.2.3. Lợi nhuận:

Hình 3: Tổng lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm

4,734 5,776 5,485 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Lợi nhuận

Lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm có sự biến đổi mạnh, năm 2007 lợi

nhuận đạt 5.776 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 22,01% so với năm 2006. Đến năm 2008 lợi nhuận đạt 5.485 triệu đồng, lợi nhuận giảm, và giảm với tốc độ 5,04% so với năm 2007.

Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng không đồng đều trong ba năm qua là do chi phí của ngân hàng tăng nhưng tốc độ tăng của chi

phí nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận giảm tương đối. Nguyên nhân là do năm 2008 có sự biến đồng về lãi suất thị trường, ngân hàng huy động với lãi suất cao và cho vay với lãi suất cố định, sự biến động này trong năm qua không phải

riêng ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú mà nhiều ngân hàng thương mại khác cũng vướng phải. Qua đây cho thấy ngân hàng nên có sự quản lý

về lãi suất một cách linh hoạt hơn, việc làm này sẽ có ý nghĩa góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng, đồng thời tăng thế cạnh tranh của ngân hàng.

Tóm lại:

Do các loại hình kinh doanh dịch vụ khác của ngân hàng chưa phát triển nên thu nhập lãi của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng tốc độ tăng của năm 2008 so với 2007 là giảm 1% giảm hơn nhiều so với tốc độ tăng

của năm 2007 là 18,01%. Nguyên nhân giảm là do sự biến động của nền kinh tế

trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Khoản chi phí trả lãi tiền gửi cũng tăng cao, đặc biệt vào năm 2008 là do ảnh hưởng của lạm phát. Ngoài ra, số vốn huy động được ngân hàng phải sử dụng phần lớn vào việc dự trữ bắt buộc của ngân hàng Nhà nước, mua trái phiếu Chính Phủ với lãi suất cao, làm cho việc sử dụng đồng vốn huy động trong năm 2008 không đạt

hiệu quả.

Mặt khác sự tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng không đồng đều trong ba

năm qua, tuy rằng chi phí của ngân hàng tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm

hơn tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận vẫn tăng tương đối ổn định. Điều này cho

thấy ngân hàng hoạt động khá hiệu quả. Có được sự thành công này là do sự chỉ đạo

đúng đắn và kịp thời của ban lãnh đạo ngân hàng và sự tận tâm, nhiệt tình trong

công tác của tập thể cán bộ ngân hàng, vì mục tiêu cao nhất của hoạt động kinh

doanh. Đồng thời cũng được sự hỗ trợ của các ban ngành có liên quan mà hiệu quả của ngân hàng được thể hiện trên các lĩnh vực về tài chính cũng như về phúc lợi xã hội, và nhờ ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo (ngăn

chặn việc khách hàng gia hạn nợ, khuyến khích khách hàng vay thêm khoản vay mới…) và thích ứng với sự biến động của thị trường cũng như đã tích cực mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT

ĐỘNG NGÂN HÀNG

4.1. PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN 4.1.1. Tình hình nguồn vốn 4.1.1. Tình hình nguồn vốn

Trong hoạt động ngân hàng vốn được xem là có vai trị đặc biệt quan trọng

mà cịn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, muốn hoạt động có hiệu quả thì ngân hàng phải biết chăm lo về nguồn vốn. Nguồn vốn

hoạt động của ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn: Vốn điều chuyển từ ngân hàng chi

nhánh huyện và vốn huy động tại chổ của ngân hàng.

Đối với vốn điều chuyển, do hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động

vốn và cho vay. Để đảm bảo tính an tồn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng, chi nhánh sẽ có kế hoạch điều chuyển đi khi thừa vốn để tránh tình trạng ứ động vốn

không sinh lời hoặc xin điều chuyển đến trong trường hợp thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay của khách hàng. Vì thế, chi nhánh được điều vốn từ nguồn hỗ trợ của

ngân hàng huyện để góp phần giúp cho hoạt động của chi nhánh ngày càng ổn định và phát triển.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ptnt chi nhánh song phú (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)