CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG
5.3.5. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro khác
a). Đối với nguyên nhân khách quan.
Ngân hàng xem xét và trợ giúp cho khách hàng để họ có điều kiện tiếp tục
sản xuất và kinh doanh, tạo ra năng suất trả nợ ngân hàng được tốt hơn như:
+ Cho gia hạn nợ (đối với nợ ngắn hạn) và điều chỉnh kỳ hạn nợ (đối với nợ trung hạn);
+ Tư vấn cho khách hàng (về kế hoạch sản xuất kinh doanh, về quá trình quản lý doanh nghiệp, hộ sản xuất nhận biết được các yếu kém của mình trong sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra các biện pháp hợp lý nhằm khắc phục tình trạng lỗ, có nguồn tài chính trả nợ cho ngân hàng);
+ Trợ giúp tài chính cho các khách hàng vay vốn: tức là có thể cho khách hàng vay vốn một khoản tiền mới nhằm khắc phục lỗ (nếu khách hàng có một phương án sản xuất kinh doanh cho món vay mới khả thi).
b). Đối với nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng.
- Giám đốc ngân hàng quyết định chuyển sang nợ quá hạn và thông báo cho
khách hàng biết áp dụng lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trần cho vay cùng loại.
- Áp dụng các biện pháp chế tài: xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện ra tòa. - Nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương nơi khách hàng cư trú, đây là cách tốt nhất hiệu quả nhất. Nhưng do luật của nước ta chưa đầy đủ đồng bộ. Trong thực tế việc đưa ra xét xử vụ kiện dân sự thường rất tốn kém về tiền bạc, thời gian và thật sự khó khăn trong thi hành án để thu nợ, cho nên cần phải có quan hệ khá tốt với các cấp chính quyền địa phương và cơ quan pháp luật.