TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO MỤC ĐÍCH KINH DOANH

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ptnt chi nhánh song phú (Trang 59 - 62)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 55.020 62.415 63.434 7.125 12,9 5 1.289 2,07 1. TM - DV 9.604 11.055 9.359 1.451 15,1 1 (1.696) (15,34 ) 2. Nông Nghiệp 37.803 42.221 42.642 4.418 11,6 9 421 1,00 + Chăn nuôi 4.140 4.850 3.477 710 17,1 5 (1.373) (28,31 ) + KTTH 33.663 37.371 39.165 3.708 11,0 2 1.794 4,80 3. Khác 7.613 8.869 11.433 1.256 16,5 0 2.564 28,91

(Nguồn: Phịng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)

Đối với hình thức cho vay để kinh doanh thương mại dịch vụ, năm 2007 dư

nợ tăng, số chênh lệch so với năm 2006 là 1.451 triệu đồng (tương ứng 15,11%),

nhưng năm 2008 dư nợ lại thấp hơn trở lại, giảm 1.696 triệu đồng (giảm tương ứng

15,34%) so với năm 2007. Bởi vì, doanh số cho vay giảm bên cạnh đó việc thu nợ khá cao và dư nợ của năm trước chuyển sang năm sau cũng không nhiều nên đã làm cho dư nợ của năm 2008 tiếp tục giảm. Nguyên nhân khác, sự biến động của kinh tế thị trường trong năm qua đã gây khó khăn cho khơng ít các doanh nghiệp kinh

doanh trong nước, khó khăn về kênh phân phối, khó tìm nguồn ngun liệu, giá thành sản phẩm cao, vốn ứ động quay vòng chậm, việc tiếp cận vốn vay ngân hàng không dễ dàng, lãi suất tăng cao sẽ là gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Điều này

đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để khắc phục,

trong thời gian tới ngân hàng nên tăng cường hơn nữa cơng tác tìm kiếm khách hàng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống, ngân hàng nên có sự quản lý về lãi suất một cách linh hoạt hơn, việc làm này sẽ có ý nghĩa góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng, đồng thời tăng thế cạnh tranh của ngân hàng.

Hình 8: Cơ cấu dư nợ theo mục đích kinh doanh0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2006 2007 2008 Năm % Nơng Nghiệp KTTH TM - DV Khác Chăn ni

Đối với hoạt động cho vay khác ngồi hai mục đích kinh doanh trên thì khoản

vay này có tổng dư nợ tăng tương đối ổn định. Ngân hàng đã có những chiến lược

kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị trường cũng như

đã tích cực mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.

Tóm lại:

Qua tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng dựa trên 3 hình

thức phân tích: theo thời hạn tín dụng, theo loại hình doanh nghiệp, theo mục đích kinh doanh. Cho thấy kết quả như sau:

Về huy động vốn: Qua tình hình huy động vốn của chi nhánh trong dân cư và

các tổ chức kinh tế có nhiều tiến triển, nguồn vốn huy động ln chiếm tỷ trọng cao trên 80% trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, trong đó, huy động chủ

yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư có kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng). Bên cạnh đó,

chi nhánh cịn sử dụng nguồn vốn điều chuyển của cấp trên để đáp ứng nhu cầu cho

vay và chi trả cho người gửi tiền. Chi nhánh chưa chủ động được nguồn vốn hoạt động của mình.

Về doanh số cho vay: Cơ cấu cho vay tại chi nhánh chưa cân đối, chi nhánh

chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, đặc biệt cho vay để sản xuất mơ hình kinh tế tổng

hợp, các khoản vay khác như: kinh doanh thương mại dịch vụ, trồng trọt, chăn ni,

tiêu dùng… tuy có đầu tư cho vay nhưng không nhiều. Chi nhánh cần duy trì và tiếp tục cải tiến sản phẩm dịch vụ truyền thống như kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh và mở rộng cho vay trên nhiều lĩnh vực như: cho vay đầu tư dự án, và các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn khác (cho vay theo hạn mức thấu chi, bão lãnh ngân hàng), nhằm làm tăng thêm sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được phong phú hơn. Mặt khác, chi nhánh nên tăng cường huy động nguồn vốn trong dài hạn để đầu tư cho vay trung và dài hạn, vì cho vay trung và dài hạn sẽ đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, do thời hạn vay dài, lãi suất cho vay cao. Mặt khác, ngân hàng nên chú trọng cho vay lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ vì đây là khách hàng tiềm

năng, trong tương lai loại hình doanh nghiệp này càng phát triển, việc hình thành mới doanh nghiệp và chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp là rất hứa hẹn.

Về doanh số thu nợ: Chỉ số thu nợ của chi nhánh luôn ở mức cao (Năm 2006: 0,94 năm 2007: 0,92 năm 2008: 0,99), phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng tương đối tốt, tuy nhiên qua phân tích cho thấy tốc độ tăng doanh số thu nợ thấp hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay, đáng chú ý là các khoản tín dụng trung và dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đối với cho vay doanh nghiệp tư nhân có biến động nhiều hơn, doanh số cho vay qua các năm không tăng giảm theo một chiều hướng nhất định mà diễn biến năm này tăng năm sau giảm.

Về tổng dư nợ: tình hình dư nợ của ngân hàng nhìn chung đạt mức tăng

trưởng năm 2007 so với năm 2006 tăng trưởng 12,95%; năm 2008 so với năm 2007 tăng trưởng 2,07%, đối với lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng

(68% tổng dư nợ của ngân hàng), năm 2008 kinh doanh thương mại dịch vụ, chăn nuôi giảm xúc.

4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Chất lượng tín dụng của ngân hàng thể hiện ở các khoản nợ quá hạn của

khách hàng là cao hay thấp. Nợ quá hạn là những khoản nợ mà khách hàng vay đã vượt quá thời hạn trả nợ ngân hàng, do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó mà khách hàng khơng trả được nợ, là những khoản nợ mà sau khi được ngân hàng tiến hành điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc không được ngân hàng chấp nhận

cho gia hạn nợ nhưng nợ vẫn khơng thu hồi được thì ngân hàng sẽ tiến hành chuyển sang nợ quá hạn, áp dụng mức lãi suất cao, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất tại thời điểm cho vay. Khoản nợ quá hạn của ngân hàng càng lớn thì chất lượng tín

dụng càng kém, hiệu quả tín dụng khơng cao, chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì vậy,

việc theo dõi và xem xét nợ quá hạn luôn là công tác cần thiết của ngân hàng để hạn chế được những rủi ro có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của ngân hàng. Để hiểu rỏ hơn chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nơng nghiệp Và PTNT chi nhánh Song Phú, trên phương diện xem xét các lĩnh vực sau:

4.2.1.. Thực trạng rủi ro tín dụng theo thời hạn tín dụng

Qua bảng số liệu cho thấy, tình hình nợ quá hạn của chi nhánh biến động tăng giảm qua ba năm cụ thể ở bảng 15 như sau:

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ptnt chi nhánh song phú (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)