Có rất nhiều nhân tố trong nền kinh tế ảnh hưởng đến lạm phát, tuy nhiên một mơ hình vĩ mơ thì khơng thể bao hàm được tất cả, vì vậy vấn đề là cần phải xây dựng một mơ hình với ít nhất các biến số có thể nhưng vẫn thể hiện được những tác động quan trọng của những biến số đó. Dựa trên những phân tích trên lý thuyết, cùng với
27
việc tham khảo kinh nghiệm từ các cơng trình nghiên cứu về lạm phát trong từng giai đoạn, quyết định đưa 6 nhân tố cơ bản vào để phân tích mối quan hệ với lạm phát: Chỉ số giá nhập khẩu, giá dầu thế giới, cung tiền M2, tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP theo giá so sánh và hiện hành.
1.3.1. Cung tiền M2
Khái niệm: Cung tiền M2 là lượng cung tiền bao gồm mức cung tiền M1 và tiêu chuẩn tiền tệ ( tiền gửi có kỳ hạn)
- Cung tiền M1 bao gồm M0 (tiền mặt) và tài khoản tiền gửi khơng kỳ hạn có thể rút ra theo yêu cầu.
- Tiêu chuẩn tiền tệ là tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán thị trường tiền tệ, quỹ tương hỗ và các loại tiền gửi có kỳ hạn khác. Những tài sản này có tính thanh khoản thấp hơn M1 và khơng thích hợp để sử dụng làm phương tiện trao đổi, nhưng chúng vẫn có thể được chuyển đổi dễ dàng thành tiền mặt hoặc tiền gửi séc.
Cung tiền và lạm phát có vai trị rất quan trọng trong điều hành chính sách kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Cung tiền M2 là một yếu tố quan trọng trong việc dự báo các vấn đề kinh tế như lạm phát. Tăng cung tiền với mục đích duy trì tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên việc tăng cung tiền quá mức lại là mầm móng gây ra lạm phát. Theo thuyết tiền tệ của Milton Friedman: “ Lạm phát luôn luôn và bất cứ ở đâu cũng là hiện tượng tiền tệ”. Tức là khi lượng tiền được bơm q nhiều trong lưu thơng nhưng sản xuất hàng hóa khơng tăng trưởng kịp sẽ dẫn đến sự dư thừa thanh khoản và gây ra lạm phát. Chính vì vậy, việc điều hành chính sách tiền tệ hay chính sách cung tiền là một vấn đề nhạy cảm. Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ đưa biến cung tiền vào để phân tích lạm phát giai đoạn 2000 – 2021.
1.3.2. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước
Khi nền kinh tế chưa đạt đến sản lượng tiềm năng, các chính sách thúc đẩy tổng cầu như gia tăng tiêu dùng, đẩy mạnh đầu tư trong khu vực công và khu vực tư nhân, khuyến khích xuất khẩu sẽ góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phải chấp
28
nhận mặt bằng giá cả hàng hóa dịch vụ cao hơn, lúc này làm cho tăng trưởng cao và lạm phát cao.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế đã đạt sản lượng tiềm năng, sự gia tăng tổng cầu sẽ chỉ làm giá tăng lên mà không làm tăng sản lượng nền kinh tế. Điều này bởi vì, tỷ lệ lạm phát cao làm đình trệ sản xuất thơng qua kênh đầu tư, tín dụng, tiêu dùng, về phía người tiết kiệm khơng dám gửi tiền vì lãi suất thực âm, gửi tiền kỳ hạn càng dài càng lỗ. Về phía người đi vay, thì phải chịu lãi suất cao, với chi phí vốn cao họ sẽ e ngại kênh vay vốn, khơng có động lực để đầu tư, hay sản xuất kinh doanh. Kết quả là kênh tín dụng bị thu hẹp. Lúc này, tăng trưởng thấp nhưng lạm phát lại cao.
Qua dẫn chứng trên, ta có thể kết luận được biến tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm có tác động đến lạm phát của Việt Nam, vì thế bài nghiên cứu sẽ đưa biến tốc độ tăng trưởng sản phẩm trong nước vào để phân tích.
1.3.3. Tỷ giá giữa đồng ngoại tệ so với nội tệ USD/VND
Tỷ giá USD/VND biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị nội tệ. Theo lý thuyết kinh tế ta có thể phân tích: Việc phá giá đồng nội tệ sẽ làm cho đồng nội tệ giảm giá so với USD, kéo theo tỷ giá tăng, trước hết nó tác động đến tâm lý của những người sản xuất trong nước muốn kéo giá lên theo mức tăng của tỷ giá hối đoái. Đồng thời, tỷ giá tăng cxung khiến giá nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu cũng tăng cao, đẩy chi phí về phía nguyên liệu tăng lên, lại quay về lạm phát chi phí đẩy. Việc tăng giá cả hàng hóa nhập khẩu và nguyên liệu thường gây ra phản ứng dây chuyền, làm tăng giá cả ở rất nhiều hàng hóa khác, đặc biệt nước ta là một quốc gia nhập khẩu nguyên liệu chiếm tỉ trọng lớn tỏng tiêu dùng nội địa thì nhập khẩu các mặt hàng nước ngoài đồng nghĩa với việc nhập khẩu lạm phát.
1.3.4. Giá dầu thế giới
Nước ta là một quốc gia nhập khẩu nguyên liệu, đặc biệt là xăng - yếu tố đầu vào của nhiều hoạt động kinh tế và tiêu dùng xã hội nên các động thái giá xăng dầu có ảnh hưởng trước hết và trực tiếp tới chi phí sản xuất của hầu hết các ngành và hoạt động kinh tế có liên quan đến xăng dầu, từ đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, có thể
29
là một mầm móng gây ra lạm phát theo nguyên nhân chi phí đẩy. Mỗi khi tăng giá xăng dầu là một lần kích hoạt cơ chế bùng nổ các xung lực kích đẩy lạm phát, bao gồm cả lạm phát giá cả, lạm phát chi phí và lạm phát tâm lý: Khi giá xăng dầu tăng cũng dễ làm tăng kỳ vọng lạm phát và tâm lý sẵn sàng thương lượng chấp nhận các kiểu tăng giá, tức làm tăng lạm phát tâm lý của cả nhà kinh doanh lẫn người tiêu dùng xã hội.
Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu sẽ đưa biến giá dầu thơ vào mơ hình, để kiểm tra mức độ tác động của nó đến lạm phát nước ta trong giai đoạn 2001-2021.
1.3.5. Chỉ số giá nhập khẩu
Khái niệm: Chỉ số giá nhập khẩu là chỉ tiêu phản ánh xu hướng và mức độ biến động theo thời gian.
Chỉ số giá nhập khẩu có hướng tới việc cung cấp thông tin, dữ liệu cho các hoạt động nghiên cứu tác động của giá cả đối với giá trị nhập khẩu, đồng thời chỉ số này sẽ sược các cấp cơ quan quản lý sử dụng làm cơ sở để đưa ra các chính sách trong điều hành tỷ giá.
Tỷ giá có ảnh hưởng đến lạm phát, vì vậy, chỉ số giá nhập khẩu cũng sẽ có tác động tới lạm phát. Vì thế, bài nghiên cứu sẽ đưa biến chỉ số giá nhập khẩu vào mơ hình.