Cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát ở ViệtNam

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố tới lạm phát việt nam (Trang 74 - 75)

Từ phân tích thực trạng và đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố tới lạm phát thì em có những cơ sở để đề xuất giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát tại Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ nhất, từ kết quả ước lượng của mơ hình chỉ ra rằng chỉ số CPI thường có hiệu ứng tức thời lên lạm phát và giảm nhanh cho đến quý IV và kéo dài cho đến quý 11 và tăng trở lại ở quý 12. Quãng thời gian này đủ dài để tạo nên sự ảnh hưởng về lạm phát, do đó việc kiểm sốt lạm phát sẽ khó khăn hơn.

Thứ hai, kết quả ước lượng cũng cho thấy rằng các biến vĩ mô như cung tiền, chỉ số giá nhập khẩu, tỷ giá đều phát huy ảnh hưởng lên lạm phát tuy nhiên

66

độ trễ dài hơn so với chính sách giá cả. Mức độ ảnh hưởng trong một, hai quý là rất thấp, tuy nhiên tăng mạnh mẽ sau 4 quý trở đi. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong dài hạn về chính sách kiểm sốt lạm phát, các giải pháp nhằm ngăn ngừa với mục tiêu lạm phát rõ ràng sẽ có kết quả tốt hơn nhiều so với cố gắng xử lý, ngăn chặn lạm phát khi nó tăng lên.

Thứ ba, kết quả mơ hình cũng chỉ ra rằng yếu tố bên ngoài như giá dầu thế giới cũng tác động đáng kể đến lạm phát trong ngắn hạn. Điều đó cho thấy rằng giá cả thế giới có xu hướng ảnh hưởng đến giá cả sản xuất trong nước theo kênh lan truyền từ giá sản xuất đến giá tiêu dùng gây nên hiệu ứng lạm phát. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian, từ 5 quý trở đi thì mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá dầu thế giới cũng yếu dần.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố tới lạm phát việt nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)