2.5. Kết quả và ước lượng mơ hình
2.5.5. Phân rã phương sai
Bảng 10: Phân rã phương sai Thời Thời
kỳ
Sai số
chuẩn D(LOG(CPI) D(LOG(CSGNK)) LOGM2 D(LOG(ER)) D(LOG(POIL)
1 0,011763 100,0000 0,000000 0,000000 0,000000 0,000000 2 0,014521 93,73180 1,329863 1,566581 0,999605 2,372154 3 0,014952 88,97024 1,711974 3,083980 1,077699 5,156105 4 0,016095 83,67449 2,179534 4,781130 3,664651 5,700199 5 0,017309 77,07566 2,440182 11,50485 4,043312 4,935994 6 0,018487 74,68071 2,890489 11,00110 3,634117 7,793582 7 0,018847 72,32320 4,873642 11,02296 3,498130 8,282061 8 0,019019 71,02654 5,443618 10,89776 3,611694 9,020381 9 0,019096 70,58262 5,437111 10,90436 3,623952 9,451959
62
10 0,019308 70,24009 6,013541 10,67335 3,806330 9,266690 11 0,019438 70,31089 5,974739 10,53756 3,935007 9,241803 12 0,019507 70,19869 6,134866 10,54907 3,911100 9,206270
Nguồn: Tính tốn của tác giả bằng phần mềm Eviews
Có thể thấy, sự thay đổi của CPI hầu như chỉ phụ thuộc vào chính nó, các yếu tố vĩ mơ khác chưa đóng góp nhiều trong việc giải thích biến động của CPI. Các biến có mức độ giải thích tăng dần theo thời gian nhưng vẫn ở mức thấp. Trong đó, ảnh hưởng của cung tiền M2 giải thích sự thay đổi của lạm phát nhiều hơn so với các biến khác trong mơ hình.
Cụ thể, sự thay đổi của CPI đến từ chính nó ở trong giai đoạn 1 quý chiếm 100%, nhưng tác động này có xu hướng giảm dần theo thời gian. Sau 4 quý, mặc dù CPI vẫn là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến chính nó nhưng đã giảm nhanh cịn 83,67%, và sau 12 q thì cịn 70,20%.
Đối với cú sốc của chỉ số giá nhập khẩu, ở quý 2 giải thích được 1,32% sự biến đổi của lạm phát và từ quý 5 trở đi, mức độ ảnh hưởng của chỉ số giá nhập khẩu đến lạm phát có dấu hiệu tăng lên 6,13% vào quý thứ 12.
Cũng tương tự như chỉ số giá nhập khẩu, cú sốc của cung tiền M2 cũng chỉ giải thích được 1,56% sự biến động của CPI ở 2 quý đầu và phải sang đến quý 4 thì mức độ ảnh hưởng đến tỷ giá mới tăng gần 5%. Sang đến quý 5 tăng nhanh lên 11,5% nhưng từ quý 7 trở đi, mức độ ảnh hưởng có dấu hiệu giảm xuống cịn 10,55% vào q thứ 12.
Đối với cú sốc của tỷ giá cho thấy gần như không tác động nhiều trong ngắn hạn khi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong biến động của CPI. Cụ thể, sau 2 quý chỉ giải thích được 0,99% và từ quý 4 trở đi, mức độ giải thích này gần như khơng thay đổi và nằm trong khoảng 3%-4%.
Bên cạnh đó, cú sốc của giá dầu thế giới tác động đáng kể đến những thay đổi của CPI ở trong ngắn hạn. Ở 2 quý đầu chiếm 2,37% và tăng lên 5,16% sau 3 quý.
63
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ quý 6 đến quý 12, mức độ giải thích này gần như khơng thay đổi và nằm trong khoảng 7,5%-9,5%.
Tóm lại, trong ngắn hạn (2 quý), CPI trong quá khứ là yếu tố giải thích nhiều nhất cho nó (chiếm tỷ trọng 93,73%), trong khi cú sốc các biến tỷ giá, chỉ số giá nhập khẩu, cung tiền M2 và giá dầu thế giới đóng góp rất nhỏ đến sự thay đổi của CPI, lần lượt là 0,99%; 1,33%; 1,57% và 2,37%.
Tuy nhiên, trong dài hạn, CPI trong quá khứ vẫn là yếu tố có mức độ giải thích lớn nhất nhưng mức độ giải thích này giảm dần theo thời gian, từ 100% xuống còn 70,2% (sau 3 năm). Thay vào đó là sự tăng nhanh về mức độ ảnh hưởng của tỷ giá, chỉ số giá nhập khẩu, giá dầu thế giới và cung tiền M2 lần lượt là 3,91%; 6,13%; 9,2% và 10,55%.
KẾT LUẬN:
Qua kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố như cung tiền M2, chỉ số giá nhập khẩu IP, bên cạnh đó cũng có chịu tác động nhẹ bởi các yếu tố như giá dầu thế giới POIL, tỷ giá ER.
Có thể thấy, lạm phát Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động kinh tế, chính trị, tài chính trên thế giới như giá dầu thế giới tăng, giảm đột ngột khiến tỷ lệ lạm phát sẽ phản ứng cùng chiều bởi khi giá dầu thay đổi sẽ ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa tiêu dùng, chi phí đi lại di chuyển do giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu thay đổi. Qua đó cho thấy tính thiếu ổn định của nền kinh tế, thiếu kiểm sốt vì vậy việc lường trước được những rủi ro tiềm tàng của lạm phát là vấn đề mà chính phủ cần ưu tiên hàng đầu.
Rõ ràng hơn, lạm phát có những phản ứng mạnh mẽ với cú sốc từ chính nó, cho thấy tác động dai dẳng của lạm phát trong q khứ bởi cơng chúng có khuynh hướng ấn tượng về lạm phát trong quá khứ đồng thời có kỳ vọng nhạy cảm về lạm phát tương lai.