Tóm tắt chương 2

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố tới lạm phát việt nam (Trang 72 - 74)

64

Thứ nhất, phân tích thực trạng diễn biến giá cả trong giai đoạn 2001-2021 tại Việt Nam. Qua đó, phân tích cụ thể các nhân tố bao gồm: chỉ số giá tiêu dùng CPI, tốc độ tăng cung tiền M2, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ giá USD/VND, chỉ số giá nhập khẩu và giá dầu thế giới đã biến động như thế nào trong giai đoạn trên. Sau đó, dựa trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm được nêu ra ở chương 1, cũng như các nhân tố đã được phân tích, tiến hành xây dựng một mơ hình định lượng – mơ hình VAR gồm 5 biến trên.

Sau khi tiến hành chạy mơ hình, thu được kết quả như sau: trong ngắn hạn chỉ số giá tiêu dùng CPI có tác động mạnh nhất, cịn nhân tố GDP và cung tiền M2 thì tăng nhanh có tác động chủ yếu là trong dài hạn, sau 3 năm. Ngoài ra, các nhân tố như: tỷ giá, chỉ số giá nhập khẩu tuy giải thích khơng q lớn cho lạm phát nhưng lại có một tác động dai dẳng trong một thời gian dài.

65

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Tỷ lệ lạm phát Việt Nam đã đạt mức hai con số lên tới tận 23,1 %. Thời kỳ khó khăn đó của Việt Nam kéo dài đến tận năm 2012, mức lạm phát quanh quẩn ở mức 2 con số. Sau thời gian đó, lạm phát Việt Nam được duy trì ở mức ổn định, ln nằm trong mức an toàn. Đặc biệt là năm 2015, tỷ lệ lạm phát đạt mức thấp kỷ lục khi tiệm cận 0,3%; sau thời gian đó, mức lạm phát nằm trong vùng an tồn, khi ln nằm trong mức 2-3%. Năm 2021, mức lạm phát đạt 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2015, Việt Nam đi ngược trong xu hướng lạm phát của thế giới. Để đạt được kết quả trên trong khi đất nước đang trải qua khó khăn bởi tác động của đại dịch Covid-19 là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các ban ngành đã tích cực phối hợp và triển khai thực hiện những giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và ổn định giá cả thị trường.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, áp lực lạm phát có khả năng được gia tăng. Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trong thời gian tới, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên; lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá cước vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố tới lạm phát việt nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)