Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng vật tư xây dựng tại công ty cổ phần tư vấn và xây dựng hưng hà (Trang 30 - 32)

1.3.1. Doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thơng thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu.

Doanh thu bán hàng là nguồn tài chính quan trọng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là nguồn tài chính quyết định hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán tiếp theo. Khi doanh nghiệp có doanh thu bán hàng một cách thường xuyên sẽ làm tăng tốc độ lưu chuyển vốn và tăng vòng quay vốn. Đồng thời tạo điều kiện cho chính doanh nghiệp có được nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn giúp giảm chi phí vay vốn bên ngồi.

Doanh thu bán hàng là căn cứ quan trọng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Tăng doanh thu tức là tăng lượng tiền thu về đồng thời là tăng lượng hàng bán ra, điều này cho thấy doanh nghiệp đã tạo được vị thế nhất định trong thị trường. Bên cạnh đó, việc tăng doanh thu góp phần làm tăng lợi nhuận cho cho doanh nghiệp vì vậy địi hỏi doanh nghiệp phải quản lý doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả.

1.3.2. Lợi nhuận bán hàng

Lợi nhuận bán hàng là nguồn chính của lợi nhuận doanh nghiệp, lợi nhuận bán hàng chủ yếu là do thu nhập hoạt động, chi phí vận hành và chi phí cho giai đoạn này, một khoản giảm giá tài sản, thay đổi giá trị hợp lý của thu nhập ròng, thu nhập ròng từ đầu tư thành lập. Lợi nhuận bán hàng sẽ luôn luôn là hành vi của hoạt động kinh tế thương mại trong các mục tiêu, khơng

có đủ lợi nhuận doanh nghiệp khơng thể tồn tại mà khơng có lợi nhuận phù hợp, các công ty sẽ không thể tiếp tục mở rộng và phát triển.

Trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thường có hai chỉ tiêu: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận gộp là chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, nói cách khác lợi nhuận gộp là khoảng cách chênh lệch giữa giá bán và giá vốn của sản phẩm, dịch vụ.

Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.3. Chỉ tiêu về thị phần

Thị phần bán hàng là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm giữ. Được tính trên cơ sở lấy doanh số bán hàng của doanh nghiệp chia cho tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường hoặc số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp chia cho tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường và được xác định bằng công thức:

Thị phần bán hàng = Doanh số bán hàng của doanh nghiệp/ Tổng doanh số của thị trường;

Hoặc

Thị phần bán hàng = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/ Tổng sản phẩm tiêu thụ thị trường.

Thị phần bán hàng thể hiện phần sản phẩm tiêu thụ riêng của doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Trong kinh doanh, để giành giật mục tiêu thị phần bán hàng trước đối thủ, doanh nghiệp phải có chính sách giá phù hợp thơng qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới. Khi mọi yếu tố khác tương đối ổn định thì việc

22

gia tăng thêm thị phần bán hàng cũng thể hiện hiệu quả của hoạt động bán hàng được nâng cao. Thị phần bán hàng càng cao chứng tỏ năng lực doanh nghiệp càng mạnh, chiếm lĩnh khu vực thị trường lớn (TS. Nguyễn Thị Xuân Hương, 1998).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng vật tư xây dựng tại công ty cổ phần tư vấn và xây dựng hưng hà (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)