Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả của quy trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hà nội (Trang 37 - 45)

Nguồn: Phịng Hành chính – Nhân sự

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý và các phòng ban tại Chi nhánh

a. Giám đốc

* Chức năng:

- Giám đốc là nhân vật có quyền lực cao nhất trong Chi nhánh. Đây là người

chịu trách nhiệm trước pháp luật với ngân hàng cấp trên về tất cả hoạt động của Chi nhánh.

- Giám đốc Công ty trực tiếp phụ trách các lĩnh vực như công tác Tổ chức -

Nhân sự, thi đua khen thưởng và kỷ luật, cơng tác Tài chính - Kế tốn và cơng tác Kinh doanh.

* Nhiệm vụ:

- Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát gắt gao, đảm bảo các phòng ban trong

ngân hàng thực hiện đúng các nhiệm vụ được giao, đưa Chi nhánh đi theo đúng định hướng đã đề ra.

hướng hoạt động của Chi nhánh.

b. Phó giám đốc

* Chức năng:

- Các Phó giám đốc nằm dưới quyền của Giám đốc.

- Các Phó giám đốc có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hằng ngày của Chi

nhánh, chịu trách nhiệm với từng phòng được giao về quyền và nghĩa vụ.

* Nhiệm vụ:

- Giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh và pháp luật về các

lĩnh vực công tác do Giám đốc Chi nhánh phân công và uỷ quyền.

- Thay mặt giám đốc Chi nhánh trực tiếp phụ trách các lĩnh vực kinh doanh

của Chi nhánh.

c. Phòng Kế hoạch kinh doanh

* Chức năng: Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc xây dựng chiến lược khách

hàng, phân loại khách hàng tín dụng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.

* Nhiệm vụ:

- Phân tích kinh tế theo nghành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để

lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.

- Xây dựng và thực hiện các mơ hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa

bàn, theo dõi, đánh giá, tổng kết và đề xuất Giám đốc cho phép nhân rộng.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng hợp cho từng

nhóm sản phẩm; là nơi tiếp nhận, triển khai và thực hiện các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng.

- Triển khai, chịu trách nhiệm về việc thực hiện bán sản phẩm, nâng cao thị phần

và tối ưu hóa doanh thu nhằm đặt mục tiêu lợi nhuận cho Chi nhánh.

- Phân loại dư nợ, phân tích nợ q hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc

phục.

về cơng tác tín dụng theo phạm vi được phân cơng.

- Phối hợp với các phịng nghiệp vụ khác theo quy trình tín dụng; tham gia ý

kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của phịng.

d. Phịng Tín dụng

* Chức năng:

- Phịng tín dụng nằm dưới quyền và chịu sự kiểm soát của Giám đốc cũng như

các phó giám đốc.

- Phịng tín dụng rà sốt kiểm tra lưu giữ các hồ sơ vay vốn khách hàng; theo

dõi khách hàng có thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng vay vốn hay không; theo dõi thu nợ.

* Nhiệm vụ:

- Giới thiệu và tư vấn cho khách về các hình thức vay nợ

- Phân tích tín dụng và các hợp đồng vay nợ của khách

- Chuẩn bị các chứng từ liên quan tới các khoản nợ được xác nhận.

- Thông báo cho Ban giám đốc của Chi nhánh xin ý kiến và thừa nhận đối với

các khoản cho vay.

- Hoàn thành các hợp đồng về cầm cố, thế chấp tài sản. Các chứng từ này đều

phải được công chứng và đăng ký.

- Thực hiện và quản lí các khoản tín dụng, giải ngân.

- Thực hiện các mẫu chứng từ về việc phát hành thư tín dụng bảo đảm.

- Phát hành các bảo lãnh ngân hàng trừ bảo lãnh vận chuyển

- Thực hiện các chứng từ bảo đảm cho việc phát hành thẻ tín dụng.

- Điều chuyển vốn trong nước hàng ngày.

- Thẩm định tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng.

- Thường xun kiểm tra, thu thập thơng tin về tình hình kinh doanh của khách.

- Thường xuyên báo cáo tình hình kinh doanh của khách và khả năng có thể trả

nợ của khách cho Ban giám đốc của Chi nhánh.

hình kinh tế, đầu tư trong nước, ngồi nước và các thơng tin có liên quan tới việc kinh doanh của ngân hàng.

- Điều chỉnh về thời hạn, điều kiện vay nợ, lãi suất vay cho khách đế phù hợp

với sự thay đổi của lãi suất trên thị trường.

- Lập các báo cáo về hoạt động tín dụng.

e. Phịng Thanh tốn quốc tế

* Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược phát triển, theo dõi,

quản lý và tổ chức thực hiện các sản phẩm, dịch vụ: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh.

* Nhiệm vụ:

- Thực hiện cơng tác thanh tốn hàng xuất khẩu, nhập khẩu;

- Thực hiện công tác quan hệ quốc tế;

- Thực hiện công tác dịch thuật và thông dịch;

- Thực hiện công tác mật mã;

- Tổng hợp báo cáo thống kê, định kỳ, đột xuấ, báo cáo chuyên đề hàng quý,

hàng năm theo quy định.

f. Phịng Hành chính – Nhân sự

* Chức năng:

- Phịng hành chính – nhân sự nằm dưới quyền và chịu sự kiểm soát trực tiếp

của Giám đốc.

- Phịng hành chính – nhân sự có chức năng thực hiện các vấn đề liên quan đến

hành chính, nhân sự, kiểm sốt giám sát các hoạt động cơng tác của các phòng ban trong Chi nhánh và quản lý ban hành các văn bản, pháp chế, pháp luật.

* Nhiệm vụ:

- Thực hiện các hoạt động, công tác tổ chức cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực

tại Chi nhánh.

- Thực hiện hoạt động quản lý văn phòng để phục vụ hoạt động kinh doanh tại

Chi nhánh và kiểm sốt, giám sát tồn bộ cơng tác của các phòng ban tại Chi nhánh.

- Trực tiếp kiểm soát con dấu của Chi nhánh, thực thi cơng tác hành chính, lễ

- Thực hiện cơng tác cơng đồn, đồn thể và chăm lo đời sống vật chất cũng như văn hóa tinh thần, chủ động thăm hỏi ốm đau đối với tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong Chi nhánh.

- Triển khai chế độ bảo hiểm, tiền lương, quản lý lao động, theo dõi nội quy lao

động và các thỏa ước lao động tập thể tại Chi nhánh.

- Chủ động lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và quản lý

ban hành bổ sung sửa đổi các văn bản định chế của Chi nhánh.

g. Phòng Kế toán – Ngân quỹ

* Chức năng:

- Phịng Kế tốn – Ngân quỹ nằm dưới quyền và chịu sự kiểm soát của Giám

đốc cũng như các Phó giám đốc, có trách nhiệm trực tiếp hạch tốn thống kê, hạch toán kế toán, thanh toán và quản lý dòng tiền ra – vào.

- Phịng Kế tốn – Ngân quỹ có chức năng hoạch định chiến lược tài chính Chi

nhánh, thực hiện cơng tác tài chính, cơng tác kế tốn, cơng tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ngồi ra cịn chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ kho quỹ, tiền mặt theo đúng quy định của Chi nhánh.

* Nhiệm vụ:

- Hoạch định chiến lược đầu tư tài chính hiệu quả, hoạch định nguồn vốn tài trợ,

xây dựng sổ tay kế tốn quản trị và phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính, vốn ngắn hạn và dài hạn cho kinh doanh của Chi nhánh;

- Cân đối vốn và đề xuất các giải pháp huy động vốn; cân đối dòng tiền thu, chi

hàng năm của Chi nhánh.

- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh, tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, chính sách tài chính, kế tốn.

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tất cả các loại hóa đơn, chứng từ, hồn chỉnh

các thủ tục kế toán.

- Thanh toán các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả, lập hồ sơ

quyết tốn vốn đầu tư các dự án hồn thành, các nguồn kinh phí hỗ trợ.

định mức, tiêu chuẩn, dự toán kinh tế kỹ thuật; các khoản thu, chi tài chính.

- Thực hiện tạm ứng, thu tiền cho các quỹ, điểm giao dịch trong và ngoài quầy

giao dịch.

- Thực hiện thu và chi các khoản tiền mặt cho các doanh nghiệp trong diện thu

tiền mặt lớn.

h. Các phòng giao dịch

* Chức năng:

- Các phòng giao dịch nằm dưới quyền điều hành trực tiếp của Giám đốc.

- Thực hiện các chức năng như một Chi nhánh thu nhỏ nhưng chỉ gồm có tổ kế

tốn, quỹ và tổ tín dụng.

* Nhiệm vụ:

- Tổ kế tốn, quỹ và tổ tín dụng có các nhiệm vụ tương tự như phịng kế tốn

– ngân quỹ và phịng tín dụng như đã nêu ở trên.

2.1.4. Các hoạt động chính của Chi nhánh

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là tổng hợp tất cả các hoạt động nhằm tạo ra nguồn vốn cho các NHTM. Đây được coi là một trong những hành động cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các NHTM.

Hiện nay, đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng, là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các nhân hay tổ chức kinh tế thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ ký thác, nghiệp vụ khác.

Eximbank Hà Nội huy động vốn dưới 3 hình thức bao gồm:

- Nhận tiền gửi: Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi tiết

kiệm

- Phát hành các cơng cụ nợ: Tín phiếu và trái phiếu

- Nguồn vốn đi vay

Ngoài ra, vốn của Chi nhánh cịn được hình thành thơng qua việc làm ủy thác, đại lý cho các tổ chức trong và ngoài nước hoặc cung cấp các phương tiện thanh toán như thẻ rút tiền tự động từ máy ATM…

Nhìn chung, nguồn vốn của Chi nhánh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 70% - 80%. Tuy nhiên nguồn vốn này có tính biến động, nhất là đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và vốn ngắn hạn. Những nguồn vốn này chịu tác động lớn của thị trường và môi trường kinh doanh trên địa bàn hoạt động.

2.1.4.2 . Hoạt động tín dụng

Trong nền kinh tế, các NHTM đóng vai trị là định chế tài chính trung gian, do đó trong mối quan hệ tín dụng với cá nhân hay doanh nghiệp thì ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay.

Với tư cách là người đi vay, Chi nhánh nhận tiền gửi từ các doanh nghiệp và cá nhân, hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn từ xã hội. Còn với tư cách là người cho vay, Chi nhánh cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân.

Hiện nay, về cơ bản tín dụng của Chi nhánh được chia thành 2 mảng chính:

- Tín dụng cá nhân: Phục vụ đời sống như vay mua nhà, ô tô; đi du học; kinh

doanh hoặc phục vụ đời sống cá nhân…

- Tín dụng doanh nghiệp: Nhằm phục vụ khách hàng doanh nghiệp như thanh

tốn cơng nợ khác; cho vay bổ sung vốn lưu động; mua sắm tài sản…

2.1.4.3 Hoạt động dịch vụ khác

Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm truyền thống về huy động vốn, tín dụng góp phần đáng kể trong lợi nhuận, Eximbank Hà Nội cịn tăng cường tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động thu ngồi tín dụng như: đầu tư chứng khốn, kinh doanh ngoại

tệ, kinh doanh vàng, thanh toán quốc tế, thanh toán qua ngân hàng, hoạt động thẻ, bảo hiểm… để nâng dần tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động này trong tổng thu nhập.

Ngoài ra, Chi nhánh tiến hành cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ như việc phát triển các dịch vụ, tiện ích gia tăng trên Internet Banking, Mobile Banking cho việc chuyển, nhận tiền thông qua dịch vụ chuyển tiền nhanh qua số tài khoản. Đối với dịch vụ chi trả kiều hối, Eximbank đã triển khai mơ hình kết nối API thanh toán online 24/7 nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất mà không cần phải đầu tư nhiều nguồn nhân lực cũng như chi phí vận hành…

Ngồi các hoạt động chính là huy động vốn và hoạt động tín dụng thì Chi nhánh cũng quan tâm đến hoạt động đầu tư phát triển như xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nhân lực và thiết bị công nghệ.

Chi nhánh thường xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Hàng năm, Phịng giao dịch đều có đợt tuyển dụng lớn để tìm kiếm những nhân viên tài năng và mở rộng Chi nhánh. Nhân lực chính là nền tảng quan trọng nhất để phát triển ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mơ. Vì vậy, cần phải có một lực lượng nhân sự vững mạnh từ chất lượng đến số lượng. Việc xây dựng và đào tạo tốt nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo kế cận là một nhiệm vụ rất quan trọng trên hành trình phát triển bền vững của Chi nhánh.

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh giai đoạn 2017-2021

2.1.5.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động diễn ra thường xuyên đối với các ngân hàng nói chung và Eximbank Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Nó đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho Chi nhánh và có ý nghĩa to lớn đối với sự đầu tư phát triển của nền kinh tế quốc gia. Với vai trò như là một cầu nối trung gian giữa nơi thặng dư vốn tới nơi thâm hụt vốn, Chi nhánh huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội để tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Với sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội tại thành phố Hà Nội cũng như cả nước, trong những năm qua Eximbank Chi nhánh Hà Nội đã có những bước chuyển mình tích cực, đặc biệt là các chỉ tiêu về tiền gửi khách hàng bao gồm các đối tượng như: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu, kỳ

phiếu đều đạt vượt mức kế hoạch đề ra hàng năm. Đây là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng mở rộng kinh doanh trên nhiều mặt, đặc biệt là mở rộng hoạt động tín dụng tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Chi nhánh ln duy trì được sự cân bằng giữa cho vay và huy động vốn nhằm hoạt động một cách có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả của quy trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hà nội (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)