b. Diễn giải quy trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Chi nhánh Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Cán bộ tín dụng được phân cơng giao dịch với khách hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn. Ngồi ra, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp, tìm hiểu các thơng tin cơ bản, sơ bộ về khách hàng. Nếu tiếp nhận bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng chưa đầy đủ, thiếu sót hoặc có vấn đề thì cán bộ tín dụng đó sẽ làm việc lại với khách hàng để yêu cầu bổ sung những thứ cần thiết. Sau khi nhận được hồ sơ hợp pháp, hợp lệ do khách hàng gửi đến, cán bộ tín dụng tiến hành cơng việc thẩm định các điều kiện vay vốn.
Bước 2: Đánh giá, phân tích và lập kết quả thẩm định
Trưởng phịng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định về các khía cạnh: pháp lý, tổ chức – quản lý, thị trường, kỹ thuật, tài chính và kinh tế - xã hội, mục đích vay vốn, tài sản làm đảm bảo nợ,… của dự án do cán bộ tín dụng lập, tiếp đó tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình lên giám đốc quyết định.
Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng
Giám đốc Chi nhánh căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phịng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc khơng cho vay. Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu vay bằng tiền mặt). Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay như quy định.
Nhận xét của sinh viên: Quy trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Chi nhánh
đẩy đủ, mang tính chặt chẽ cao và hợp lý. Đây là quy trình áp dụng có nhiều điểm tương đồng với quy trình của các ngân hàng thương mại khác trên toàn quốc. Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện quy trình các bước thẩm định một cách có hiệu quả, linh hoạt đối với từng đặc điểm tính chất của mỗi dự án.
2.2.3.4. Phương pháp thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Chi nhánh
a. Phương pháp thẩm định theo trình tự
Tại Chi nhánh, việc thẩm định dự án đã tiến hành theo một quy trình từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.
Thẩm định tổng quát: Cán bộ thẩm định đã xem xét một cách tổng thể các nội dung
cần thẩm định của dự án để phát hiện những vẫn đề nghi vấn, chưa rõ ràng cần xem xét lại; đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án như hồ sơ pháp lý, tư cách pháp lý của chủ đầu tư,…Qua đây, có thể đánh giá khái quát về dự án, quy mô, tầm quan trọng của việc đầu tư dự án đối với doanh nghiệp.
Thẩm định chi tiết: Được cán bộ thẩm định tại Chi nhánh đã tiến hành sau khi thẩm
định tổng quát. Việc thẩm định này được thực hiện bằng cách đi sâu và chi tiết với từng nội dung của dự án. Kết luận có thể rút ra được ở đây: nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu, nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định các nội dung tiếp theo.
b. Phương pháp phân tích độ nhạy
Chi nhánh dùng phương pháp này để xem xét, đo lường những biến động về tài chính của dự án khi một số nhân tố liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh thay đổi gây bất lợi cho doanh nghiệp như: giảm giá bán, tăng chi phí sản xuất, biến động tỷ giá, lãi suất tiền vay tăng, các rủi ro khác,..Từ đó nhận diện rủi ro và đề xuất ra các biện pháp quản lý phù hợp, hạn chế rủi ro đặc biệt là đánh giá được rủi ro các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Qua đó, Chi nhánh sẽ lựa chọn được những dự án có độ an tồn cao.
Các bước thực hiện:
- Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính tốn độ nhạy như đã
được đề nghị tại bước về phân tích tìm dữ liệu.
- Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa
chỉ duy nhất (bước này thực hiện song song trong q trình tính tốn hiệu quả dự án và khả năng trả nợ).
- Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (với các chí số
NPV, IRR, DSCR) cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi.
- Lập bảng tính tốn độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi
hay cả hai biến thay đổi đồng thời (thông thường các biến thay đổi tăng giảm trong khoảng 5%, 10% và 15% là chủ yếu).
Phương pháp này được Chi nhánh ứng dụng đối với các dự án có quy mơ vay vốn lớn, độ hiệu quả dự án cao hơn mức bình thường, độ rủi ro cao, nhiều biến động nhằm giúp thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả về mặt tài chính của dự án chính xác và khách quan
nhất.
c. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Đầu tiên, các cán bộ thẩm định tại Eximbank Hà Nội xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng, xem xét từng khía cạnh của dự án với những quy định cụ thể của ngân hàng cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam, bên cạnh đó các cán bộ thẩm định còn so sánh các điều kiện, tiêu chí của dự án với hệ thống tiêu chuẩn tương ứng về nội dung đó với pháp luật của Việt Nam và trên thế giới.
Việc so sánh này nhằm đảm bảo tính an tồn cho dự án cũng như đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng được đảm bảo. Bên cạnh đó, các cán bộ thẩm định có thể áp dụng các kinh nghiệm trong q trình thẩm địnhn các dự án tương tự trước đó để so sánh kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn.
Phương pháp này được CBTĐ tại Chi nhánh tiến hành để đối chiếu một số nội dung và chỉ tiêu sau:
- Sự phù hợp của dự án với quy hoạch và các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Sự phù hợp của các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp với các hướng dẫn hiện hành
của Nhà nước, của ngành đối với từng lĩnh vực đầu tư.
- Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn về cấp cơng trình do Nhà nước quy
định.
- Tiêu chuẩn về công nghệ thiết bị của dự án trong trong quan hệ chiến lược đầu
tư công nghệ quốc gia, quốc tế.
- Tiêu chuẩn sản phẩm dự án so với tiêu chuẩn hay mức yêu cầu đòi hỏi của thị
trường.
- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công tiền
lương, chi phí quản lý... của dự án với các định mức kinh tế – kỹ thuật của ngành.
- Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn đầu tư, suất vốn đầu tư so với các tiêu chuẩn, định
mức về cơ cấu vốn đầu tư, suất vốn đầu tư của ngành hay lĩnh vực đầu tư.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án so với tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của
dự án.
d. Phương pháp dự báo
điều tra thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, về giá cả sản phẩm, thiết bị,… ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án.
Các phương pháp mà CBTĐ tại Chi nhánh thường sử dụng: phương pháp ngoại suy, phương pháp mơ hình hồi quy tương quan, phương pháp sử dụng hệ số co giãn, phương pháp định mức,… để thẩm định khía cạnh tài chính, kỹ thuật của dự án.
Phương pháp ngoại suy thống kê: là phương pháp dự báo dựa trên cơ sở thống kê các số liệu trong quá khứ theo một tiêu thức nào đó để tìm ra xu hướng, tính quy luật biến đổi của nó trong quá khứ, hiện tại nhằm dự báo cho những năm mà dự án dự kiến đi vào hoạt động.
Phương pháp sử dụng hệ số co giãn của cầu: phương pháp này dự báo thông qua việc xem xét sự thay đổi của lượng cầu khi từng nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu như giá cả, thu nhập, thị hiếu,… thay đổi.
Phương pháp định mức: là phương pháp dự báo thông qua định mức tiêu dùng đã được xác định.
Phương pháp mơ hình hồi quy tương quan: là phương pháp dự báo trên cơ sở phân tích mối quan hệ tương quan giữa cầu thị trường và các nhận tố ảnh hưởng đến cầu thị trường như giá cả; thu nhập của người tiêu dùng, giá cả hàng hóa và dịch vụ liên quan, thị hiếu của người tiêu dùng,…
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: phương pháp này dự báo bằng cách tập hợp, hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc các lĩnh vực.
e. Phương pháp triệu tiêu rủi ro
Là phương pháp dự đốn những rủi ro có thể xảy ra từ đó có biện pháp phịng ngừa và hạn chế tốt đa tác động mà rủi ro đó gây ra hoặc phân tán rủi ro cho các đối
tượng có liên quan đến dự án. Các CBTĐ tại Chi nhánh đã tiến hành thẩm định phương pháp này như sau:
Trong giai đoạn thực hiện dự án
Rủi ro chậm tiến độ thi công: Để hạn chế rủi ro này thì các CBTĐ đã kiểm tra kế hoạch đấu thầu, chọn thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng; kiểm tra cam kết hỗ trợ giải phóng mặt bằng của chính quyền địa phương.
Rủi ro vượt tổng mức đầu tư: Để hạn chế rủi ro này các CBTĐ đã kiểm tra hợp đồng giá; các điều kiện về phát sinh tăng giá và kiểm tra về khối lượng công việc thực hiện.
Rủi ro về cung cấp dịch vụ kĩ thuật – công nghệ không đúng tiến độ, chất lượng không đảm bảo: Các CBTĐ đã kiểm tra chặt chẽ hợp đồng, các điều khoản hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng.
Rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân khơng đúng tiến độ: các CBTĐ tại Chi nhánh đã kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn của bên góp vốn, bên cho vay hay bên tài trợ vốn.
Rủi ro bất khả kháng (điều kiện tự nhiên bất lợi, hồn cảnh chính trị - xã hội khó khăn): Các CBTĐ tại Chi nhánh đã kiểm tra các hợp đồng bảo hiểm như bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng.
Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động
Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào không đầy đủ, không đúng tiến độ: Các CBTĐ đã tại Chi nhánh đã xem xét hợp đồng cung cấp dài hạn với các cơng ty cung ứng có uy tín, các điều khoản thỏa thuận về giá cả, xem xét các phương án dự phòng của dự án.
Rủi ro về tài chính như thiếu vốn kinh doanh: Các CBTĐ đã tại Chi nhánh đã kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn tín dụng hoặc mở L/C tại các cơ quan cấp vốn.
Rủi ro trong khâu quản lý điều hành dự án: Các CBTĐ đã tại Chi nhánh đã đánh giá năng lực quản lý của doanh nghiệp hiện tại (về năng lực điều hành, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm đội ngũ lãnh đạo và quản lý dự án), thẩm định cơ cấu tổ chức và xem xét hợp đồng thuê quản lý dự phòng.
Rủi ro bất khả kháng: Các CBTĐ đã tại Chi nhánh đã kiểm tra bảo hiểm tài sản và bảo hiểm kinh doanh.
Rủi ro về thị trường: Các CBTĐ đã tại Chi nhánh đã dự báo lại mức cung cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường nguyên vật liệu đầu vào dự án.