Bảng 2.11 : Dư nợ tín dụng theo dự án tại Chi nhánh giai đoạn 2017 – 2021
1.2. CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN
1.2.7. Các chỉ tiêu đánh giá công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tạ
hàng thương mại
1.2.7.1. Số lượng dự án vay vốn được thẩm định và cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh năng suất và hiệu quả trong công tác thẩm định tại ngân hàng. Nếu số lượng dự án vay vốn đầu tư tăng đều qua các năm thì chứng tỏ cơng việc thẩm định diễn ra có kết quả tốt, năng lực thẩm định tăng cao, từ đó rút ngắn thời gian chi phí thẩm định để tiếp nhận nhiều hồ sơ dự án khác. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này giảm dần đi thì cho thấy cơng tác thẩm định kém hiệu quả, chất lượng thụt lùi, kém gây nên mất nhiều thời gian chi phí và có thể bị mất nhiều dự án vay vốn tiềm năng khác.
1.2.7.2. Tỷ lệ dự án được cho vay trên tổng số dự án đề nghị vay vốn
Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt bởi nó nói lên cơng tác thẩm định tại ngân hàng ngày càng chất lượng cao, nhanh chóng, chuyên nghiệp, năng suất cao. Ngân hàng có thể giải quyết khâu thẩm định dự án vay vốn trong thời gian ngắn và ngược lại. Ngoài
ra, tỷ lệ dự án vay vốn được ngân hàng thẩm định và cho vay càng cao, chứng tỏ số lượng hồ sơ đề nghị vay vốn có các phương án kinh doanh hiệu quả, tiềm năng thu được lợi nhuận cao trong tương lai, điều này nói lên rằng ngân hàng đang có một danh tiếng, uy tín mạnh mẽ đối với khách hàng.
1.2.7.3. Dư nợ tín dụng cho vay theo dự án
Tổng dư nợ là tất cả số dư nợ cho vay bao gồm cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tín dụng mà ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế tại một thời điểm nhất định. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng còn chưa phát triển, khả năng tiếp cận khách hàng tốt chưa cao, sản phẩm cho vay chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao thì cũng chưa thể hiện được chất lượng cho vay là cao hay thấp.
1.2.7.4. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu * Nợ quá hạn
Đây là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng ngân hàng khơng hồn hảo khi doanh nghiệp vay vốn không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thương mại đúng hạn và số tiền đó cũng khơng được ngân hàng thương mại gia hạn nợ. Gia tăng nợ quá hạn là điều mà các ngân hàng thương mại khơng mong muốn vì nợ q hạn phát sinh sẽ làm gia tăng chi phí của ngân hàng như chi phí trích lập dự phịng, chi phí địi nợ, chi phí xử lý tài sản đảm bảo…Chỉ tiêu này thường được các ngân hàng xác định vào một thời điểm nhất định, thường là vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm
Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại đang gặp khó khăn. Cụ thể ngân hàng thương mại gia tăng nguy cơ mất vốn, khả năng thanh toán và lợi nhuận của ngân hàng thương mại suy giảm.
* Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu được dùng để đánh giá cụ thể hơn về an toàn trong chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp, thường sử dụng chỉ tiêu nợ xấu.
1.2.7.4. Thời gian và chi phí thẩm định dự án vay vốn đầu tư
Thời gian thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại ngân hàng thương mại
Hiện tại, thời gian thẩm định dự án vay vốn đầu tư trong các ngân hàng thương mại được thống nhất như sau:
- Các dự án nhóm A: 15 ngày.
- Các dự án nhóm B: 10 ngày.
- Các dự án nhóm C: 7 ngày.
Thời gian thẩm định dự án vay vốn đầu tư được coi là một trong các yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng tới khơng chỉ lợi ích của khách hàng mà cịn cả lợi ích của ngân hàng.
Việc kéo dài thời gian thẩm định dự án sẽ giúp ngân hàng có thời gian xem xét dự án một cách kỹ lưỡng, tránh được những rủi ro trong quá trình cho vay. Tuy nhiên, điều này cũng khiến các dự án bị chậm tiến độ, có khả năng mất cơ hội đầu tư, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, không chỉ thế mà cịn làm tăng chi phí và nguồn lực phục vụ cho cơng tác thẩm định.
Ngược lại, trong trường hợp thời gian thẩm định bị cắt ngắn thì có thể dẫn đến dự án khơng được xem xét một cách cẩn thận, tạo ra nhiều rủi ro đối với Ngân hàng. Mặt khác, đối với chủ đầu tư, đây lại là một lợi thế khi dự án có thể được sớm giải ngân và tiến hành hoạt động, tạo cơ hội kinh doanh và thu về lợi nhuận cho chủ đầu tư.
Vì vậy, hoạt động xác định thời gian thẩm định dự án vay vốn đầu tư hợp lý là một yêu cầu cấp thiết đối với quá trình thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại.
Chi phí phí thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại ngân hàng thương mại
Chi phí thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại ngân hàng thương mại gồm có: Chi phí nhân lực, chi phí đầu tư cơng cụ, hình thức thực hiện và chi phí phát sinh.
Đối với mỗi loại dự án khác nhau, ngân hàng sẽ có các mức chi phí tối đa khác nhau. Đối với các dự án nhóm A, tổng chi phí thực hiện tối đa sẽ là 25 triệu đồng (tương ứng với 15 triệu đồng cho chi phí nhân lực, 5 triệu đồng cho chi phí đầu tư và 5 triệu đồng cho chi phí phát sinh). Tương tự, các dự án nhóm B có tổng chi phí thực hiện tối đa là 15 triệu đồng và các dự án nhóm C là 5 triệu đồng.
Trong trường hợp chi phí thực hiện dự kiến vượt mức tối đa cho phép, cán bộ cần xem xét lại nội dung thẩm định, thực hiện cắt giảm các khâu nhằm đảm bảo chi phí. Trong trường hợp chi phí vẫn vượt mức cho phép thì cán bộ cần đánh giá tầm quan trọng của việc thẩm định dự án. Tuy vậy, chi phí thực hiện khơng được phép vượt q 10% chi phí tối đa.