Bảng 2.11 : Dư nợ tín dụng theo dự án tại Chi nhánh giai đoạn 2017 – 2021
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ
VAY VỐN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành và các cơ quan liên quan
Các hệ thống ngân hàng hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ, và để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Ngân hàng thì Nhà nước cần:
Cải thiện mơi trường pháp lý: Tuy đã được quan tâm và cải thiện nhưng hệ thống pháp lý ở Việt Nam nhìn chung vẫn chưa được hoàn thiện. Vấn đề tạo hành lanh pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng và các doanh nghiệp cịn nhiều hạn chế. Nên việc hồn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định nói riêng là việc cấp bách. Nhà nước cần hoàn thiện, bổ sung các điều lệ quy chế về mức thuế, lãi suất…Cần tiến hanh hồn thiện chính sách kế tốn và kiểm tốn đối với tất cả các đơn vị trong mọi thành phần kinh tế qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác thẩm định. Thường xuyên thanh tra và kiểm tra các hoạt động của các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó Nhà nước cần ban hành văn bản cụ thể quy định rõ trách nhiệm của các bên đối với kết quả thẩm định để nâng cao trách nhiệm của mỗi ngành và mỗi cá nhân liên quan đến việc lập và thẩm định dự án.
Nhà nước cần đưa ra các chính sách kinh tế hợp lý, rõ ràng và tránh những chính sách có thể gây nhầm lẫn hoặc xuất hiện những đột biến gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động của các doanh nghiệp và các ngân hàng trong việc quyết định cho vay và thu hồi vốn. Đặc biệt là trong thị trường biến động như hiện nay thì Nhà nước cần có những chính sách tác động để hạn chế mức lạm phát và sự thay đổi tỷ giá hối đoái để giúp cho việc thẩm định được tốt hơn.
Nhà nước cần phải đẩy mạnh các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và thực sự cần thiết, tạo điều kiện cho đầu tư có trọng điểm và đem lại hiệu quả cao. Cần đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao tính trách nhiệm, tự chủ và chất lượng quản lý các doanh nghiệp Nhà nước.
Các Bộ chủ quản như Bộ Cơng nghiệp, Bộ Nơng nghiệp, Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê,… cần phối hợp trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án. Ngoài ra, các Bộ
cần hệ thống hóa thơng tin liên quan đến lnh vực mà mình quản lý, đồng thời hàng nam cơng bố công khai các thông tin này để các ngân hàng thương mại cũng như chủ đầu tư dễ dàng thu thập thông tin.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng nhà nước Việt Nam đóng vai trị chủ đạo trong việc sắp xếp, kiện tồn và củng cố hệ thống ngân hàng theo hướng phát triển, an tồn và ổn định. Vì vậy, NHNN (Ngân hàng Nhà nước) cần có những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động ngân hàng.
NHNN cần ban hành các nội dung quy trình thẩm định dự án thống nhất trên cơ sở tham khảo ý kiến thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Xây dựng,…và các tổ chức tín dụng khác để phù hợp với thực tiễn khách quan.
NHNN cần tăng cường hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ ngành, cần chú trọng kỹ năng thực hiện bằng phần mềm trên máy tính.
Bên cạnh đó, hàng năm NHNN nên tổ chức các hội thảo trao đổi trong toàn ngành, nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chức tín dụng, tăng cường sự hiểu biết và sự hợp tác giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, bản thân các ngân hàng cũng cần nỗ lực và phát huy tính chủ động trong cơng việc hợp tác, trao đổi.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Eximbank cần đưa ra chiến lược phát triển chung, chính sách tổng thể và thống nhất phù hợp với từng thời kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn biến động như hiện nay.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát và hỗ trợ hoạt động thẩm định. Cử các cán bộ thẩm định lâu năm và có kinh nghiệm hay mời các chuyên gia thẩm định tới đóng góp ý kiến xây dựng cho cơng tác thẩm đnh tại Phịng giao dịch.
Cần có những chế độ khen thưởng để khuyến khích các cán bộ trong cơng tác tch cực và sáng tạo hơn đóng góp cho sự phát triển của Ngân hàng. Xây dựng một đội ngũ lâu năm đầy kinh nghiệm và một đội ngũ trẻ, sáng tạo và nhạy bén sẽ tạo ra một sức mạnh cho ngân hàng.
Thường xuyên tổ chức các cuộc thi, cuộc hội nghị tổng kết giữa các Chi nhánh và Phịng giao dịch hay có thể phối hợp với các ngân hàng khác cùng tổ chức để tạo ra sân chơi chung cho các cán bộ thẩm định để tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm và hiểu
biết của nhau.
Cán bộ thẩm định cần được tiếp tục tham gia các khố học về tài chính, về luật pháp nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng hoạt động trong cơ chế thị trường.
Cán bộ thẩm định được chủ động về mặt thời gian để tiếp cận thơng tin về dự án nói riêng và các thơng tin về các ngành nghề lĩnh vực liên quan đến cơng tác thẩm định nói chung.
Tạo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cho Chi nhánh và Phòng giao dịch để đáp ứng được nhu cầu phát triển càng đi lên của đất nước. Xây dựng một bộ phận thông tin liên lạc và chuyên thu thập những thông tin một cách nhanh nhất và thường xuyên để cung cấp cho các Chi nhánh và Phòng giao dịch.
Kiến nghị các cấp, các ngành và các bộ có liên quan về các vấn đề khó khăn cụ thể của ngân hàng nói chung, Chi nhánh và Phịng giao dịch nói riêng.
KẾT LUẬN
Thẩm định dự án đầu tư là một hoạt động quan trọng trong quá trình phát triển của Ngân hàng nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Việc sớm hồn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định là sự cần thiết.
Đứng trước những thách thức mới như hiện nay thì Ngân hàng Eximbank và Chi nhánh đã khơng ngừng tìm hiểu khắc phục những hạn chế và tăng cường mặt tích cực để cơng tác thẩm định đạt được kết quả cao, giúp cho việc ra quyết định đúng nhằm mục đích nâng cao uy tín và vị thế của Ngân hàng.
Tuy nhiên thẩm định dự án là công việc phức tạp nên điều đó khơng chỉ địi hỏi phải có sự nỗ lực riêng của Ngân hàng và Chi nhánh mà cần có sự phối hợp giữa các ngành và các cấp có liên quan.
Trong q trình thực tập tại Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Hà Nội tôi đã được nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thực tế của công tác thẩm định dự án đầu tư và rút ra được nhiều kiến thức về thẩm định dự án cho mình. Trong chuyên đề thực tập lần này tôi xin được đưa ra một số nội dung cơ bản về thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư đồng thời đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh.
Với kiến thức còn hạn chế và cách diễn đạt còn nhiều khiếm khuyết nên chuyên đề thực tập của tôi không tránh khỏi nhiều sai sót, tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cơ và các anh chị tại Eximbank Hà Nội để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS.Trần Thị Trúc và các cán bộ tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội đã giúp tơi hồn thành chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo kết quả hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, dịch vụ khác qua các năm từ 2017 – 2021 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.
2. Tài liệu bài giảng môn “Thẩm định dự án đầu tư” do Ths. Lương Hương Giang
biên soạn.
3. Trang web chính thức của Ngân Hàng Eximbank: https://eximbank.com.vn/ 4. Báo Đầu tư, Thời báo kinh tế.
5. Báo cáo thẩm định dự án “Xây dựng nhà máy chế biến lâm sản” của Công Ty
TNHH Đầu Tư Xây Dựng Và Chế Biến Lâm Sản Mộc Lâm. 6. Một số văn bản pháp luật, thông tư, quy định Nhà nước. 7. Quy trình thẩm định tại Eximbank Hà Nội