Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả của quy trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hà nội (Trang 64 - 68)

Nguồn: Phịng Tín dụng

a. Thẩm định, kiểm tra hồ sơ vay vốn

- Giấy đề nghị vay vốn

- Hồ sơ về khách hàng vay vốn

* Hồ sơ về khách hàng vay vốn bao gồm:

Hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật và hành vi dân sự của khách hàng: Giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, điều lệ của công ty vay vốn, chứng minh nhân dân của người đại diện, quyết định bổ nhiệm giám đốc.

Hồ sơ về kết quả sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng: Báo

cáo tài chính ba năm gần nhất, bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, lưu chuyển tiền tệ,…

Cán bộ thẩm định kiểm tra tính chính xác, tính hiệu lực của các giấy tờ trong hồ sơ khách hàng, so sánh với các mẫu giấy tờ có sẵn, kiểm tra các thơng tin, đối chiếu với các dữ liệu có sẵn của các bộ ngành hoặc ở chính Chi nhánh.

* Hồ sơ về dự án vay vốn

Bao gồm các tài liệu sau:

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); Báo cáo nghiên cứu khả thi

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền

- Các văn bản, hồ sơ bổ sung khác (tùy từng loại dự án cụ thể)

- Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng

dự tốn của cấp có thẩm quyền.

Các giấy tờ trên phải có tính chính xác, cịn hiệu lực theo đúng yêu cầu, được cán bộ thẩm định đối chiếu, so sánh với các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.

định là sự tập trung cao, hiểu biết và nắm bắt được các thơng tin cốt yếu một cách chính xác, bởi đây là bước cơ sở để cán bộ thẩm định các nội dung phía sau của dự án. Việc làm này được cán bộ thẩm định tại Eximbank Chi nhánh Hà Nội thực hiện rất tốt, trong nhiều năm qua khơng có sự sai sót nào về khâu bước này.

b. Thẩm định khách hàng vay vốn

b1. Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng

Cán bộ thẩm định tại Chi nhánh tiến hành thẩm định các nội dung sau:

- Khách hàng vay vốn có trụ sở tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố nơi

Chi nhánh cho vay đóng trụ sở? Nếu khơng, phải giải trình rõ nguyên nhân và báo cáo cho Tổng Giám đốc Chi nhánh.

- Khách hàng vay vốn là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự khơng?

- Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có đủ hành vi

năng lực dân sự, năng lực pháp luật dân sự và hoạt động theo luật doanh nghiệp?

- Khách hàng vay vốn là cơng ty hợp danh có hoạt động theo luật doanh nghiệp?

Thành viên cơng ty có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự?

- Điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn có thể hiện rõ về phương thức

tổ chức, quản trị, điều hành?

- Giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề có

cịn hiệu lực trong thời hạn cho vay?

- Khách hàng vay vốn là đơn vị hạch tốn phụ thuộc có giấy uỷ quyền vay vốn

của pháp nhân trực tiếp?

b2. Thẩm định về chất lượng quản lý của khách hàng

Các nội dung cần điều tra và thẩm định:

- Danh sách ban lãnh đạo cơng ty

- Trình độ chun mơn của ban lãnh đạo cơng ty

- Tính cách, đặc điểm (sự sẵn sàng trả nợ) của cá nhân người đứng đầu/ban

lãnh đạo

- Khả năng, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của người lãnh đạo cao nhất

và ban điều hành. Các kết quả đã đạt được thế hiện qua: Giá trị doanh thu gia tăng; mức độ giảm/kiềm chế mức tăng chi phí; mức lợi nhuận gia tăng và khả năng quản lý chặt

chẽ các khoản nợ của khách hàng.

- Uy tín của lãnh đạo trong và ngồi doanh nghiệp

- Khả năng nắm bắt thị trường của ban lãnh đạo

- Những mối quan hệ giữa các cá nhân trong ban lãnh đạo và mức độ hợp tác

lẫn nhau.

- Những biến động về nhân sự lãnh đạo của công ty

- Liệu ban lãnh đạo có được thơng báo kịp thời và chính xác về những thay đổi

của bản thân công ty, về tình hình kinh tế và các xu hướng của ngành khách hàng hoạt động.

- Ban lãnh đạo có khả năng quản lý dựa vào các thơng tin tài chính hay khơng

- Ban lãnh đạo là chủ sở hữu hay họ được trả lượng?

- Việc ra quyết định có phải được tập trung vào một người và cách thức quản lý

của họ hay không?

b3. Thẩm định về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

Trong hoạt động này, cán bộ thẩm định đã tiến hành đánh giá doanh thu, lợi nhuận để xác định thế mạnh cũng như hiệu quả của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động, so sánh các mục chi phí, giá vốn với doanh thuu tại các thời điểm để đánh giá tính hợp lý của chi tiêu. Trên cơ sở kết quả kinh doanh so sánh tại các thời điểm kết hợp với việc nắm bắt các thông tin về diễn biến thị trường, về vốn bỏ ra để kinh doanh, về năng lực…để đưa ra các nhận xét về tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh và có dự báo về khả năng hoạt động trong tương lai.

c. Thẩm định dự án vay vốn đầu tư

c1. Đánh giá tổng quan về dự án và thẩm định sự cần thiết phải đầu tư dự án

Trong quá trình tiến hành đánh giá tổng quan về dự án thẩm định sự cần thiết phải đầu tư dự án, cán bộ thẩm định của Chi nhánh tiến hành xem xét các yếu tố như: chiến lược, chính sách quy hoạch phát triển của nhà nước, địa phương; tình hình thị trường sản phẩm của dự án, chiến lược phát triển của doanh nghiệp và tình hình kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp, sau đó đưa ra các nhận xét về sự phù hợp của việc thực hiện dự án với các yếu tố này. Cán bộ xem xét, đánh giá một số nội dung sau:

địa phương.

- Sự phù hợp của dự án với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

- Khả năng đáp ứng thị trường, khả năng chiếm lĩnh thị trường...của dự án đầu

tư.

- Sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào, đầu ra tới q trình thực hiện dự án

- Những đóng góp của dự án vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của

ngành và của đất nước...

c2. Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án

Cán bộ thẩm định thực hiện làm rõ các nội dung sau:

- Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, có liên

quan đến đối tượng đầu tư của dự án.

- Các quy hoạch phát triển ngành kinh tế của Chính phủ, địa phương có liên

quan.

- Dự án khả thi hoặc báo cáo đầu tư, được cấp có thẩm quyền phê duyệt thơng

qua Quyết định đầu tư.

- Nắm rõ thẩm quyền phê duyệt, Quyết định đầu tư của từng loại dự án.

- Giấy phép xây dựng

- Các giấy tờ có liên quan về đất và địa điểm xây dựng

- Ý kiến của các Bộ ngành, địa phương có liên quan đến việc xây dựng dự án.

- Đánh giá về tác động mơi trường có liên quan đến dự án của cơ quan chức

năng.

- Giấy phép về khai thác tài nguyên (nếu có)

- Quyết định thành lập Ban quản lý dự án

- Các hợp đồng có liên quan

Trên đây là những cơ sở pháp lý ban đầu của dự án, khi di vào cụ thể cần phải thẩm định và xem xét các hồ sơ sau:

- Thiết kế, tổng dự toán, dự toán được phê duyệt.

- Biên bản đấu thầu, quyết định chọn thầu

- Biên bản nghiệm thu (đối với cơng trình đang xây dựng)

- Báo cáo tiến độ thi cơng (đối với cơng trình đã thi cơng).

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả của quy trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hà nội (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)