Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện tam nông, tỉnh phú thọ theo định hướng phân luồng học sinh (Trang 125)

Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý GDHN theo định hƣớng phân luồng HS THCS ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, tác giả đƣa ra 7 biện pháp quản lý cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng công tác GDHN theo hƣớng phân luồng học sinh sau THCS. Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên, tác giả đã lấy ý kiến trƣng cầu của cán bộ quản lý và GV tham gia công tác GDHN ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

3.5.1. Các bước khảo nghiệm

Bước 1: Lập phi u điều tra

Tác giả tiến hành điều tra trên 2 nội dung:

- Điều tra về tính cần thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Cần thiết, bình thƣờng và khơng cần thiết.

- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Khả thi, bình thƣờng và khơng khả thi.

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra

Tác giả đã tiến hành điều tra 24 cán bộ quản lý và 24 giáo viên các trƣờng THCS ở huyện Tam Nông, trung tâm GDNN-GDTX Tam Nơng, Phịng GD và ĐT Tam Nông.

- Đối với cán bộ quản lý: Là lãnh đạo Phòng GD và ĐT; Hiệu trƣởng hoặc Phó hiệu trƣởng các trƣờng THCS; Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm GDNN- GDTX Tam Nơng, tỉnh Phú Thọ có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong cơng tác quản lý nói chung, quản lý hoạt động GDHN nói riêng.

- Đối với giáo viên: Các giáo viên đã và đang tham gia làm công tác GDHN.

Bước 3: Phát phi u điều tra

Bước 4: Thu phi u điều tra, xử lí số liệu

Bảng: 3.2. Mức độ cần thi t c a 7 biện pháp nâng cao chất lượng quản lý GDHN theo định hướng phân luồng cho học sinh THCS

STT Các biện pháp Ý kiến đồng ý (Tỷ lệ phần trăm) Cần thiết Bình thƣờng Khơng cần thiết Ghi chú

1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, nhân viên, cha mẹ HS, HS và toàn thể xã hội

97,9 2,1 0

2 Xây dựng đội ngũ và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, GV làm công tác GDHN theo định hƣớng phân luồng HS

95,8 4,2 0

3 Tổ chức đổi mới về nội dung, chƣơng trình và hình thức tổ chức GDHN cho HS THCS theo định hƣớng phân luồng HS

93,7 6,3 0

4 Tăng cƣờng công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp cho HS THCS theo định hƣớng phân luồng HS

91,6 8,4 0

5 Tăng cƣờng quản lý CSVC, trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ cho GDHN theo định hƣớng phân luồng HS

93,7 6,3 0

GDHN cho HS THCS theo định hƣớng phân luồng HS

7 Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trƣờng với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, cha mẹ HS và cộng đồng, tổ chức các hoạt động hƣớng nghiệp cho HS THCS theo định hƣớng phân luồng HS

91,6 8,4 0

Trên cơ sở số liệu đƣợc xử lý ở bảng trên cho ta thấy, các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất có mức độ cần thiết cao, cả 7 biện pháp đều có trên 90% ý kiến cho rằng cần thiết. Chỉ có tỷ lệ phần trăm ý kiến rất ít cho rằng bình thƣờng. Khơng có ý kiến nào cho rằng một biện pháp nào đó trong 7 biện pháp là khơng cần thiết.

Trong đó:

Biện pháp “Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán

bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ HS, HS và toàn thể xã hội” có số ý kiến đánh

giá là cần thiết cao nhất với 97,9% ý kiến. Điều này khẳng định rằng: Muốn có chất lƣợng và hiệu quả cao trong quản lý hoạt động GDHN cho HS THCS theo hƣớng phân luồng HS, trƣớc hết cần phải giúp cho cán bộ, GV,nhân viên, cha mẹ HS, HS và toàn thể xã hội có tƣ duy, nhận thức đúng đắn về vai trò hiện nay của GDHN theo định hƣớng phân luồng HS THCS.

Biện pháp “Xây dựng đội ngũ và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán

bộ, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp theo định hướng phân luồng học sinh”Có 95,8% ý kiến đánh giá là cần thiết. Với kết quả % số phiếu đánh giá

mức độ cần thiết của 02 biện pháp trên có số ý kiến đánh giá là cần thiết cao nhất trong 7 biện pháp, ta có thể khẳng định: Hai biện pháp trên là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Cùng với các biện pháp khác, hai biện pháp trên là then chốt có thể đem lại cho nhà quản lý những kênh thơng tin mang

tính thực tiễn khách quan về chất lƣợng GDHN. Từ đó các cấp quản lý giáo dục có các biện pháp phù hợp để điều chỉnh một số hoạt động giáo dục, điều chỉnh một số khâu trong quy trình GDHN nhằm nâng cao chất lƣợng GDHN theo hƣớng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.

Bảng: 3.3. Mức độ khả thi c a các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý GDHN theo định hướng phân luồng cho học sinh THCS

Tính khả thi: STT Các biện pháp Ý kiến đồng ý (Tỷ lệ phần trăm) Khả thi Bình thƣờng Khơng khả thi Ghi chú 1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng

cao nhận thức cho cán bộ, GV, nhân viên, cha mẹ HS, HS và toàn thể xã hội

83,3 16,7 0

2 Xây dựng đội ngũ và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, GV làm công tác giáo dục hƣớng nghiệp theo định hƣớng phân luồng HS

79,1 20,9 0

3 Tổ chức đổi mới về nội dung, chƣơng trình và hình thức tổ chức GDHN cho HS THCS theo định hƣớng phân luồng học sinh

77,0 23,0 0

4 Tăng cƣờng công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh THCS theo định hƣớng phân luồng học sinh

79,1 20,9 0

bị, phƣơng tiện phục vụ cho GDHN theo định hƣớng phân luồng HS 6 Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa trong

GDHN cho HS THCS theo định hƣớng phân luồng HS

72,9 27,1 0

7 Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trƣờng với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, cha mẹ HS và cộng đồng, tổ chức các hoạt động hƣớng nghiệp cho HS THCS theo định hƣớng phân luồng HS

72,9 27,1 0

Qua kết quả khảo nghiệm trên cho thấy, các khách thể đánh giá cả 7/7 biện pháp có tỷ lệ phần trăm ý kiến đánh giá là khả thi cao (từ 72,9% - 83,3%). Chỉ có một số ít ý kiến đánh giá là bình thƣờng, khơng có ý kiến nào đánh giá là không khả thi. Nhƣ vậy cả 7 biện pháp đƣợc đề xuất đều có khả năng áp dụng vào thực tế quản lý hoạt động GDHN theo định hƣớng phân luồng học sinh sau THCS.

Kết luận chƣơng 3

Giáo dục hƣớng nghiệp theo định hƣớng phân luồng HS vẫn còn là vấn đề còn nhiều trăn trở, bất cập. Muốn quản lý hoạt động GDHN theo định hƣớng phân luồng HS có hiệu quả cần có các giải pháp ở tầm vĩ mơ mới khả thi. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của toàn xã hội để đẩy mạnh việc triển khai một cách đồng bộ các giải pháp trên nhằm giải quyết vấn đề nhận thức của cha mẹ HS, giúp các em HS có định hƣớng nghề nghiệp một cách đúng đắn. Hơn nữa, sự tham gia của các nhà tƣ vấn hƣớng nghiệp, các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của Nhà nƣớc về các chính sách sẽ tạo điều kiện cho HS đƣợc học tập, đƣợc hƣớng nghiệp và có việc làm ngay sau khi học xong chƣơng trình TCCN hoặc trung cấp nghề. Nhƣ vậy, nếu làm tốt hƣớng nghiệp và phân luồng HS sẽ tạo động lực và niềm tin giúp các bậc phụ huynh và con em của họ yên tâm chọn nghề nghiệp, ủng hộ tích cực chủ trƣơng phân luồng HS của Nhà nƣớc, của Bộ GD và ĐT nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội cho địa phƣơng và cho cả nƣớc.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở xác định và sử dụng các khái niệm cơ bản: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng phổ thông; khái niệm về hƣớng nghiệp; giáo dục hƣớng nghiệp, hoạt động giáo dục; Hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp; phân luồng, phân luồng học sinh; phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo định hƣớng phân luồng học sinh, luận văn xây dựng khung lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo định hƣớng phân luồng học sinh với 5 nội dung quản lý: Quản lý thực hiện mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý các hình thức thực hiện, quản lý các điều kiện đảm bảo, quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở theo định hƣớng phân luồng học sinh và xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý.

Dựa trên khung lý luận, luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo hƣớng phân luồng cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Kết quả cho thấy: Công tác giáo dục hƣớng nghiệp theo định hƣớng phân luồng học sinh tại các trƣờng trung học cơ sở huyện Tam Nông hiện nay thực hiện chƣa hiệu quả: Nhận thức của học sinh và phụ huynh học sinh chƣa đầy đủ về vai trò của đào tạo nghề. Nhu cầu về hƣớng nghiệp ở học sinh trung học cơ sở là có thực, cấp thiết và quan trọng đối với học sinh.Trình độ hiểu biết về giáo dục hƣớng nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp mang tính áp đặt; chƣa chú trọng đến năng lực, nhu cầu của học sinh, đặc biệt là xu hƣớng phát triển của xã hội.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo định hƣớng phân luồng cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, Luận văn đã đƣa ra bẩy biện

pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo hƣớng phân luồng cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ gồm:

Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ,

giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh và toàn thể xã hội;

Hai là: Xây dựng đội ngũ và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ,

giáo viên làm công tác giáo dục hƣớng nghiệp theo định hƣớng phân luồng học sinh;

Ba là: Đổi mới về nội dung, chƣơng trình và hình thức tổ chức giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở theo định hƣớng phân luồng học sinh;

Bốn là: Tăng cƣờng công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh trung học cơ

sở theo định hƣớng phân luồng học sinh;

Năm là: Tăng cƣờng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ cho giáo dục hƣớng nghiệp theo định hƣớng phân luồng học sinh;

Sáu là: Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa trong giáo dục hƣớng nghiệp cho học

sinh trung học cơ sở theo định hƣớng phân luồng học sinh;

Bảy là: Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trƣờng với các cơ sở đào tạo,

doanh nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng, tổ chức các hoạt động hƣớng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở theo định hƣớng phân luồng học sinh.

7 biện pháp nêu ra trong đề tài đều cần thiết và hoàn toàn khả thi đối với việc quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo định hƣớng phân luồng cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Có thể các biện pháp đề xuất trong đề tài này chƣa phải là tối ƣu và duy nhất đúng. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại và xuất phát từ những đặc điểm mang tính chất đặc thù của huyện Tam Nơng, tỉnh Phú Thọ, thì các biện pháp đƣợc đề ra trong đề tài này là một hƣớng đi đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao góp phần phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở ở địa phƣơng.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào Tạo

Xây dựng các chƣơng trình đào tạo đội ngũ làm cơng tác hƣớng nghiệp bằng cách đƣa các chƣơng trình này vào đào tạo trong các trƣờng cao đẳng, đại học; bổ sung số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp ở các Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - Hƣớng nghiệp, Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên và các trƣờng trung học cơ sở; xây dựng các mơ hình hƣớng nghiệp chất lƣợng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tổ chức bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho giáo viên nhằm nâng cao trình độ và phƣơng pháp giáo dục hƣớng nghiệp hiện đại.

2.2. Đối với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ, Uỷ ban Nhân dân huyện

Tam Nông

Tăng cƣờng nguồn kinh phí đầu tƣ cho cơng tác giáo dục hƣớng nghiệp, nâng cao tỷ lệ giáo viên làm giáo dục hƣớng nghiệp ở các Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - Hƣớng nghiệp, Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên.

Xây dựng chính sách đãi ngộ thu hút giáo viên có trình độ về giảng dạy ở các Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - Hƣớng nghiệp, Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên.

Đổi mới công tác tuyển dụng, xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp để vừa động viên, khuyến khích vừa lựa chọn thu hút đƣợc các sinh viên giỏi về công tác.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ, Phịng Giáo dục và Đào tạo

Tam Nơng

Tham mƣu với Uỷ ban Nhân dân tỉnh, huyện hƣớng dẫn các cơ sở giáo dục trong việc liên kết, phối hợp thực hiện công tác giáo dục hƣớng nghiệp.

Tham mƣu đề xuất với Uỷ ban Nhân dân tỉnh, huyện đầu tƣ cơ sở vật chất cho công tác giáo dục hƣớng nghiệp;

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực, tăng cƣờng bồi dƣỡng giáo viên để trang bị cập nhật những kiến thức, kỹ năng về giáo dục hƣớng nghiệp.

Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động của giáo viên trong thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp, tổ chức giao lƣu học hỏi giữa các Trung tâm trong và ngoài tỉnh hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp.

2.4. Đối với lãnh đạo Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên, các trường trung học cơ sở

Khơng ngừng học tập để nâng cao trình độ, năng lực và nghiệp vụ quản lý của mình;

Có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - Hƣớng nghiệp, Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên với Phòng Giáo dục và Đào tạo trong chỉ đạo hoạt động, với các trƣờng trung học cơ sở trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục hƣớng nghiệp; giữ mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp, vì đây là những minh họa hoạt động nghề nghiệp sống động nhất, giúp học sinh tiếp xúc trực tiếp với lao động sản xuất, quan sát các hoạt động nghề nghiệp, với cơng nghệ, quy trình sản xuất; từng bƣớc tiếp cận với nhiệm vụ kinh tế- xã hội của địa phƣơng. Từ đó, sẽ nâng cao chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp.

Tìm hiểu kỹ và tiếp thu để vận dụng các biện pháp đã đề xuất trong luận văn này vào quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp ở đơn vị nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo định hƣớng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2013), Nghị quy t số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh t thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc t ”, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1999), Quản lý giáo dục - Quản lý nhà trường - Một số hướng ti p cận, Trƣờng Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ƣơng 1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện tam nông, tỉnh phú thọ theo định hướng phân luồng học sinh (Trang 125)