Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo ngành công nghệ may tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 31 - 34)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo ngành CNM của nhà trƣờng

1.4.1. Yếu tố khách quan

1.4.1.1. Chính sách và cơ chế quản lý nhà nước về đào tạo

Trong sự nghiệp Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nƣớc, yếu tố con ngƣời ln là yếu tố quyết định hàng đầu, cụ thể là nguồn nhân lực với trình độ chun mơn vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là nhiệm vụ quan trọng của các trƣờng đại học, nơi đào tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho đất nƣớc. Do đó, Điều 39 Mục tiêu giáo dục đại học của Luật Giáo dục sửa đổi 2009 “Mục tiêu giáo dục đại học là đào tạo ngƣời học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [ 22 ,tr.22]

Các hoạt động đào tạo của trƣờng đại học đƣợc trao quyền và trách nhiệm cụ thể. Theo Điều 6. Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học của Điều lệ trƣờng đại học “ Trƣờng đại học đƣợc quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ này về quy hoạch, kế hoạch phát triển trƣờng, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và cơng nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự.” [11, tr.4].

Từ năm 2009 hệ cao đẳng và đại học của nhà trƣờng đã chuyển sang đào tạo tín chỉ. Các hệ đào tạo nghề , trung cấp chuyên nghiệp, liên thơng vẫn đang áp dụng hình thức đào tạo niên chế. Chuyển từ đào tạo niên chế sang học chế tín chỉ là cả một q trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi phải lập kế hoạch làm rõ các bƣớc đi, lộ trình, mục tiêu cần đạt ở từng bƣớc, từng giai đoạn.

Để thuận lợi cho các trƣờng trong quá trình chuyển từ đào tạo niên chế sang học chế tín chỉ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế “Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (Ban hành kèm theo Quyết định số

43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Để các trƣờng thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo một con ngƣời có

phẩm chất đạo đức tốt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trƣờng trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy” (Ban hành kèm theo Quyết định số 60 /2007/QĐ-

chế này đánh giá kết quả phân loại rèn luyện tồn khố học của từng học sinh, sinh viên, đƣợc lƣu trong hồ sơ quản lý học sinh, sinh viên của trƣờng và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh, sinh viên khi ra trƣờng.

“Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội”,

Ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-ĐHCN, ngày 12/05/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Căn cứ theo quy định của Luật Giáo dục Việt

Nam, điều lệ trƣờng đại học, nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc hệ thống các văn bản để tổ chức, quản lý các hoạt động trong Trƣờng, qui định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên,…. Hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý các hoạt động đào tạo… và đƣợc phổ biến trong Trƣờng bằng nhiều hình thức khác nhau, nhờ vậy các hoạt động chung của Trƣờng đƣợc thực hiện kịp thời và đồng bộ.

1.4.1.2. Biến động về môi trường và nhu cầu nhân lực xã hội

Theo các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu hàng dệt may năm 2013 của Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới chƣa hồi phục. Cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nƣớc sản xuất hàng dệt may trên thế giới. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với một số yếu tố tiềm ẩn nhƣ : Lạm phát cao hơn mức lạm phát bình quân của thế giới, nguồn vốn khả dụng vẫn tiếp tục khó khăn, các doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất và vốn để đầu tƣ mở rộng sản xuất... Lao động dệt may thuộc loại lao động nặng nhọc. Ngành dệt may là ngành có tỷ lệ biến động lao động rất lớn. Tính chất cơng việc u cầu lao động phải có sức khỏe, tinh mắt, độ tập trung cao, dễ mắc các bệnh nghề nghiệp... Vì ngành May có tỷ lệ biến động lao động rất lớn nên đào tạo nguồn nhân lực của ngành may cho xã hội là rất quan trọng và cần thiết. Chất lƣợng nguồn nhân lực cũng giữ vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp dệt may cũng nhƣ của ngành dệt may.

Đào tạo giữ vị trí ảnh hƣởng quan trọng đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực ngành may là một trong những nguồn lực quan trọng nhất tạo nên sự phát triển của kinh tế xã hội cũng nhƣ của các doanh nghiệp May. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam có cạnh tranh đƣợc trên thƣơng trƣờng hay khơng, có đảm đƣơng đƣợc nhiệm vụ là ngành công nghiệp mũi nhọn hay không là phụ thuộc phần lớn

vào chất lƣợng nguồn nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực của ngành Dệt May cần gắn với nhu cầu phát triển của đất nƣớc, của ngành, gắn với tiến bộ của khoa học - công nghệ. Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May là công việc chung của chính quyền, của các cơ sở đào tạo, của doanh nghiệp và của chính bản thân ngƣời lao động.

1.4.1.3. Phát triển khoa học và công nghệ ngành Công nghệ May- Thời trang

Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập tích cực với thế giới về nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là lĩnh vực kinh tế và giáo dục. Kết quả tất yếu của những ký kết hợp tác kinh tế đã làm thay đổi lớn về mặt cơ cấu và thành phần kinh tế, xuất hiện nhiều liên doanh, liên kết, hợp tác, dẫn đến biến động lớn về thị trƣờng lao động ở nƣớc ta. Nhu cầu về nguồn lao động ngày càng đa dạng, phong phú, đặc biệt là nguồn lao động chất lƣợng cao. Nếu nhƣ trƣớc đây kỹ sƣ Công nghệ May đƣợc xem nhƣ những kỹ thuật viên phụ trách kỹ thuật ở từng mảng chuyên môn hẹp, là những ngƣời quản lý, hƣớng dẫn và điều hành sản xuất…trong các Công ty May mặc trong nƣớc, với mức sống ổn định để đảm bảo cuộc sống gia đình và là một nghề khá vất vả, thì hiện nay và cả trong tƣơng lai kỹ sƣ Công nghệ May khơng chỉ dừng ở những vị trí cơng việc nhƣ trên mà cịn đảm nhiệm là những chuyên gia kỹ thuật, đại diện cho đối tác đàm phán ký kết hợp đồng, kinh doanh trong lĩnh vực May mặc và Thời trang. Do đó địi hỏi ở ngƣời kỹ sƣ Cơng nghệ May khơng chỉ có trình độ chun mơn sâu, mà cịn u cầu nghiêm ngặt về trình độ ngoại ngữ - tin học, cùng với các kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thƣơng thuyết, kỹ năng quản lý và làm việc nhóm…) và kiến thức về kinh tế (thị trƣờng, giá cả, xuất nhập khẩu.

Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin đã hỗ trợ đáng kể trong công việc của ngƣời kỹ sƣ Công nghệ May, cải thiện môi trƣờng làm việc hiệu quả hơn. Tính đến thời điểm này cả nƣớc có trên 2000 Cơng ty May & Thiết kế Thời trang và nhiều tổ hợp tƣ nhân có nhu cầu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Hiện nay các đối tác nƣớc ngồi đang có nhu cầu lớn và cảm thấy khan hiếm về nguồn lực lao động có chất lƣợng này. Câu hỏi đặt ra cho các trƣờng, các cơ sở đào tạo là : “Làm thế nào để cung cấp nguồn nhân lực ngành Công nghệ May & Thiết kế thời trang đáp ứng yêu cầu của xã hội và ngƣời sử dụng lao động”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo ngành công nghệ may tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)