Biện pháp 1: Hoàn thiện chuẩn đầu ra ngành đào tạo Công nghệ May

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo ngành công nghệ may tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 73)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

3.3. Các biện pháp quản lý đào tạo ngành Công nghệ May tại trƣờng Đại học Công

3.3.1. Biện pháp 1: Hoàn thiện chuẩn đầu ra ngành đào tạo Công nghệ May

Chuẩn đầu ra là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn một ngƣời tốt nghiệp có khả năng LÀM đƣợc nhờ kết quả của quá trình đào tạo (Jenkins and Unwin). Chuẩn đầu ra là lời khẳng định của những điều mà chúng ta muốn sinh viên của chúng ta có khả năng làm, biết, hoặc hiểu nhờ hồn thành một khóa đào tạo. (Univ. New South Wales, Australia).

Chuẩn đầu ra là lời khẳng định về điều mà một sinh viên cần biết, hiểu và có khả năng làm đƣợc khi kết thúc chƣơng trình học tập. Chuẩn đầu ra ngành may phải chi tiết hóa và cụ thể hóa các nội dung, quy định về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức của nguồn lực ngành may.

3.3.1.1 Mục tiêu:

- Xây dựng và hoàn thiện chuẩn đầu ra theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm. Đổi mới phƣơng pháp học tập, tập trung vào ngƣời học mà không phải giáo viên.

- Khắc phục một số vấn đề tồn tại gắn với cách truyền thống coi trọng đầu vào trong phát triển chƣơng trình đào tạo, giảng viên dạy những gì mà mình có, nhà trƣờng cung cấp dịch vụ giáo dục có đến đâu thì làm đến đó...

- Có tác dụng tốt đối với mối quan hệ Dạy - Học - Đánh giá do đó việc thiết kế chƣơng trình đào tạo sẽ gắn với nhu cầu của xã hội hơn

- Hỗ trợ cơng tác đảm bảo chất lƣợng và hình thành các chuẩn đào tạo. Ngƣời học và doanh nghiệp có lợi - đào tạo, tuyển dụng, bồi dƣỡng, đánh giá ngƣời lao động, tiến bộ nghề nghiệp.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện.

- Trên cơ sở chỉ đạo của nhà trƣờng, khoa thành lập Hội đồng tƣ vấn, mời chuyên gia, có sự tham gia của doanh nghiệp để hoàn thiện chuẩn đầu ra nhằm đạt các mục tiêu đề ra.

- Tiến hành rà sốt và hồn thiện lại mục tiêu đào tạo của ngành đào tạo, hƣớng tới ngƣời học và doanh nghiệp, thị trƣờng lao động sản xuất.

- Rà soát nội dung đào tạo, phƣơng pháp dạy học và thi kiểm tra đánh giá. Đề xuất các điều kiện thực hiện chuẩn đầu ra với các nguồn lực và lộ trình cụ thể.

3.3.1.3. Những chú ý khi xây dựng, hoàn thiện chuẩn đầu ra

- Chuẩn đầu ra phải diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu để sinh viên, các giảng viên và những chuyên gia đánh giá bên ngồi có thể hiểu đƣợc.

- Khi xây dựng cần chú ý tập trung vào những gì mà mình muốn sinh viên có khả năng thể hiện đƣợc khi hồn tất học phần hoặc tồn bộ chƣơng trình.

- Có chun gia đến từ doanh nghiệp tham gia tƣ vấn trong Hội đồng tƣ vấn chƣơng trình đào tạo.

3.3.1.4. Đánh giá chuẩn đầu ra theo nguyên tắc S M A R C

• It is Specific.= cụ thể • It is Measurable = đo đƣợc

• It is Actionable. = có thể hành động đƣợc để thu thập bằng chứng • It is Relevant. = gắn kết

• It is Communicated.= dễ hiểu

(Dự kiến chuẩn đầu ra sau khi hoàn thiện, phụ lục 7)

3.3.2. Biện pháp 2 : Quản lý phát triển chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo

3.3.2.1. Mục tiêu : Xây dựng mới, chỉnh sửa chƣơng trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, nội dung học phần phù hợp với nhu cầu của ngƣời học, thị trƣờng lao động và các Công ty, doanh nghiệp May.

3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện.

* Nội dung:

+ Thành lập tiểu ban phát triển chƣơng trình đào tạo cấp Khoa Tiểu ban gồm :

Trƣởng khoa, phó khoa, Trƣởng Tổ mơn và các các giáo viên đƣợc phân công, đại diện của doanh nghiệp sản xuất.

Tiểu ban này có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu sử dụng lao động và yêu cầu về kỹ năng ngƣời lao động. Căn cứ vào chƣơng trình đào tạo, tổng hợp ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và ý kiến phản hồi của cựu sinh viên, … tiểu ban sẽ nghiên cứu, điều chỉnh chuẩn đầu ra và những nội dung trong chƣơng trình đào tạo.

* Cách thức thực hiện

- Tiểu ban phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và xây dựng kế hoạch thực hiện, quy định thời gian hoàn thành.

- Các thành viên trong tiểu ban gửi bản mềm khối lƣợng cơng việc đã hồn thành theo đúng thời gian qui định cho Thƣ ký thƣờng trực tiểu ban tổng hợp, sau đó gửi lại cho tất cả các thành viên trong tiểu ban nhận xét và đóng góp ý kiến thông qua phần mềm quản lý hành chính điện tử.

- Tất cả các thành viên gửi lại cho trƣởng tiểu ban phát triển chƣơng trình đào tạo bản nhận xét và đóng góp ý kiến thơng qua phần mềm quản lý hành chính điện tử, để tổng hợp xem xét đƣa ra một bản tối ƣu nhất sau họp thảo luận và thống nhất.

Các thành viên trong tiểu ban mỗi tháng một lần tập trung họp theo kế hoạch đã đƣợc xây dựng để trao đổi và thống nhất các nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung.

- Định kỳ tổ chức lấy ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, phản hồi của cựu sinh viên về chƣơng trình đào tạo để thu nhận thơng tin từ các đối tƣợng liên quan đến q trình đào tạo. Đảm bảo có đủ tài liệu tham khảo, nguồn nhân lực và kinh phí phục vụ cho cơng tác phát triển chƣơng trình, đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo.

+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra thực hiện kế hoạch đào tạo

- Ban Giám hiệu chỉ đạo Phòng Đào tạo cho các Khoa, tổ chuyên môn hƣớng dẫn việc xây dựng kế hoạch giáo viên trong bộ phận mình, sau đó kiểm tra, hoàn chỉnh, tổng hợp thành bản kế hoạch đào tạo của khoa, tổ và nộp về Phòng Đào tạo theo thời gian quy định.

- Phòng Đào tạo tập hợp các kế hoạch của khoa, tổ chuyên môn và xây dựng kế hoạch đào tạo chung cho tồn trƣờng. Đồng thời, phối hợp với các phịng, khoa, tổ chuyên mơn nghiệp vụ lập thời khóa biểu và tiến độ đào tạo, trình Ban giám hiệu phê duyệt trƣớc khi thực hiện.

- Thiết lập quy trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy theo tuần, tháng, học kỳ, năm học. Cụ thể nhƣ sau :

+ Trƣởng khoa tổ chức, phân công thực hiện kế hoạch giảng dạy, đƣợc phòng đào tạo thể hiện bằng thời khóa biểu theo tuần, tháng, học kỳ, năm học.

+ Vào ngày thứ sáu hàng tuần Khoa gửi báo cáo (theo mẫu) về phòng đào tạo báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động đào tạo tuần đó và dự kiến kế hoạch học tập tuần tiếp theo.

- Giáo viên trực tiếp vào điểm kiểm tra của sinh viên vào hệ thống quản lý điểm của trung tâm quản lý chất lƣợng, sinh viên vào hệ thống quản lý điểm của trung tâm quản lý chất lƣợng để xem điều kiện dự thi, lịch thi …và kết quả thi hết mơn của mình.

+ Các mơn thực hành, bài tập lớn, đồ án… Trƣởng tổ môn phân công giáo viên chấm thi hai vịng độc lập, sau đó vào điểm trên hệ thống quản lý chất lƣợng.

3.3.2.3. Điều kiện đảm bảo thực hiện:

- Có sự chỉ đạo thống nhất từ Ban Giám hiệu đến cán bộ quản lý các khoa. Phân công trách nhiệm cụ thể và giao cho cá nhân phụ trách theo từng mảng công việc theo từng cấp độ quản lý.

- Khoa phối hợp với phòng đào tạo và các doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch tiến độ phù hợp đƣa sinh viên đi thực tập tại cơ sở.

- Xây dựng phiếu khảo sát về chƣơng trình đào tạo hợp lý để lấy ý kiến của doanh nghiệp may, kịp thời bổ sung, điều chỉnh.

- Cập nhật đầy đủ các thông tin của tất cả các sinh viên trong khoa : Họ tên, điện thoại, q qn, địa chỉ gia đình, địa chỉ hịm thƣ điện tử (email)… để thuận tiện cho việc khảo sát tình hình sinh viên sau khi ra trƣờng.

3.3.3. Biện pháp 3: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

3.3.3.1. Mục tiêu

Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên chính là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên và của từng cá nhân giáo viên. Giáo viên trong các trƣờng Cao đẳng – Đại học có nhiệm vụ: thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, gƣơng mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, chấp hành các chế độ chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, chấp hành điều lệ, nội quy, quy chế của nhà trƣờng, thƣờng xuyên học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giữ gìn uy tín danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của học sinh. Giáo viên vừa là khách thể quản lý vừa là chủ thể quản lý.

Cơng tác giảng dạy chính là tổ chức quá trình nhận thức của học sinh, chất lƣợng giảng dạy là yếu tố quyết định đến chất lƣợng nhận thức của học sinh. Vì vậy hoạt động giảng dạy là một trong hai hoạt động trọng tâm của nhà trƣờng, nó là hoạt động chuyên môn quan trọng nhất, địi hỏi đầu tƣ cơng sức, thời gian, trí tuệ do đội ngũ giáo viên thực hiện, đây là hoạt động mang hàm lƣợng chất xám cao. Quản lý hoạt động giảng dạy là nhằm đảm bảo cho giáo viên thực hiện đúng và đầy đủ nội dung, chƣơng trình, kế hoạch cũng nhƣ tiến độ đào tạo, đảm bảo chất lƣợng giảng dạy của giáo viên.

Đầu mỗi học kỳ Phòng đào tạo sẽ lập thời khoá biểu và giao cho từng giáo viên trên cơ sở phân công giáo viên của các khoa. Các giáo viên thực hiện việc giảng dạy của mình theo thời khố biểu của phịng đào tạo giao cho. Dựa vào thời khoá biểu đã đƣợc lập, cán bộ phòng đào tạo lập Sổ theo dõi giảng dạy của giáo viên. Sổ theo dõi giảng dạy của giáo viên để theo dõi về tình hình giảng dạy hàng ngày của giáo viên, theo dõi đi muộn, về sớm, dạy bù, dạy thay, nghỉ dạy (có báo trƣớc hay khơng báo trƣớc).

Đối với các mơn học có phần thực hành, thí nghiệm, dựa vào thời khoá biểu đã đƣợc lập, khoa lập lịch học thực hành, thí nghiệm theo từng giai đoạn cho các lớp có các mơn cần thực hành thí nghiệm, sau đó chuyển cho Phịng đào tạo để theo dõi việc thực hành. Phòng Đào tạo, phòng thanh tra phối hợp với các khoa kiểm tra việc giáo viên có tuân thủ đầy đủ nội dung, chƣơng trình, kế hoạch hay không?

3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên và của từng cá nhân giáo viên.

- Thực hiện thực hiện đúng và đầy đủ nội dung, chƣơng trình, kế hoạch cũng nhƣ tiến độ đào tạo, đảm bảo chất lƣợng giảng dạy của giáo viên. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên là cơ sở để việc đánh giá đúng về năng lực của giáo viên để có căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ làm cơng tác giảng dạy, góp phần quan trọng để nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch

Nhà trƣờng cung cấp đầy đủ tài liệu, chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Khoa tổ chức triển khai cho giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung chƣơng trình, những điểm mới trong nội dung và yêu cầu đổi mới trong phƣơng pháp dạy học theo tín chỉ.

Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện, kiểm tra

- Để đảm bảo việc giáo viên thực hiện đúng, đủ nội dung, chƣơng trình giảng dạy, cần tăng cƣờng quản lý kế hoạch dạy học. Giáo viên đầu năm học phải xây dựng đƣợc kế hoạch cá nhân dựa trên kế hoạch chung của trƣờng, khoa, bộ môn. Kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng, xây dựng đƣợc hệ thống các biện pháp và điều kiện thực hiện kế hoạch.

- Giáo viên lập lịch giảng dạy cá nhân theo từng tuần gửi cho Khoa, Tổ mơn, phịng đào tạo, phòng thanh tra… để thực hiện và làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá một cách chính xác.

- Khoa kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau: gián tiếp thơng qua trƣởng bộ môn, kiểm tra trực tiếp giáo viên, kiểm tra định kỳ, đột xuất… qua công tác kiểm tra kịp thời phát hiện những sai sót để điều chỉnh đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ chƣơng trình, kế hoạch dạy học theo quy định nhà trƣờng.

- Việc chuẩn bị lịch giảng dạy, đề cƣơng bài giảng và các thiết bị dạy học là khâu quan trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng giờ dạy vì vậy cần phải xây dựng thành tiêu chí thi đua trong giáo viên.

* Quản lý hoạt động của Tổ môn với công tác giảng dạy của giáo viên

- Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học, học kỳ và tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch theo định kỳ. Kế hoạch của tổ chuyên môn phải đƣợc thông báo công khai ở bảng sinh hoạt chung của Khoa.

- Đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn của các tổ mơn nhằm phát huy trí tuệ của đội ngũ sƣ phạm trong đơn vị góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học và chất lƣợng giáo viên trong Khoa .

- Nội dung sinh hoạt của Khoa, bộ môn, tổ chuyên môn phải hƣớng tới việc trao đổi, thảo luận và đi đến thống nhất nội dung, phƣơng pháp giảng dạy, hƣớng dẫn… theo hƣớng đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò, sử dụng phƣơng tiện thiết bị dạy học phù hợp.

- Đổi mới phƣơng pháp dạy học trong phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ là một nội dung để đánh giá giáo viên. Tổ chức bồi dƣỡng phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động của ngƣời học cho đội ngũ giáo viên.

- Chuẩn hóa trình độ chun mơn và kỹ năng dạy thực hành May cho cho đội ngũ giáo viên thông qua tổ chức thi luyện tay nghề cho đội ngũ giáo viên trong dịp hè. Nhà trƣờng định kỳ tổ chức thi nâng bậc và thi tay nghề cho đội ngũ giáo viên. Bồi dƣỡng các kiến thức về nghiệp vụ sƣ phạm, phƣơng pháp dạy học hiện đại, phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, các kiến thức chuyên đề về nghiệp vụ chuyên môn, các kiến thức về sử dụng trang thiết bị tiên tiến, ứng dụng tin học trong công tác giảng dạy, sử dụng hiệu quả các phƣơng tiện nghe nhìn….

- Tổ mơn tăng cƣờng dự giờ giảng của giáo viên, tham gia tích cực các phong trào hội giảng cấp khoa, cấp trƣờng để học tập các giáo viên có kinh nghiệm, đổi mới trong việc tổ chức dạy học. Ứng dụng nghiên cứu khoa học trong giảng dạy nhƣ sử cơng nghệ hình ảnh trong dạy thực hành may, cơng nghệ hình ảnh trong dạy hình họa, phát huy tính tích cực của sinh viên.

- Tổ môn thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi nghề, tổ chức các lớp học ngoại khóa cho sinh viên. Thƣờng xuyên đƣa sinh viên đi kiến tập tại doanh nghiệp tại các học kỳ phụ nhằm nâng cao tay nghề cho sinh viên. Kết hợp với doanh nghiệp tổ chức cho giáo viên đi tham quan, học tập tại doanh nghiệp

để giáo viên có cơ hội tiếp cận với cơng nghệ hiện đại của doanh nghiệp, lĩnh hội kiến thức mới trao đổi với đồng nghiệp qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.

- Tổ môn chỉ đạo, hƣớng dẫn sinh viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa và nhà trƣờng. Khoa, Tổ mơn có vai trị quan trọng trong việc quản lý thực hiện quy chế chuyên môn, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chƣơng trình, nề nếp dạy học, chất lƣợng dạy học, đánh giá thi đua giáo viên.

* Kiểm tra, đánh giá các hoạt động giảng dạy của giáo viên :

- Khoa lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra, dự giờ giáo viên theo tháng, học kỳ. Trong đó có kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.

- Phòng Thanh tra nhà trƣờng thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra nề nếp giảng dạy, hồ sơ của giáo viên, tổ chức thực hiện việc kiểm tra các hoạt động giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo ngành công nghệ may tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)