5. Kết cấu
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing cho dịch vụ sửa
3.2.3. Lựa chọn chiến lược Marketing
Chiến lược định vị
Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng ô tô của công ty đang thực hiện chiến lược định vị là chất lượng chung của cả dịch vụ cao và với mức giá tương đối cao. Đây là một điểm yếu khó có thể cạnh tranh được với các đối thủ trong ngành bởi chất lượng dịch vụ của họ cũng tốt nhưng giá cả lại rất phải chăng, đương nhiên trong trường hợp này khách hàng sẽ lựa chọn sử dụng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Giá cả cao hơn so với mặt bằng chung chính là ngun nhân chủ yếu khiến cho cơng ty không thể giành được nhiều thị phần, số lượng khách hàng ít ỏi, khơng đa dạng (chỉ tập trung vào một số khách hàng công nghiệp quen thuộc), các khách hàng mới khơng có ấn tượng gì về dịch vụ của cơng ty trong tâm trí của họ.
Do đó, để có thể tạo dựng được hình ảnh và nâng cao vị thế trên thị trường, công ty quyết định giá cả sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp với mặt bằng chung của thị trường trong khi chất lượng của cả dịch vụ vẫn sẽ khơng ngừng được hồn thiện và nâng cao hơn nữa.
Ngoài ra, với mục tiêu tạo ra sự độc đáo, nổi bật riêng của dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh, công ty sẽ đưa vào hoạt động một số dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng nhanh với công nghệ mới, tiên tiến cho xe ô tô nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng. Như chúng ta đang thấy trên thị trường hiện nay, hầu hết các dịch vụ nếu muốn thực hiện nhanh hơn, khách hàng đều phải trả thêm một khoản chi phí đáng kể nào đó nhưng khi đến với dịch vụ của cơng ty thì chi phí khách hàng phải bỏ ra vẫn không đổi, không những vẫn đảm bảo chất lượng tốt và tiết kiệm thời gian quý báu của khách hàng mà còn làm tăng hiệu quả năng lực kỹ thuật viên, nâng cao năng suất lao động. Công ty sẽ truyền đạt thông điệp truyền thông của dịch vụ là “ Cam kết
78
đem lại dịch vụ chất lượng hoàn hảo trong thời gian ngắn nhất” tới khách hàng để thu hút sự quan tâm và tăng khả năng sử dụng dịch vụ của họ.
Chiến lược Marketing theo vị thế cạnh tranh
Từ những phân tích các đối thủ cạnh tranh nêu ở chương 2, Công ty TNHH TM&DV Toàn Hương cần lựa chọn những chiến lược phù hợp với hoàn cảnh cũng như vị thế thách thức thị trường của công ty. Là một doanh nghiệp có quy mơ khá lớn, vững vàng về tài chính cũng như nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng, cơng ty có đủ năng lực và các điều kiện để đạt được mục đích kinh doanh trong tương lai. Trước mắt, công ty đã mở rộng và phát triển kênh phân phối của dịch vụ hơn bằng việc thiết kế và đặt thêm nhiều xưởng dịch vụ phân bổ đều tại những khu vực đô thị lớn của của tỉnh Điện Biên. Mặt khác, ngoài việc chú trọng vào phân đoạn thị trường thành thị, công ty thực hiện xây dựng hệ thống kênh phân phối tại các thị trấn nhỏ lẻ, thưa dân cư như Tuần Giáo, Mường Nhé, Mường Ẳng… với mục đích phủ sóng rộng rãi độ nhận biết dịch vụ tới khách hàng. Đó cũng là chiến lược tấn công gián tiếp vào các đối thủ mạnh khi mà thị trường tại những khu vực này giàu tiềm năng nhưng người dẫn đầu thị trường lại chưa khai thác đến, đây là thời cơ tốt để cơng ty thúc đẩy hoạt động Marketing quảng bá hình ảnh dịch vụ cũng như hình ảnh của cơng ty nhằm vươn lên chiếm lĩnh được nhiều thị phần và có cơ hội để trở thành người dẫn đầu thị trường.