Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường THCS đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện hạ hoà tỉnh phú thọ (Trang 53 - 60)

2.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trƣờng THCS đạt

2.2.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường THCS đạt

2.2.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia chuẩn quốc gia

Để khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng và thực trạng quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia huyện Hạ Hoà, tác giả đã tiến hành lấy phiếu điều tra ý kiến các nhà QLGD từ phòng GD&ĐT đến các trường THCS và GV của một số trường THCS trên địa bàn huyện Hạ Hoà.

- Đối tượng, số người tham gia đánh giá:

+ Loại 1: Gồm 12 cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT;

+ Loại 2: Gồm 89 cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn các trường THCS. + Loại 3: Gồm 293 giáo viên các trường THCS:

- Cách đánh giá: Đánh giá tham gia phiếu hỏi, người đánh giá cho điểm theo 3 mức độ sau: Tốt: 3 điểm, Trung bình: 2 điểm, Yếu: 1 điểm.

- Cách tính giá trị trung bình (X ): Lấy số người đánh giá cho điểm đạt được ở mỗi mức độ nhân với số điểm tương ứng, cộng tổng số điểm ở 3 mức độ, sau đó chia cho tổng số người tham gia đánh giá.

- Chuẩn đánh giá: min=1, max=3 (Loại Tốt: Điểm từ 2,5-3,0, loại Trung bình: Điểm từ 1,5-2,49, loại Yếu: Điểm TB <1,5).

- Cách tính hệ số tương quan thứ bậc Specman:

) 1 ( . 6 1 2 2     N N D r Trong đó:

- r: Hệ số tương quan thứ bậc Specman. - N: Số đơn vị được nghiên cứu.

- D: Hiệu số thứ bậc của hai đại lượng đem ra so sánh.

2.2.2.1. Thực trạng nhận thức về xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Để có biện pháp thiết thực xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, trước hết CB, chuyên viên Phòng GD&ĐT, CBQL,GV các nhà trường THCS phải nhiệt

tình, quan tâm sâu sát và có nhận thức đầy đủ tới vấn đề này. Qua khảo sát, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát nhận thức về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia

(Đối tượng khảo sát: 12 cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT, 89 cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn các trường THCS và 293 giáo viên của 21 trường THCS) (1≤ X≤ 3)

TT Nội dung

CB, CV

PGD&ĐT CBQL, TT Giáo viên

Tổng hợp chung X 1 Thứ bậc X 2 Thứ bậc X 3 Thứ bậc X Thứ bậc

1 Nâng cao năng lực QL cho

đội ngũ CBQL 3.0 3.5 2.96 2.5 2.95 1.5 2.97 1.5

2 Nâng cao năng lực chuyên

môn cho đội ngũ GV 3.0 3.5 2.96 2.5 2.95 1.5 2.97 1.5

3 Nâng cao chất lượng GD HS 3.0 3.5 2.96 2.5 2.85 4 2.93 3.5

4 Tăng cường CSVC và thiết bị

nhà trường 3.0 3.5 2.96 2.5 2.85 4 2.93 3.5

5 Đẩy mạnh công tác XHHGD 3.0 3.5 2.85 5 2.85 4 2.90 5

Hệ số tƣơng quan R1 (X1X2) = 0.69; R2 (X1X2) = 0.56; R3 (X2X3) = 0.63

Số liệu ở Bảng 2.10 cho thấy, mức độ nhận thức về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia của CB, chuyên viên phòng GD&ĐT, CBQL, tổ trưởng chuyên môn các trường THCS, TH&THCS và GV ở mức độ tốt, thể hiện điểm trung bình chung của cả nội dung X = 2.94 và có 5 nội dung, chiếm 100% có

điểm trung bình X >2.5.

So sánh giữa 3 luồng ý kiến của 3 loại khách thể, cho thấy CB, chuyên viên Phịng GD&ĐT có nhận về thức về mục đích, ý nghĩa về việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia cao hơn của CBQL, tổ trưởng chuyên môn các trường THCS thể hiện ở điểm trung bình chung của CB, chun viên phịng GD&ĐT X 1=3.0, so với CBQL, tổ trưởng chuyên môn các trường THCS X 2 = 2.93 và GV X 3 = 2.89.

đồng đều. Với hệ số tương quan R1(X1X2) = 0.69; R2 (X1X3) = 0.56; R3 (X2X3) = 0.63, cho phép rút ra kết luận mối tương quan trên là tương đối chặt chẽ. Điều này có nghĩa là nhận thức về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia của các khách thể là rất đồng thuận với nhau.

2.2.2.2. Thực trạng các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong q trình xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng các điều kiện thuận lợi, khó khăn trong q trình xây dựng trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia

(Đối tượng khảo sát: 12 cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT, 89 cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn các trường THCS) 1≤ X ≤ 3)

TT Nội dung CB, CV PGD&ĐT CBQL, TT Tổng hợp chung X 1 Thứ bậc X 2 Thứ bậc X Thứ bậc 1 Xây dựng tổ chức nhà trường 2.80 1 2.88 2 2.84 1 2 Quy hoạch quỹ đất cho nhà trường 2.64 2.5 2.60 4 2.62 3 3 Đầu tư CSVC, TBDH 2.76 2 2.36 6 2.06 7

4 Số lượng, chất lượng đội ngũ

CBQL,GV,NV 2.64 2.5 2.92 1 2.78 2 5 Đổi mới PPDH nâng cao chất lượng GD 2.20 4 2.85 3 2.52 4 6 CLGD toàn diện HS 2.12 5 2.11 7 2.11 6 7 Công tác XHHGD 2.04 6 2.38 5 2.21 5

Hệ số tƣơng quan R1 (X1,X2) = 0.78

Số liệu ở Bảng 2.11 cho thấy: Với hệ số tương quan r = 0.78 cho phép rút ra kết luận tương quan là thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Nội dung đầu tư xây dựng CSVC, TBDH gặp nhiều khó khăn thể hiện ở điểm trung bình thấp X = 2.06, nguyên nhân đối với Hạ Hoà là một huyện nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội cịn gặp nhiều khó khăn, nguồn đầu tư xây dựng CSVC cho các trường THCS còn hạn chế đã gây trở ngại cho việc hình thành tiêu chí CSVC nhà trường.

Trong quá trình phát triển, sự nghiệp GD&ĐT huyện Hạ Hồ, có những thuận lợi và khó khăn cơ bản sau:

* Những thuận lợi

- Những quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về vai trị, vị trí của GD&ĐT là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi và những thời cơ mới cho sự nghiệp GD&ĐT phát triển.

- Ngành GD&ĐT luôn được sự quan tâm của Huyện uỷ, HĐND, UBND, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành của huyện, sự chăm lo của nhân dân các dân tộc trong huyện. Công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia bước đầu đạt kết quả cao, tạo thêm những điều kiện cơ bản nâng cao chất lượng GD trên địa bàn huyện Hạ Hoà.

- Điều kiện kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên, cùng với những truyền thống tốt đẹp, cũng như hiếu học của địa phương là những điều kiện tốt để GD&ĐT huyện nhà phát triển bền vững.

- Đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đã được tăng cường về số lượng, nâng cao về chất lượng; đại bộ phận CB,GV có nhận thức chính trị vững vàng, có trình độ chun môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm, đáp ứng được yêu cầu về đổi mới GD phổ thông.

- CSVC, TBDH và các điều kiện phục vụ cho phát triển sự nghiệp GD tiếp tục được đầu tư là động lực quan trọng để thực hiện tốt việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.

* Những khó khăn

- Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện cịn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng tuy đã được quan tâm, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong những năm vừa qua kinh tế có tăng trưởng nhưng bình qn thu nhập đầu người vẫn còn thấp.

- Ngân sách đầu tư vào cho GD&ĐT cịn hạn chế, việc huy động vốn ngồi ngân sách cịn q ít chưa đáp ứng được u cầu của sự phát triển. Những chính sách của huyện đầu tư cho GD chưa thực sự có hiệu quả để trở thành một trong những động lực để thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT huyện Hạ Hoà phát triển mạnh mẽ hơn. Việc đầu tư kinh phí xây dựng CSVC trường chuẩn quốc gia còn hạn hẹp, phụ thuộc phần lớn vào nguồn ngân sách nhà nước, sự đóng góp của nhân dân có hạn.

- Cơng tác xây dựng trường chuẩn quốc gia triển khai cịn chậm, thiếu đồng bộ, chưa có giải pháp đủ mạnh trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia mặc dù các chương trình kiên cố hố trường lớp học, chương trình mục tiêu quốc giải quyết phần lớn các phòng học, vẫn còn thiếu các phịng chức năng, phịng bộ mơn, và các cơng trình phụ trợ khác. CSVC của một số nhà trường do lịch sử để lại, xây dựng chưa đồng bộ, còn chắp vá, một số phòng học đã xuống cấp. Cần được quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa của lãnh đạo tỉnh, huyện và của các cấp, các ngành để các trường phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia.

- Thiết bị đồ dùng dạy học đã được cung cấp đầy đủ theo quy định tối thiểu của Bộ GD&ĐT, tuy nhiên công tác QL, bảo quản và sử dụng thiết bị thí nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Công tác XHHGD ở một số xã chưa đem lại hiệu quả thiết thực, cịn trơng chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Việc huy động sự tham gia của cộng đồng xã hội còn ở mức hạn chế nhất định, nhất là đối với tỉnh miền núi kinh tế gặp nhiều khó khăn. Sự hỗ trợ nguồn kinh phí từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân cho các nhà trường còn hạn chế chủ yếu là động viên tinh thần.

2.2.2.3. Kết quả khảo sát xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và Hội nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII và phương hướng phát triển GD đến năm 2010; Kết luận số 242 - TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm của GD&ĐT, trong đó có việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, phòng GD&ĐT đã tích cực tham mưu với Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo các trường THCS tổ chức xây dựng trường chuẩn quốc gia. Kết quả khảo sát 5 tiêu chuẩn của 21 trường THCS trên địa bàn huyện Hạ Hoà.

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát 5 tiêu chuẩn của trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia năm học 2016 - 2017 TT Tên trƣờng Trƣờng đã đạt chuẩn

Đánh giá theo 5 tiêu chuẩn

TC1 TC2 TC3 TC4 TC5

1. THCS Âm Hạ Đạt Đạt Đạt Chưa Đạt 2. THCS Ấm Thượng Đạt Đạt Chưa Chưa Đạt 3. THCS Hạ Hoà x Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 4. THCS Bằng Giã Đạt Đạt Đạt Chưa Đạt 5. THCS Chuế Lưu Đạt Đạt Đạt Chưa Đạt 6. THCS Đan Hà Đạt Đạt Chưa Chưa Đạt 7. THCS Đan Thượng Đạt Chưa Chưa Chưa Đạt 8. THCS Đại Phạm x Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 9. THCS Động Lâm Đạt Đạt Đạt Chưa Đạt 10. THCS Gia Điền x Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 11. THCS Hương Xạ x Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 12. THCS Hiền Lương x Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 13. THCS Lang Sơn Đạt Chưa Đạt Chưa Đạt 14. THCS Minh Hạc Đạt Đạt Đạt Chưa Đạt 15. THCS Phụ Khánh x Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 16. THCS Văn Lang x Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 17. THCS Vô Tranh Đạt Chưa Chưa Chưa Đạt 18. THCS Vĩnh Chân x Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 19. THCS Xuân Áng x Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 20. THCS Yên Kỳ Đạt Đạt Chưa Chưa Đạt 21. THCS Yên Luật Đạt Đạt Đạt Chưa Đạt

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hạ Hồ)

Nhìn vào kết quả khảo sát 5 tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở Bảng 2.12 cho thấy: Hầu hết các trường chưa đạt tiêu chuẩn 4 về CSVC.

Qua việc khảo sát thực tế trường đạt chuẩn và mức độ đạt chuẩn theo 5 tiêu chuẩn, ta thấy các trường THCS sẽ đạt chuẩn trong giai đoạn 2017 - 2020, Chuế Lưu, Yên Luật, Động Lâm, Ấm Hạ, Bằng Giã, Minh Hạc.

Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả 5 tiêu chuẩn trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia (12 trƣờng chƣa đạt chuẩn)

Đạt từng tiêu chuẩn Năm tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn 1 Tiêu chuẩn 2 Tiêu chuẩn 3 Tiêu chuẩn 4 Tiêu chuẩn 5 Tiêu chuẩn đạt Tiêu chuẩn không đạt Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % 21/21 100 3/21 14,2 5/21 23,8 12/21 57,1 21/21 100 9/21 42,8 13/21 61

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hạ Hoà)

* Đánh giá chung

- Đối với tiêu chuẩn 1: Tổ chức nhà trường, phịng GD&ĐT đã có nhiều giải pháp, biện pháp chỉ đạo kế hoạch hố số lớp, HS, có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho CBQL,GV, các nhà trường đã thực hiện tốt các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chấp hành sự QL của cơ quan GD và của địa phương; tổ chun mơn hoạt động có nền nếp, QL hệ thống hồ sơ của nhà trường, các tổ chức Đảng và đoàn thể hoạt động hiệu quả.

- Đối với tiêu chuẩn 2: CBQL, GV, NV cấp học được tăng cường về số lượng và chất lượng, có đạo đức và ý thức chính trị, có trình độ chun mơn từng bước được nâng lên. Tuy nhiên còn 3/21 trường chưa đạt, chiếm tỷ lệ 14,2%, nguyên nhân chủ yếu ở một số trường còn thiếu NV, tỷ lệ GV dạy giỏi còn thấp.

Đối với tiêu chuẩn 3: Chất lượng GD, có 5/21 trường chưa đạt, tỷ lệ 23,8%; do tỷ lệ HS xếp loại học lực khá, giỏi còn thấp, HS xếp loại học lực yếu, kém cao, tỷ lệ HS bỏ học vượt quá quy định; một số trường chưa đánh giá xếp loại tốt về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”.

- Đối với tiêu chuẩn 4: Tài chính, CSVC, TBDH, có 12/21 trường chưa đạt, tỷ lệ 57,1% hầu hết các trường đều thiếu phịng bộ mơn, phịng chức năng, thư viện đạt chuẩn và một số cơng trình phụ trợ khác.

- Đối với tiêu chuẩn 5: Cơng tác XHHGD, có 21/21 trường đạt chuẩn, điều đó thể hiện quần chúng nhân dân đã và đang quan tâm đến công tác phát triển GD, thường xuyên chăm lo đến cơng tác GD nói chung và THCS nói riêng. Phịng GD&ĐT đã thực hiện tương đối tốt các biện pháp QL thực hiện công tác XHHGD.

- Trong thời gian tới, phịng GD&ĐT có nhiều giải pháp, biện pháp tích cực chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể phấn đấu từng năm, từng giai đoạn để phát huy các kết quả đạt được, đồng thời tích cực khắc phục có hiệu quả những tồn tại, khuyết điểm, yếu kém để từng bước xây dựng các nhà trường đạt các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện hạ hoà tỉnh phú thọ (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)