Đánh giá chung về thực trạng xây dựng và quản lý xây dựng trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện hạ hoà tỉnh phú thọ (Trang 72 - 77)

Hàng năm, phòng GD&ĐT thường xuyên tổ chức các Đoàn kiểm tra việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Ngồi ra, các bộ phận chun mơn được phân công theo dõi các tiêu chuẩn của trường chuẩn đã chủ động chỉ đạo các nhà trường, đã phối kết hợp việc kiểm tra xây dựng trường chuẩn lồng ghép cùng với các nội dung kiểm tra khác như kiểm tra thực hiện nhiệm vụ năm học, kiểm tra thực hiện phong trào thi đua và các cuộc vận động, kiểm tra việc QL, sử dụng CSVC, TBDH… nên việc kiểm tra kết quả từng tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia có điểm cao nhất, X = 2.56.

Nội dung kiểm tra kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia có điểm trung bình thấp nhất, X = 2.20 cho thấy hiệu quả công tác chỉ đạo xây dựng

kế hoạch của phịng GD&ĐT chưa cao vì qua kiểm tra, hầu hết các trường đã xây dựng kế hoạch trường chuẩn quốc gia, tuy nhiên nội dung trong kế hoạch cịn chưa cụ thể, lộ trình chưa rõ ràng các giải pháp đưa ra cịn chưa rõ nét, chưa mang tính khả thi cao… Các nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo, tuy nhiên chưa phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, chưa gắn trách nhiệm cụ thể cho các thành viên, chưa gắn trách nhiệm của thành viên đó với cơng việc được phân cơng.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng xây dựng và quản lý xây dựng trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia THCS đạt chuẩn quốc gia

2.3.1. Thành tựu đạt được

Tạo được chuyển biến về nhận thức đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đội ngũ CBQL, GV, NV, cha mẹ HS và các tầng lớp nhân dân trong huyện về mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Một số tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia đã tương đối đảm bảo như tiêu chuẩn về tổ chức và nhà trường có 21/21 trường đạt chuẩn, tỷ lệ 100%; 18/21 trường đạt tiêu chuẩn về đội ngũ CBQL, GV, NV, tỷ lệ 85,7%; tiêu chuẩn về cơng tác XHHGD có 21/21 trường đạt chuẩn, tỷ lệ 100%.

Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp trong toàn huyện, 100% các xã, thị trấn đều đạt chuẩn phổ cập GD THCS.

Đội ngũ GV và CBQLGD phát triển mạnh, trình độ đào tạo, chất lượng đội ngũ từng bước được nâng cao. Đối với cấp THCS có 406 đảng viên, đạt tỷ lệ 73%.

Tăng cường đầu tư CSVC cho các nhà trường. Xây dựng các phòng chức năng, phịng thư viện, thí nghiệm, phịng làm việc hội đồng... Các nhà trường đã quan tâm xây dựng, sửa chữa nâng cấp cảnh quan sư phạm nhà trường đảm bảo “Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện - An toàn”.

2.3.2. Những hạn chế

Hiệu quả các biện pháp QL của phòng GD&ĐT trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia còn chưa cao, tiến độ xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia còn chậm. Hiện nay, tồn huyện có 5/21 trường chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng GD, 12/21 trường chưa đạt tiêu chuẩn về CSVC, trang TBDH.

Một số nhà trường chưa quan tâm đến công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, chưa chủ động, kịp thời khắc phục hạn chế trong từng tiêu chuẩn và chưa tích cực tham mưu với cấp trên trong công tác xây dựng, bổ sung CSVC. Một số CBQL các trường còn nặng về tư tưởng quan liêu bao cấp, trông chờ ở cấp trên.

Việc tham mưu với UBND huyện ban quy hoạch phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia chưa kịp thời.

Bệnh thành tích trong GD và gian lận trong thi cử mặc dù được quán triệt, triển khai tích cực nhưng chưa triệt để, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Chất lượng GD toàn diện mặc dù được cải thiện đáng kể, tuy nhiên chưa đồng đều giữa vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Một số GV cịn hạn chế về năng lực trình độ chun mơn, chưa thực sự có ý thức tự học và tự rèn luyện chun mơn. Một số trường cịn thiếu nhân viên y tế, thư viện và các trang TBDH.

2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng

2.3.3.1. Nguyên nhân thành công

Quan điểm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đều nhận định rõ vai trò giáo dục trong q trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, coi trọng đầu tư cho GD tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Các nhà trường đã nhận thức được vai trị và đều có ý thức phấn đấu để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Phịng GD&ĐT đã tích cực tham mưu với Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, phối hợp với các ban, ngành đoàn thể và các xã, thị trấn trong huyện quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm các năm học của Sở GD&ĐT. Căn cứ vào nhu cầu phát triển giáo dục cấp THCS của huyện, phòng GD&ĐT đã thiết lập được mạng lưới trường lớp đều khắp các xã, thị trấn coi trọng việc nâng cao chất lượng dạy học mà điều kiện trước hết là xây dựng đội ngũ và tăng cường CSVC trường học, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, coi đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá phong trào thi đua của mỗi nhà trường.

Các nhà trường đã thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, nghiêm túc thực hiện đúng, đủ chương trình kế hoạch theo quy định của các cấp QLGD.

2.3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Việc tuyên truyền những quan điểm chỉ đạo phát triển GD, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng đến các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện chưa được sâu rộng, đặc biệt nhân dân ở vùng kinh tế - xã hội cịn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận cha mẹ HS chưa quan tâm, động viên nhắc nhở con em học tập, dẫn đến tình trạng HS cịn mải chơi, chưa chịu khó học tập. Điều này, làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả GD của các trường.

GV chưa được trang bị một cách hệ thống, bài bản về vấn đề đổi mới PPDH học nên còn lúng túng, đa số GV mới hiểu vấn đề đổi mới PPDH ở hình thức bên ngồi mà chưa chú ý đến bình diện bên trong của PPDH.

Động cơ, thái độ học tập của nhiều HS chưa được tốt; HS vẫn quen với lối học thụ động, chưa sẵn sáng tham gia tích cực, chủ động vào các nội dung học tập.

Kinh phí nhà nước đầu tư cho GD thấp (trên 80% chi cho lương và phụ cấp) sự đóng góp của nhân dân có hạn, nên chỉ áp dụng nhu cầu duy trì hoạt động thường xuyên và sửa chữa nhỏ của nhà trường. Việc tăng cường CSVC, các chính sách và chế độ đãi ngộ, cũng như tăng cường kinh phí cho các hoạt động GD cịn nhiều hạn chế chưa ngang tầm với những yêu cầu đòi hỏi của thực tế xã hội với GD&ĐT. Tỷ lệ ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng CSVC trường học cịn thấp, kinh phí hỗ trợ còn dàn trải, chưa chú trọng đến các cơng trình thiết yếu khác ngồi phịng học như nhà hiệu bộ, các phịng chức năng và các cơng trình phụ trợ khác.

vì vậy cơng tác QL của phịng GD&ĐT cịn chưa thực sự sát với tình hình thực tiễn. Đội ngũ CBQL,GV một số năng lực còn hạn chế, chưa bắt kịp yêu cầu nhiệm vụ của ngành GD trong giai đoạn mới.

Việc quy hoạch phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia khơng có tính tổng thể nên việc đầu tư xây dựng CSVC còn dàn trải, chưa đồng bộ, chưa có kế hoạch khả thi đầu tư tập trung trọng điểm cho những trường nằm trong quy hoạch đạt chuẩn quốc gia.

Công tác xây dựng kế hoạch trường đạt chuẩn quốc gia chưa được Hiệu trưởng các trường quan tâm đúng mức: Quy trình xây dựng kế hoạch, các giải pháp thực hiện, công tác kiểm tra, đôn đốc của Ban Giám hiệu chưa rõ ràng và chưa cụ thể hóa trong từng thời điểm.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua nghiên cứu, khảo sát đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động xây dựng trường THCS đạt chuẩn tại huyện Hạ Hịa, tỉnh Phú Thọ có thể rút ra các nhận xét sau:

Hoạt động xây dựng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã được tổ chức từ nhiều năm nay, nghiên cứu những thuận lợi khó khăn, thực trạng xây dựng, thực trạng QL, xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia; đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, lý giải những nguyên nhân cơ bản của thực trạng các biện pháp QL. Quá trình xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia của huyện có nhiều thành tựu đạt được cần phát huy, bên cạnh đó xác định rõ nguyên nhân của những hạn chế ảnh hưởng đến quá trình xây dựng THCS đạt chuẩn quốc gia.

Vì vậy, cùng với cơ sở lí luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn của chương 2 sẽ là căn cứ khoa học để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở chương 3.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HẠ HOÀ, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện hạ hoà tỉnh phú thọ (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)