3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trƣờng THCS đạt
3.2.1. Quán triệt tư tưởng, nhận thức trong cán bộ, giáo viên, học sinh về ý
nghĩa tầm quan trọng của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia
3.2.1.1. Mục tiêu
Làm cho các cấp, các ngành và nhân dân hiểu rõ vị trí, vai trị, tầm quan trọng của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, coi đó là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng GD. Quán triệt quan điểm coi GD&ĐT là “Quốc sách hàng đầu”. Xác định rõ trách nhiệm trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, qua đó nâng cao chất lượng GD tồn diện.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành
- Xác định rõ phát triển GD là trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, cần tập trung phát triển GD, tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và tồn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Các cấp lãnh đạo cần đặc biệt quan tâm chăm lo cho phát triển GD. Mỗi người cần phải thấy trách nhiệm của mình với GD, để cả xã hội cùng chăm lo cho GD.
- Chỉ đạo các đoàn thể xã hội tuyên truyền đến các bậc phụ huynh và toàn thể nhân dân hiểu và thực sự mong muốn, quyết tâm cùng tạo ra các nguồn lực nhằm đạt mục tiêu trong thời gian sớm nhất, làm cho họ nhận thấy đây là mục tiêu mà họ cần đạt được. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ và đồng thời là quyền lợi mà các cấp lãnh đạo cần tạo ra để con em được hưởng thụ, là cơ hội để con em họ có điều kiện tiếp cận nền GD chất lượng cao, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa các trường trong huyện.
- Công tác tuyên truyền cần phải tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, bằng nhiều hình thức thơng qua hệ thống các văn bản, các Hội nghị, Hội thảo, các hoạt động của ngành, thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng… Đích cần đạt tới của công tác tuyên truyền là làm sao trong tất cả các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, việc chăm lo phát triển GD và xây dựng trường chuẩn quốc gia được giành ở vị trí xứng đáng.
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV:
- CBQL, GV, NV là những người trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động của nhà trường để xây dựng trường chưa đạt chuẩn, thành trường đạt chuẩn quốc gia. Quá trình xây dựng trường đạt chuẩn, các trường sẽ gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn chủ yếu vẫn là về CSVC, chất lượng GD và TBDH của các trường. Hướng dẫn HS tham gia rèn luyện, học tập có hiệu quả, làm cơ sở cho tuyên truyền, giới thiệu đến cha mẹ HS, cộng đồng, xã hội nhận thức được dầy đủ chủ trương của Đảng, nhà nước và của ngành GD.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời đến CB, GV, NV những thông tin về xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tham quan thực tế, tăng cường các hình thức giao lưu trao đổi kinh nghiệm để thấy những lợi ích thiết thực và những tồn tại, giúp CB, GV, NV có thêm kinh nghiệm trong quá trình tổ chức, QL thực hiện. Tổ chức tạo điều kiện cho CBQL,GV tham gia học tập để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
- Mỗi CB, GV, NV trong nhà trường phải là một tuyên truyền viên tích cực. Lực lượng này thường xuyên phải được bồi dưỡng để có đủ khả năng làm tốt cơng tác tuyên truyền cho ngành trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Thực tế cho thấy, nếu CB,GV được trang bị những kinh nghiệm trong tổ chức và QL xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ không ngại trước những khó khăn trong cơng việc mà phải năng động, sáng tạo, vận dụng thực tiễn để xây dựng trường mình đạt chuẩn quốc gia. Nhà trường sẽ thực hiện được GD toàn diện HS, đáp ứng nhu cầu của cha mẹ HS, uy tín của CB, GV, NV ngày càng được khẳng định.
Nâng cao nhận thức của cha mẹ HS:
- Một trong những điều kiện để xây dựng trường chuẩn quốc gia là phải xuất phát từ nhu cầu của cha mẹ HS, từ sự hiểu biết đầy đủ những thơng tin về mục đích, những lợi ích của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ tự nguyện hỗ trợ tinh thần, vật chất để chung tay xây dựng nhà trường. Vì vậy, nhiệm vụ của CBQL, GV nhà trường phải chủ động giới thiệu, tuyên truyền về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đến cha mẹ HS; thông qua Ban đại diện cha mẹ HS nhà trường để tổ chức thực hiện.
- Thu thập ý kiến, nhu cầu của cha mẹ HS về xây dựng trường chuẩn quốc gia. Triển khai các văn bản, chủ trương của ngành GD, quy chế công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia, Điều lệ trường THCS, các văn bản chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT. Giới thiệu những mơ hình trường chuẩn quốc gia, để phụ huynh học sinh nhận thức được những lợi ích thiết thực cho việc GD tồn diện HS.
- Tạo điều kiện cho thành viên Ban đại diện cha mẹ HS tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Ban Giám hiệu cần tham mưu một cách cụ thể, các dự tốn thu chi và những đóng góp khác của cha mẹ HS xây dựng trường đạt chuẩn. Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của cha mẹ HS trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, để họ phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình, khơng trơng chờ, ỷ lại nhà trường và nhà nước mà phải tích cực tham gia đóng góp để xây dựng nhà trường.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Kế hoạch tuyên truyền phải cụ thể, nội dung thiết thực, hình thức thích hợp, chỉ đạo có trọng tâm việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đồng thời, xây dựng cơ chế thi đua, có kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện để đánh giá kết quả. Tạo niềm tin và giữ được niềm tin trong nhân dân.
Phương châm tuyên truyền là kiên trì, lấy thực tế tuyên truyền để GD, đi sâu vào tâm tư, tình cảm từng đối tượng để vận động thuyết phục nhằm chuyển biến nhận thức và nâng cao trách nhiệm của xã hội trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Hình thức, phương pháp tuyên truyền GD cần được thực hiện linh hoạt và phong phú, tùy theo từng đối tượng. Tuyên truyền về trường chuẩn quốc gia lồng ghép trong nội dung các Hội nghị, Hội thảo, các cuộc họp của các cấp, các ngành, đoàn thể và của ngành GD&ĐT, sử dụng hệ thống Truyền thanh từ huyện đến xã, khu dân cư và gia đình. Ngành GD&ĐT phải là nòng cốt tuyên truyền, chú trọng lấy thực tiễn hiệu quả của các trường đạt chuẩn quốc gia để tuyên truyền, khẳng định tính ưu việt của trường chuẩn cho nhân dân, phụ huynh và toàn xã hội.